Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Nữ đại tá, NSND "khét tiếng" giới nghệ sĩ: "Hồ Quỳnh Hương bảo tôi, em hát như đếm tiền ấy mà"

 Mới đây, Hồ Quỳnh Hương đã tổ chức liveshow riêng tại quê hương cô là thành phố Hạ Long. Liveshow có đông đảo khán giả tới dự, chật kín chỗ ngồi, trong đó, nhiều người đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn mua vé tới để nghe nữ ca sĩ.

Được biết, Hồ Quỳnh Hương đã tạm rời showbiz hơn 10 năm và mới trở lại gần đây. Tuy nhiên, sức hút từ tên tuổi của cô vẫn rất lớn và là giọng hát bảo chứng cho các phòng vé. Giống như Mỹ Tâm, khán giả của Hồ Quỳnh Hương trải dài ở nhiều độ tuổi và có nhiều bài hit quốc dân ai cũng thuộc.

Hồ Quỳnh Hương

Khả năng hát live điêu luyện, tung note cao liên tục ở tuổi ngoài 40

Dù mới trở lại và đã ở tuổi ngoài 40 nhưng Hồ Quỳnh Hương vẫn giữ được giọng hát live nội lực, đầy kỹ thuật, truyền cảm. Cô hát gần 20 bài trong hơn 2 tiếng đồng hồ ngoài trời nhưng không đuối sức mà ngược lại, càng về cuối càng sung sức, khiến khán giả phải trầm trồ.

Vocal stamina của Hồ Quỳnh Hương rất tốt, hát liên tục trên quãng treo cao, belting từ D5 tới F5 suốt 2 tiếng đồng hồ không mệt. Trong khi nhiều ca sĩ khác chỉ cần chạm tới F5 một giây đã lộ rõ strain, chới với thì Hồ Quỳnh Hương phiêu trên cao một cách đầy thoải mái, tới mức đàn em Tuấn Phương khi song ca xong phải thốt lên: "Chị Hương hát tông cao quá em không đu theo nổi".

Nhưng điều khác biệt ở Hồ Quỳnh Hương so với những soprano khác là dù lên cao đến đâu, nhiều thế nào khán giả vẫn thoải mái, dễ chịu, không bị ngột ngạt, chói tai. Để có được điều này, Hồ Quỳnh Hương phải sở hữu kỹ thuật rất điêu luyện, cộng hưởng độ vang vùng đỉnh trán khi lên cao, cân bằng thanh quản, giúp giọng vang vọng, bay xa, có độ tỏa và lướt, dù cao tận E5, F5 âm lượng lớn nhưng vẫn êm ái, mượt mà. Chưa kể, màu giọng bẩm sinh của Hồ Quỳnh Hương đẹp top đầu các soprano, là kim pha mộc nên có độ xốp, soft, nhiều airy voice.

Hồ Quỳnh Hương và chị gái xinh đẹp Hồ Quỳnh Tâm

Sở trường của Hồ Quỳnh Hương là những note D5, E5 belting bay như gió, êm như lụa và đến giờ cô vẫn giữ được, để mỗi khi tung ra là khán giả phải tái tê vì quá đẹp, tràn đầy xúc cảm. Cô belt cao ở tất cả các ca khúc, từ Ballad, nhạc xưa tới nhạc Dance nhưng vẫn lôi cuốn, chuẩn cao độ và kỹ thuật.

Đặc biệt, Hồ Quỳnh Hương còn ngẫu hứng hát một aria Opera kinh điển là Habanera, với phần head voice dựng tiếng âm lượng lớn, độ cộng hưởng dữ dội, cho thấy sự đa năng cho trong giọng hát của cô.

Trong liveshow, Hồ Quỳnh Hương hát lại hầu hết các bài hit gắn liền với sự nghiệp của mình như Anh, Tình yêu mãi mãi, Ước mơ trong đời, Có nhau trọn đời, Vũ điệu hoang dã, Buồn ơi chào mi. Đặc biệt, ca khúc Nụ hôn cuối cùng được Hồ Quỳnh Hương hát lần đầu trên sân khấu sau hơn 10 năm, với chuỗi note cao đẹp mộng mị. Ở bài Anh, Hồ Quỳnh Hương vẫn tung được F5 vang dội, chứng minh mình là chủ nhân đích thực của ca khúc này, dù hàng chục vocalist nổi tiếng cover lại cũng không qua được cô.

Vì hát live quá chất lượng nên Hồ Quỳnh Hương nhận được rất nhiều hoa từ khán giả, đặc biệt là khán giả lớn tuổi. Có thể nói, hiếm có ca sĩ nào được tặng hoa khi đi hát nhiều như Hồ Quỳnh Hương, cứ hát xong một bài là gần chục người lên tặng hoa, trợ lý phải ra ngăn lại nhưng cũng không kịp.

NSND Hà Thủy

Cô giáo - NSND Hà Thủy xuất hiện, tiết lộ bí mật về học trò

Đại tá, NSND Hà Thủy là nhà sư phạm thanh nhạc xuất sắc hàng đầu miền Bắc, từng đào tạo nhiều ca sĩ nổi tiếng như Văn Mai Hương, Hương Tràm, Chu Thúy Quỳnh… và Hồ Quỳnh Hương tại trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Trong giới nghệ sĩ, NSND Hà Thủy được xem là người thầy "khét tiếng" nhờ sự mát tay khi đào tạo học trò.

Vì yêu quý học trò nên NSND Hà Thủy cũng tới dự. Do sợ học trò quên lời khi hát aria Opera nên cô cất giọng hát vài câu và tung G#5 head voice át cả học trò dù kéo mic xa tít. Hồ Quỳnh Hương lúc này phải cúi đầu thán phục cô giáo mình. Nữ ca sĩ còn thốt lên: "Nhìn thấy cô ngồi dưới là hồn bay phách lạc".

Cũng tại liveshow, NSND Hà Thủy chia sẻ rằng, học trò cưng của mình là một người vô cùng chăm học, có tài năng khác biệt. Cô nói: "Hồi ấy, ngày mai thi tốt nghiệp rồi mà hôm nay Hồ Quỳnh Hương vẫn cầm giấy học, nên tôi cứ điên lên, không thể chịu được. Tôi hét lên: Ngày mai tốt nghiệp rồi mà hôm nay còn cầm giấy à. Hương nghe xong bảo tôi: Cô yên tâm đi, đừng giận em, em hát như đếm tiền ấy mà, ngày mai hát như đếm tiền cho cô xem.

Lúc đó, Hồ Quỳnh Hương chưa nổi tiếng nhưng tôi đã nhìn thấy ở cô bé này manh nha tố chất người của công chúng. Đó là nhiệt huyết, trái tim của Hương khi xử lý các tác phẩm, dù là cổ điển hay nhạc nhẹ đều hát được. Hồ Quỳnh Hương luyện thanh rất chăm chỉ, khổ luyện.

Nhờ đó, ở tuổi này rồi, lại ăn chay trường 13 năm nhưng Hồ Quỳnh Hương có thể đứng trên sân khấu 3 tiếng đồng hồ với năng lượng bùng nổ, hát được nhiều dòng nhạc, kỹ thuật tốt. Đây là đẳng cấp của một người nghệ sĩ mà ở Việt Nam hiếm ai đạt được".

Ngoài NSND Hà Thủy, Hồ Quỳnh Hương còn song ca với chị gái Hồ Quỳnh Tâm trong liveshow. Chị gái Hồ Quỳnh Hương dù đã có tuổi nhưng vẫn rất xinh đẹp, giữ được vóc dáng thon gọn, nhỏ nhắn và giọng hát hay không kém gì em gái.

Nữ ca sĩ tiết lộ, cô phải mời chị gái hát trong liveshow vì ở Hạ Long, Hồ Quỳnh Tâm rất nổi tiếng: "Có chị tôi mới bán hết vé, ngày xưa tôi toàn hát lót cho chị. Chị tôi còn là hoa hậu Hạ Long".

Ca sĩ Lê Việt Anh, một khách mời khác trong đêm diễn thì tiết lộ rằng, Hồ Quỳnh Hương là người vô cùng hào phóng, mua hẳn một ca khúc tặng cho anh và còn tặng luôn một bộ suit đắt tiền để mặc đi hát.


Long Phạm

NSƯT Đăng Dương: Người học trò xuất sắc của NSND Quang Thọ, kỹ thuật hàng đầu nhạc Cách mạng hiện nay

 Người học trò xuất sắc của NSND Quang Thọ, với kỹ thuật Opera đáng nể

"Tam ca đỏ" Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn từ lâu đã nổi tiếng và ghi dấu trong lòng công chúng. Họ là bộ ba giọng nam chuyên hát nhạc Cách mạng, với sự vẹn toàn cả về kỹ thuật lẫn giọng hát.

Ở bộ ba này, mỗi người đều có một thế mạnh, tài năng và cống hiến riêng. Nhưng nếu để chọn ra một người có kỹ thuật thanh nhạc nổi bật thì hầu hết khán giả lẫn giới chuyên môn đều gọi tên Đăng Dương.

Đăng Dương là người duy nhất trong cả ba có xuất thân là một ca sĩ Opera - dòng nhạc đòi hỏi sự hàn lâm, bác học và khó nhất về các kỹ thuật thanh nhạc lẫn thể lực.

Đa số người Việt hiện nay không phân biệt rõ ràng giữa Opera và nhạc cổ điển, thính phòng nên hễ ca sĩ nào hát cổ điển, thính phòng cũng gọi là ca sĩ Opera. Trên thực tế, số ca sĩ Opera ở Vịệt Nam hiện nay rất ít vì Opera là nhạc kịch cổ điển, đòi hỏi ca sĩ phải vừa hát vừa diễn, hóa thân vào nhân vật trong cả một vở diễn chứ không đơn giản là lên sân khấu hát một vài bài aria. Sự nghiệp của ca sĩ Opera được tính bằng kịch mục, số vai diễn Opera họ tham gia, nên rất khó theo đuổi.

Để hát được Opera với cơ địa người Việt không hề dễ dàng. Đăng Dương tâm sự: "Giữa việc hát Opera và nhạc thính phòng, Cách mạng có sự khác nhau. Opera là nhạc kịch nên phải vừa hát vừa diễn và không dùng micro. Để hát được trong Nhà hát lớn mà không dùng mic, tôi phải dùng đến kỹ thuật đặc biệt cùng cổ điển. Để làm được điều đó, chẳng có cách nào khác ngoài học. Cơ địa bẩm sinh của người châu Á vốn thua kém thể lực so với người phương Tây, nên để hát được Opera lại càng phải học nhiều hơn nữa".

NSƯT Đăng Dương: Người học trò xuất sắc của NSND Quang Thọ, kỹ thuật hàng đầu nhạc Cách mạng hiện nay - Ảnh 1.

Bộ ba Việt Hoàn, Đăng Dương, Trọng Tấn

Bởi vậy, những ca sĩ Opera như Đăng Dương rất hiếm hoi. Ngay từ thời trẻ, Đăng Dương đã tham gia một số vai Opera như vai Tamino trong vở Die Zauberflöte, vai Rodolfo trong vở La Bohème. Để đảm nhiệm được những vai diễn này, người ca sĩ như Đăng Dương phải có thể lực tốt và kỹ thuật chuẩn chỉ, mới có thể hát không mic suốt cả tiếng đồng hồ.

NSND Quang Thọ từng kể, đến giờ ông vẫn chưa quên được kỷ niệm về lần đầu tiên khi Đăng Dương được hát trong một vở nhạc kịch Opera. Vai diễn trong vở đó rất khó và đòi hỏi giọng rất cao, hơn thế nữa là phải vừa đi lên cầu thang, vừa hát, vừa bế một nàng công chúa nặng tới 60kg. Ấy thế mà Đăng Dương vẫn hoàn thành một cách xuất sắc.

Xuất phát điểm của một ca sĩ Opera với nền tảng kỹ thuật vững chắc, lại thêm thể lực bẩm sinh tốt cùng khả năng tự học hỏi, Đăng Dương đã sớm đạt tới đẳng cấp master khi chuyển sang hát nhạc Cách mạng, bán cổ điển. Nói cách khác, trong số các giọng nam chuyên về nhạc Cách mạng hiện nay, Đăng Dương có thể xem là một trong những chuẩn mực top đầu.

Khi nghe tam ca đỏ trình diễn, khán giả dễ dàng nhận thấy thế mạnh của từng giọng ca. Nếu Trọng Tấn mềm mại, sáng rực, uyển chuyển, Việt Hoàn ấm áp, trữ tình thì Đăng Dương lại hùng tráng và cuộn trào khí thế nhất với những nốt cao vang dội (nhờ áp dụng các kỹ thuật thanh nhạc cổ điển).

Bản thân Đăng Dương từng chia sẻ: "Trong bộ ba, phần của tôi nghiêng về chính ca. Trọng Tấn hơi thiên về dân ca một chút, anh Việt Hoàn thì đa năng, hát nhiều thể loại. Ở những màn tam ca chính ca, thường thì tôi đảm nhiệm quãng cao".

Ở Đăng Dương, từ hình thể tới kỹ thuật bên trong đều chuẩn cổ điển. Khẩu hình của Đăng Dương thường bị nhiều người chê xấu, khó nhìn, nhưng đó lại là khẩu hình chuẩn thanh nhạc cổ điển. Khi hát, Đăng Dương tạo độ trề môi cho khẩu hình (giống với khẩu hình của các ca sĩ Opera như Pavarotti, Domingo, Joan Sutherland…) để khuếch đại cộng hưởng một cách tốt nhất, giúp âm thanh nổi trên dàn nhạc, vang xa hơn.

Đăng Dương cũng áp dụng kỹ thuật về "small core" của ca sĩ Opera, nói nôm na là điểm đích càng nhỏ thì âm lượng và độ vang phóng ra càng lớn. Theo cách hát chuẩn thanh nhạc cổ điển này, khi hát, ca sĩ mở miệng nhỏ nhưng âm thanh phóng ra mạnh, lực bắn lớn do có support từ các cơ, bộ phận phát âm bên trong. Cách hát này giúp ca sĩ hát nhẹ, ít tốn sức mà vẫn tạo ra luồng âm thanh lớn, điển hình như danh ca Birgit Nilsson. Trong những ca khúc hát tam ca nhạc Cách mạng, Đăng Dương thường mở đầu bằng khẩu hình rất khẽ nhưng âm thanh tạo ra vẫn mạnh.

NSƯT Đăng Dương: Người học trò xuất sắc của NSND Quang Thọ, kỹ thuật hàng đầu nhạc Cách mạng hiện nay - Ảnh 3.

Đặc biệt, Đăng Dương còn thực hiện được một phần nhỏ kỹ thuật về điểm tựa trong thanh nhạc cổ điển (đặc biệt là trường phái Opera kịch tính). Nói nôm na, khi hát, ca sĩ muốn lên quãng cao thì phải cảm giác người mình hơi trùng xuống. Muốn âm thanh squillo to thì phải có cảm giác cơ lưng tựa về phía sau, cơ thể hơi rướn lên, giống như có một điểm tựa đỡ phía sau lưng (nhưng không phải ngả người về sau). Nhờ đó, cột hơi sẽ vững hơn, support âm thanh tốt hơn, giúp phóng ra luồng âm thanh lớn một cách dễ dàng, không căng cứng. Những giọng kịch tính huyền thoại như Joan Sutherland, Birgit Nilsson áp dụng thành công phương pháp này.

Ở Việt Nam, phương pháp này chưa được ca sĩ nào áp dụng thành công, nhưng có thể thấy phảng phất một vài nét ở Đăng Dương. Cụ thể, khi hát, Đăng Dương có xu hướng hơi tựa về sau và rướn cơ thể lên để lấy đà và giữ cột hơi, giúp âm thanh phóng ra chắc khỏe, dồi dào.

Đó là lí do vì sao Đăng Dương bình thường nói chuyện rất nhỏ nhưng hát lại tạo âm lượng lớn, đồ sộ, khiến ai cũng bất ngờ. Nam ca sĩ chia sẻ rằng, đó là thành quả của việc rèn luyện kỹ thuật cộng minh trong suốt 10 năm trường lớp, cộng thêm việc tự học hỏi từ những danh ca lớn. Anh nói:

"Tôi phải học mất 10 năm mới hát được như vậy và tới bây giờ vẫn phải rèn luyện hàng ngày. Về thanh nhạc, không thể chỉ học trên trường lớp mà còn phải tự học ở nhà mỗi ngày.

Ngoài hai thầy Trung Kiên và Quang Thọ, tôi phải nghe rất nhiều, cả những nghệ sĩ trong nước lẫn quốc tế. Ở nước ngoài, tôi hay nghe những divo nổi tiếng như Pavarotti, Domingo, Corelli và nhiều người khác. Ở trong nước, tôi hay nghe những bậc tiền bối như bác Trần Khánh, bác Kiều Hưng, bác Doãn Tần… Tôi nghe cả giọng nữ, trong đó, cô Thanh Huyền là người tôi hâm mộ nhất, tiếp đó là cô Lê Dung".

Về âm sắc, giọng Đăng Dương tuy cùng lả tenor nhưng lại khác màu của Trọng Tấn. Nếu Trọng Tấn là leggiero tenor với màu giọng mảnh, sáng, bay, linh hoạt thì giọng Đăng Dương lại vốn dày và ấm, rất nam tính, thích hợp với những vai hoàng tử, tráng sĩ trong Opera. Đây cũng là thành quả kết tinh được từ quá trình học tập với NSND Quang Thọ (giọng nam trung) và NSND Trung Kiên (giọng nam cao).

Đăng Dương tâm sự: "Trong quá trình học của tôi, cả thầy Quang Thọ và thầy Trung Kiên đều có công hướng dẫn nhưng thầy Trung Kiên là chủ yếu về sau này, khi tôi học đại học rồi tới cao học. Tôi học được ở cả hai thầy về kỹ thuật cơ bản, trong đó có sự khác nhau giữa hai thầy.

Thầy Trung Kiên là giọng tenor, cùng type giọng với tôi, còn thầy Quang Thọ là baritone nên có sự khác nhau về cách thị âm, cách hát. Là học trò, tôi phải nhạy cảm, học được thế mạnh, cái hay của mỗi thầy".

NSƯT Đăng Dương: Người học trò xuất sắc của NSND Quang Thọ, kỹ thuật hàng đầu nhạc Cách mạng hiện nay - Ảnh 4.

Có lẽ vì được chắt lọc tinh túy từ hai người thầy lớn nên giọng hát Đăng Dương vừa có độ dày, ấm (của Quang Thọ), lại vừa lên được quãng cao sáng, vang (của Trung Kiên).

Chuyển mình tinh tế để trở thành bậc thầy nhạc Cách mạng hiện nay

Khi chuyển sang hát nhạc Cách mạng, anh vẫn giữ được âm sắc này. Diva Thanh Lam từng khen ngợi Đăng Dương về sự nam tính trong cách hát.

Nghệ sĩ ưu tú, giọng soprano Opera hàng đầu Việt Nam Hà Phạm Thăng Long cũng nhận định: "Anh Đăng Dương có giọng tenor trữ tình, quãng giọng rộng, màu giọng ấm, ngọt, thích hợp cho các bài, vai trữ tình".

Đăng Dương có quãng giọng khá rộng, rơi vào khoảng hơn hai quãng tám. Anh từng chia sẻ với chúng tôi: "Trong giọng thật, khi hát aria Opera, tôi có thể lên tới C5 vì đó là bắt buộc. Nhưng khi hát ca khúc nhạc Việt, tôi chỉ hát tới A4 thôi vì hát quá cao nghe rất mệt. Tôi xuống thấp tới G2, A2 và chủ yếu hát giọng thật, ít giả thanh".

Đây là quãng giọng thích hợp với một giọng tenor cổ điển điển hình, hát chủ yếu bằng giọng thật. Để có được quãng giọng này là cả một quá trình khổ luyện trường kỳ của Đăng Dương. Nhạc cổ điển yêu cầu hát nốt nào phải chuẩn nốt đó (bao gồm dựng tiếng, cộng minh, không strain) nên lên cao hay xuống thấp một nốt cũng là cả vấn đề. Đăng Dương lên được tới C5 giọng thật khi hát không mic là điều đáng nể.

Đến hiện tại, khi đã ở tuổi U50, nhưng Đăng Dương vẫn tự tin rằng, nếu có cơ hội được dựng vở, anh vẫn cố gắng hát Opera. Tinh thần tự học của Đăng Dương rất lớn.

Chuyển sang nhạc Cách mạng, Đăng Dương không lên quá cao hay xuống quá thấp, cũng không phô diễn nhiều kỹ thuật cổ điển mà tinh giản một cách chọn lọc, sao cho phù hợp tai nghe đại chúng, vừa đảm bảo kỹ thuật chuẩn chỉ, lại vừa dạt dào cảm xúc. Để làm được điều này không hề dễ dàng vì nhiều ca sĩ Opera khi hát nhạc Cách mạng bị khô cứng, nặng về kỹ thuật.

Đăng Dương chia sẻ: "Trong quá trình chuyển từ cổ điển thính phòng sang những ca khúc Cách mạng, để hát mềm mại, cảm xúc hơn, tôi phải tự lắng nghe giọng hát của mình và học hỏi".

Như đã nói, ở dòng nhạc Cách mạng hiện nay, Đăng Dương thực sự là một giọng ca hàng đầu, sở trường thể hiện những khúc tráng ca hùng tráng với dàn nhạc giao hưởng. Kỹ năng của một ca sĩ Opera giúp anh cộng minh được ở mọi nốt hát ra, từ thấp tới cao.

Giọng hát Đăng Dương có chất sử thi, hùng tráng, mạnh mẽ do sở hữu sự chắc khỏe, nam tính, vững chãi, dày, lực hát rất mạnh, cộng thêm cách hát dồn lực bắn vào chữ tạo vũ bão, thể lực tốt, thích hợp nhất với tráng ca. Anh có cách cộng hưởng đặc trưng là om âm thanh vào một vùng trong xoang mặt để tạo độ nổ rồi bắn ra phía trước.

Vị trí âm thanh Đăng Dương chọn là cộng hưởng vùng xoang mặt, kết hợp dựng âm lên đỉnh trán ở một số đoạn hát, tạo độ vang, sáng và tròn trịa cho giọng khi lên cao.

Cụ thể, Đăng Dương support ở quãng thấp C#3, vibrato đẹp, G3 cũng tạo vang được do cộng hưởng tốt, vị trí âm thanh đúng (thường thì ca sĩ Pop không tạo vang được khi hát thấp).

Không chỉ ở những đoạn ngân dài, ngay trong một cú nhả chữ tầm C4, Đăng Dương cũng cộng minh được khá dày và hát tròn trịa. Ở tầm Eb4 và G4, anh tạo được độ rền, mang hơi hướm sử thi cho giọng hát. Khi hát cressendo cao trào, anh có thể kết hợp cùng glissando để phóng âm thanh cuồn cuộn, dữ dội, thể hiện được sự vũ bão, hừng hực khí thế của bài tráng ca.

Cái tinh tế ở Đăng Dương là rất chú trọng vào việc phát âm từng con chữ và truyền tải sắc thái cho nó. Chẳng han, khi hát tiếng "Hồ Chí Minh", anh phát âm đóng trên Eb4 sáng rực, thể hiện tình yêu bất diệt với lãnh tụ. Hay, khi hát chữ "tất thắng", anh tạo độ vang dữ dội kéo dài để thể hiện sự hân hoan, hứng khởi. Lúc khác, anh lại dồn hết lực vào một chữ trên F4 rồi cộng hưởng mask, bắn thẳng độ vang ra ngoài. Những lúc kết bài, Đăng Dương lại thường ngân dài trên G4 để kéo dài âm hưởng hùng tráng đó vang xa.

NSƯT Đăng Dương: Người học trò xuất sắc của NSND Quang Thọ, kỹ thuật hàng đầu nhạc Cách mạng hiện nay - Ảnh 5.

Có thể nói, trong tam ca đỏ, Đăng Dương có giọng hát mang âm lượng, độ vang lớn nhất và có tính sử thi, hùng tráng nhất nên thường được đảm nhiệm hát phần cao trào.

Hiện tại, Đăng Dương vẫn miệt mài tập luyện thể dục thể thao để giữ cho mình thể lực tốt. Với một ca sĩ hát dòng nhạc chính thống, thể lực là điều quan trọng để giữ giọng hát luôn khỏe khoắn, giàu năng lượng. Ngoài ra, anh vẫn giữ trong mình tình yêu với nhạc Cách mạng, dòng nhạc anh đã theo đuổi suốt sự nghiệp. Có lẽ, tình yêu này giúp anh hát ngày càng đậm, hay và cảm xúc hơn.

Và trên hết, Đăng Dương vẫn trung thành với con đường độc đạo mình chọn để làm người giữ lửa bền bỉ cho nhạc Cách mạng, dù danh tiếng và thu nhập có thể không bằng được các đồng nghiệp.


Long Phạm

NSƯT Đăng Dương bật khóc trong liveshow riêng, tung nốt cao tráng lệ cùng Đào Tố Loan, Võ Hạ Trâm

 Vừa qua, NSƯT Đăng Dương đã hoàn thành "sứ mệnh âm nhạc" thiêng liêng khi thực hiện live show nhạc Cách mạng mang tên Tổ quốc gọi tên mình. Live show này của Đăng Dương được đánh giá cao cả về chuyên môn lẫn ý nghĩa xã hội, thổi vào khán giả nguồn cảm xúc dâng trào, lớn lao về tình yêu đất nước, dân tộc.

Bữa tiệc âm thanh độc đáo đậm tính đương đại trên dòng nhạc kinh điển của dân tộc

Nhạc Cách mạng là dòng nhạc mang đậm tính dân tộc và vẽ nên hồn điệu đất nước một cách toàn vẹn nhất. Tuy nhiên, dòng nhạc này khá kén ca sĩ thể hiện cũng như người nghe, nên không phổ biến rộng rãi trên thị trường âm nhạc hiện nay.

Vì vậy, người nghệ sĩ sống được với nhạc Cách mạng đã khó, tổ chức được cả một liveshow cho riêng mình bằng nhạc Cách mạng lại càng khó hơn, nhưng Đăng Dương đã làm nên kỳ tích này.

NSƯT Đăng Dương bật khóc trong liveshow riêng, tung nốt cao tráng lệ cùng Đào Tố Loan, Võ Hạ Trâm - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Đăng Dương

Tổ quốc gọi tên mình là liveshow thứ hai trong sự nghiệp của Đăng Dương, vẫn lấy nhạc Cách mạng làm chủ đạo, như lời khẳng định cho bản lĩnh nghệ thuật ở anh, khi luôn kiên định, vững tâm theo đuổi dòng nhạc mình đam mê, dù nhiều đồng nghiệp đã rẽ hướng sang những dòng nhạc khác để tìm kiếm khán giả.

Nói cách khác, ở Đăng Dương là bản lĩnh nghệ sĩ lớn, không đứng núi nọ trông núi kia để chạy theo thị trường. Có lẽ vì ân tình đó mà khán giả càng yêu thương Đăng Dương hơn.

Liveshow diễn ra đúng giờ, không delay dù chỉ một phút nhưng khắp khán phòng rộng lớn vẫn kín chỗ. Đặc biệt, ngoài thế hệ lớn tuổi, vẫn có nhiều khán giả trẻ tìm đến để được thưởng thức tiếng hát Đăng Dương.

Điều đó cho thấy, Đăng Dương không tìm kiếm khán giả như nhiều ca sĩ khác, mà bằng giọng hát đã khiến khán giả phải tự tìm đến anh. Rõ ràng, nhạc Cách mạng vẫn sống bền bỉ, có thị trường sinh tồn riêng và nằm trong trái tim nhiều thế hệ khán giả. Đăng Dương như người giữ lửa và truyền lửa cho dòng nhạc này được đi tiếp chặng đường dài.

Liveshow Tổ quốc gọi tên mình chỉ kéo dài trong 3 tiếng đồng hồ nhưng như cuốn sử thi đồ sộ, gói trọn cả một thời kỳ đầy bão táp nhưng huy hoàng của dân tộc, từ những năm tháng chiến tranh quật cường tới khi xây dựng hòa bình, ấm no.

Ít có ca sĩ nào đạt tới sức bền lớn như Đăng Dương, khi hát liên tục suốt 3 tiếng đồng hồ với gần 30 ca khúc dung lượng lớn (cả về kỹ thuật, nội lực lẫn ca từ, nội dung) nhưng vẫn không hề đuối sức, không bị rớt dù chỉ một nhịp, và càng hát lại càng khỏe, khiến khán giả vô cùng bất ngờ, thán phục.

Ngoài kỹ thuật, thể lực, chỉ tình yêu đất nước, yêu âm nhạc mới giúp Đăng Dương cống hiến trọn vẹn đến thế.

Tuy chủ đạo là nhạc Cách mạng, nhưng live show Tổ quốc gọi tên mình lại rất đa dạng, biến hóa, hội nhập và có nhiều sự mới lạ, sáng tạo về âm nhạc, không hề cũ kỹ hay lặp lại.

NSƯT Đăng Dương bật khóc trong liveshow riêng, tung nốt cao tráng lệ cùng Đào Tố Loan, Võ Hạ Trâm - Ảnh 3.

Đăng Dương chơi đàn bầu kết hợp cùng hòa thanh hiện đại

Rất hiếm khi khán giả tới dự một đêm nhạc Cách mạng lại thấy sự kết hợp toàn vẹn giữa dàn nhạc giao hưởng phương Tây lẫn nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, sáo trúc...), thêm cả nhạc cụ acoustic và nhạc cụ điện tử.

Các bộ nhạc được phối khí, hòa thanh cùng nhau một cách nhịp nhàng theo xu hướng fusion đương đại, tạo nên bữa tiệc thanh âm đã tai, mang nhiều màu sắc. Khán giả được thả hồn theo những giai điệu du dương của nhạc dân tộc, tới khí thế hào hùng, đồ sộ của nhạc giao hưởng, lan ra không gian rộng mở của World Music trong âm hưởng nhạc kịch Broadway, rồi trở về mộc mạc cùng acoustic…

Chẳng hạn, ca khúc Nơi đảo xa được sử dụng âm thanh, tiết tấu hiện đại, beat biêns ảo kết hợp cùng bộ dây, âm hưởng lúc hào hùng, lúc dồn dập, nghe rất đã tai.

Rất nhiều người xem không giấu được sự tò mò lẫn cảm xúc hứng khởi khi được nghe những giai điệu quen thuộc của các ca khúc Cách mạng kinh điển trên nền hòa thanh mới đậm tính đương đại, hội nhập với âm nhạc thế giới. Đây là một trải nghiệm âm nhạc thú vị với cả người nghệ sĩ lẫn khán giả, thể hiện sự sáng tạo, đổi mới không ngừng nghỉ và trên hết là tâm huyết lớn với nhạc Cách mạng, mong muốn đưa dòng nhạc này tới gần khán giả trẻ hơn.

Đặc biệt, tuy làm mới và sáng tạo, nhưng live show vẫn giữ được hồn cốt của nhạc Cách mạng, đó là tính dân tộc, tính sử thi, tính trữ tình vốn có và khơi gợi được lòng yêu nước mãnh liệt trong lòng người nghe. Những cảm xúc này đến một cách tự nhiên, chân thật tới mức khán giả ngồi dưới rung động theo từng cung bậc nhạc, tự động vỗ tay theo nhịp điệu khi ca sĩ đang hát một cách hào hứng. Ở đây, khán giả và nghệ sĩ hòa cùng nhau trong âm nhạc, không còn khoảng cách.

Đẳng cấp kỹ thuật của những nghệ sĩ lớn khi đứng cùng một sân khấu

Không chỉ nhân vật chính Đăng Dương, các khách mời đều là những nghệ sĩ có tài năng, tâm huyết với nghề. Đào Tố Loan và Võ Hạ Trâm là hai giọng nữ cao có kỹ thuật hàng đầu Việt Nam hiện nay (một bên nhạc cổ điển, một bên nhạc nhạc).

Võ Hạ Trâm khiến khán giả rùng mình khi belt những cú E5, F5 sáng rực và vang dội, vô cùng đẹp, nhưng ngay sau đó lại lả lướt, êm ái, mềm mại trên điệu dân ca trong ca khúc Trăng sáng đôi miền, rất ít giọng nữ tại Việt Nam hiện nay belt E5, F5 sáng đẹp, thoải mái như cô.

NSƯT Đăng Dương bật khóc trong liveshow riêng, tung nốt cao tráng lệ cùng Đào Tố Loan, Võ Hạ Trâm - Ảnh 4.

Đào Tố Loan, Đăng Dương và Võ Hạ Trâm

Đào Tố Loan lại làm mới Mẹ yêu con trong sự kết hợp giữa các kỹ thuật cổ điển với một chút R&B nhẹ. Dù hát bằng head voice theo lối bán cổ điển, nhưng Đào Tố Loan lại biến tấu thêm nhiều đoạn cadenza mới, với chút luyến láy, phiêu diêu trên hơi hướm R&B/Gospel. Đoạn phiêu head voice cuối bài trên âm đóng khiến khán giả không khỏi liên tưởng tới cách kết bài của Whitney Houston trong những bài hit kinh điển.

Nhóm nhạc Oplus cũng là một điểm nhấn thú vị cho đêm nhạc, khi hát nhạc Cách mạng với tinh thần sôi động, tươi mới và nhiều năng lượng của giới trẻ, không quá nặng tính học thuật, hàn lâm, chỉn chu như thế hệ trước. Cái ôm thật chặt của Đăng Dương với từng thành viên Oplus như sự truyền lửa, giao giữ nhạc Cách mạng từ thế hệ trước đó (Trung Kiên, Quang Thọ…) tới thế hệ anh và đi theo thế hệ trẻ sau này. Nhạc Cách mạng sẽ được gìn giữ và phát huy để sống mãi cùng dân tộc.

NSƯT Đăng Dương bật khóc trong liveshow riêng, tung nốt cao tráng lệ cùng Đào Tố Loan, Võ Hạ Trâm - Ảnh 5.

Đăng Dương và Oplus

Và tất nhiên, người đem lại cảm xúc dạt dào nhất cho khán giả vẫn là Đăng Dương.

Ngoài bữa tiệc âm thanh, khán giả còn được thưởng thức bữa tiệc vocal do Đăng Dương đem lại bằng nhiệt huyết lớn của mình. Có thể nói, nam nghệ sĩ đã cống hiến cho khán giả đến tận cùng huyết quản, khi hát từ đầu tới cuối show với gần 30 ca khúc mà vẫn cuộn trào năng lượng.

Ở Đăng Dương vẫn là những kỹ thuật cổ điển chuẩn chỉ, support tốt từ hơi thở tới vị trí âm thanh, giúp giọng hát không chỉ khuếch đại âm lượng lớn mà còn cộng hưởng vang dội. Ở đa số các ca khúc, Đăng Dương đều hát với âm lượng lớn để thể hiện tinh thần hào hứng, nhưng vẫn thoải mái, không strain, không đuổi hơn. Anh khiến người nghe phải "nổi da gà" mỗi khi lên cao, belt cộng hưởng ầm ầm, nổi trên dàn nhạc.

Những đoạn kết bài, Đăng Dương thường ngân dài giọng từ âm mở tới âm đóng, giữ độ đanh, dày trong khoảng từ E4 tới tận B4 để tạo cơn bão cảm xúc cuộn trào vào lòng khán giả.

Cách xử lý ca khúc của Đăng Dương cũng đa dạng, sử dụng kỹ thuật khá tinh tế và bật được tinh thần ca khúc. Chẳng hạn, trong bài Chào em cô gái Lam Hồng, anh đẩy âm thanh bật xoang vào vị trí đỉnh trán khi pharse, tạo âm thanh như tiếng vọng rừng núi, đem dải Trường Sơn về Hà Nội chỉ trong một khoảnh khắc. Tới ca khúc Nơi đảo xa, anh belt dài cộng minh kết hợp cả glissando trên vibrato áp vào beat nhạc dồn dập cuối cùng, tạo nên cả một cơn bão cuộn trào. Hay ở bài Màu hoa đỏ, nam ca sĩ hát piano (nhỏ tiếng dần) rồi kéo vibrato chậm dần, tạo sự nức nở, rưng rưng cho câu hát. Anh còn xúc động tới mức bật khóc khi hát ca khúc này.

Ngay cả khi hát chung với Oplus, dù khá tiết chế, nhưng Đăng Dương vẫn thể hiện một đẳng cấp khác hẳn. Trong khi Oplus strain khi belt cao, khá chới với thì Đăng Dương vửa mở mồm, nhả ra một chữ cũng cộng hưởng, squall âm lượng lớn, độ bắn mạnh, nổ, âm thanh khỏe, chắc, dày, dựng tiếng rõ rệt, áp đảo đàn em.

Tới khi chuyển qua tân nhạc ở một số bài như Gửi nắng cho em, Sơn nữ ca, Tình ca… Đăng Dương chuyển được vị trí âm thanh ở đôi chỗ, từ dựng tiếng cộng minh sang hơi airy, ấm áp. Tuy vẫn giữ tinh thần bán cổ điển, nhưng không thể phủ nhận Đăng Dương khá có tiềm năng hát nhạc nhẹ. Rất hi vọng thời gian tới, nam ca sĩ sẽ khai phá mảng nhạc này.

Ca khúc Đường chúng ta đi được chọn để kết thúc show nhạc trong sự hân hoan, sôi nổi và ngập tràn năng lượng tích cực, khiến khán giả không ngừng vỗ tay hát theo, như một lời khẳng định về sức sống của nhạc Cách mạng trong đời sống đương đại. Những nghệ sĩ như Đăng Dương vẫn luôn là người gác đền trung kiên với dòng nhạc chính ca này.


Long Phạm

Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn: Bộ ba giọng nam cao nhạc Cách mạng, xuất sắc về kỹ thuật

 Bắt đầu hát tam ca từ năm 1998, bộ ba Đăng Dương – Trọng Tấn – Việt Hoàn đã tạo nên thương hiệu trong suốt hơn 20 năm qua. Mỗi người một màu sắc, phong cách riêng nhưng ba nam ca sĩ đã cùng hợp thành tam ca nhạc Cách mạng xuất sắc, chuẩn chỉ về kỹ thuật lẫn xử lý, được đông đảo giới chuyên môn cũng như khán giả yêu thích, đánh giá cao.

Trọng Tấn – giọng hát mềm mại nhưng kỹ thuật điêu luyện

Trọng Tấn tên thật là Vũ Trọng Tấn, sinh năm 1976, từng tốt nghiệp nhạc viện Hà Nội.

Anh bắt đầu nổi tiếng khi đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội năm 1997 và giải nhất Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999. Ngoài ra, anh cũng đoạt Giải nhì cuộc thi hát thính phòng và nhạc kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000.

Anh cũng từng là giảng viên thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội và có học vị thạc sĩ.

Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn: Bộ ba giọng nam cao nhạc Cách mạng, xuất sắc về kỹ thuật - Ảnh 1.

Bộ ba nhạc Cách mạng

Trong tam ca Đỏ thì Trọng Tấn là tên tuổi nổi tiếng và thành danh nhất. Anh sở hữu giọng leggiero tenor sáng mảnh, trữ tình. Đặc trưng của loại giọng này là mỏng nhẹ, linh hoạt, bay bổng và có độ sáng, âm vực rộng, hát thoải mái ở những nốt trên F4, thậm chí có thể thực hiện một số đoạn chạy nốt phức tạp.

Nhờ đó, Trọng Tấn khá linh hoạt trong việc xử lý các ca khúc, từ bán cổ điển tới nhạc nhẹ, nhạc trữ tình. Anh hát nhạc nào cũng thành công, trọng vẹn cảm xúc và "thâu tóm" được nhiều khán giả về phía mình.

Tuy không hát Opera hay nhạc cổ điển thuần, chủ yếu hát bán cổ điển và nhạc trữ tình, nhưng kỹ thuật của Trọng Tấn rất chuẩn mực, hát nét và xử lý bậc thầy, chỉ cần mở mồm ra là cộng hưởng. Âm thanh Trọng Tấn tạo ra rất đẹp, vừa có chút dựng tiếng để cộng hưởng độ vang nhưng vẫn mềm mại, êm ái và bỏ nhỏ mượt như ru. Ưu điểm quãng giọng rộng giúp Trọng Tấn lên cao dễ dàng, thoải mái mà vẫn chắc chắn.

Việc lấn sân sang nhạc nhẹ, Bolero là một bước chuyển ngoạn mục giúp Trọng Tấn trở nên đa dạng, thị trường hơn. Do đó, đối tượng khán giả của anh rất rộng, độ phủ sóng cao. Nhưng dù hát nhạc gì, Trọng Tấn vẫn đảm bảo nền kỹ thuật vững chắc, chuẩn chỉ, hầu như không có lỗi lầm, sai sót gì. Anh luôn được xem là một tiêu chuẩn về thanh nhạc dành cho các giọng tenor tại Việt Nam.

Đăng Dương – người giữ lửa kiên trung với nhạc Cách mạng

Đăng Dương tên thật Phạm Đăng Dương, sinh năm 1974 tại Hải Dương. Anh từng đoạt một giải Cống hiến, có học vị thạc sĩ và hiện đang giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội.

Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn: Bộ ba giọng nam cao nhạc Cách mạng, xuất sắc về kỹ thuật - Ảnh 3.

Trong tam ca Đỏ thì Đăng Dương là người có kỹ thuật lẫn giọng hát ở mức cao nhất, vì từng xuất thân là ca sĩ Opera (dòng nhạc hàn lâm ít ai theo đuổi được, đòi hỏi ca sĩ phải có thể lực lẫn kỹ thuật chuẩn). Anh được đào tạo bài bản suốt 10 năm tại Nhạc viện, với hai người thầy hàng đầu là NSND Quang Thọ và NSND Trung Kiên.

Đăng Dương từng đảm nhiệm vai chính trong một số vở Opera kinh điển được dàn dựng tại Việt Nam. Khi đó, anh phải vừa diễn vừa hát không mic trên sân khấu nhưng vẫn lấp đầy được nhà hát nhờ kỹ thuật cộng hưởng của mình.

Cũng là nam cao nhưng giọng Đăng Dương là lirico tenor nên dày, nam tính, chắc khỏe và âm lượng lớn hơn Trọng Tấn, thích hợp để hát Opera/nhạc cổ điển. Trong tam ca, anh thường đảm nhiệm phần chính ca, bè cao, hát những đoạn cao trào đòi hỏi tính sử thi, hùng tráng. Chỉ giọng hát Đăng Dương với nội lực, kỹ thuật dồi dào mới đủ sức truyền tải được những quãng cao trào hùng hồn, cuồn cuộn sức chiến đấu trong nhạc Cách mạng.

Đặc biệt hơn cả, Đăng Dương là người duy nhất trong bộ ba đến giờ vẫn trung thành với dòng nhạc Cách mạng hơi hướm bán cổ điển, không lấn sân nhạc nhẹ hay Bolero, trữ tình…

Điều này khiến Đăng Dương khó tiếp cận khán giả đại chúng như hai đồng nghiệp. Tên tuổi của anh ít được biết đến hơn và không phủ sóng, không có đối tượng khán giả rộng khắp.

Tuy nhiên, nam ca sĩ vẫn có được lượng khán giả trung thành cho riêng mình. Và trên hết, anh được nhiều đồng nghiệp, giới chuyên môn cũng như khán giả nể trọng, đánh giá cao nhờ việc giữ vững con đường, kiên trung với dòng nhạc chính thống.

Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn: Bộ ba giọng nam cao nhạc Cách mạng, xuất sắc về kỹ thuật - Ảnh 5.

Việt Hoàn – giọng hát ấm áp, tình tứ, thấm đẫm cảm xúc

Việt Hoàn sinh năm 1966, trong một gia đình nghệ thuật cả bố và mẹ là nghệ sĩ hát cải lương. Năm 18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp trung học, anh đã đoạt giải nhất cuộc thi đơn ca toàn tỉnh Thái Bình năm 1985. Cũng trong năm này, anh được tuyển về Đội Văn nghệ Công an TP Hải Phòng. Tại đây, anh giành 2 huy chương vàng và huy chương bạc trong các kì hội diễn sân khấu và các cuộc thi.

Từ năm 1994 đến 1997, Việt Hoàn chuyển sang công tác tại Đoàn Ca múa Hải Phòng. Năm 1997, anh thi đỗ hệ đại học Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của NSND Lê Dung.

Năm 2001, anh bắt đầu công tác tại Nhà hát Nhạc nhẹ Việt Nam, đến năm 2006 thì chuyển về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng trong năm này, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT.

Trong tam ca, Việt Hoàn là người anh lớn, nhiều tuổi nhất và đường sự nghiệp cũng gian nan nhất, khi thời gian đầu đi hát khó khăn, không có tiền đi học. Rất may, anh được đích thân NSND Lê Dung cưu mang, "kéo" từ tỉnh lẻ lên Nhạc viện Hà nội để được học hành bài bản. Không những dạy học miễn phí, NSND Lê Dung còn nhắn NSND Thanh Hoa cho Việt Hoàn hát tại phòng trà của bà để có tiền trang trải cuộc sống ở Hà Nội.

So với hai đàn em, giọng hát Việt Hoàn thiên về trữ tình nhất, không nặng học thuật, không đặc màu cổ điển, thính phòng. Anh hát mùi, có chất dân ca, tân nhạc nên rất ấm áp, ngọt ngào. Tuy nhiên, khi cần lên cao trào, Việt Hoàn vẫn đảm bảo được kỹ thuật vững chắc, cộng hưởng tốt.

Việt Hoàn xử lý ca khúc rất tinh tế, linh hoạt, có chất tình tứ, thấm đẫm cảm xúc nhất.


Long Phạm

Ngọc Anh: Những giọt nước mắt cho thanh xuân và sự bứt phá trong tiếng hát điêu luyện

 Một nghệ sĩ tài năng giống như một tảng băng trôi. Đôi khi, họ chỉ thể hiện trước khán giả phần nổi của tài năng mình có. Đó là trường hợp của ca sĩ Ngọc Anh, thường được nhắc đến với cái tên Ngọc Anh 3A.

Ngọc Anh ghi dấu trong lòng công chúng qua những bản tình ca trữ tình da diết của Phú Quang, Lam Phương, Từ Công Phụng…, gây ấn tượng bởi chất giọng khàn đặc trưng. Nhưng cho tới hai đêm nhạc Mùa thu giấu em diễn ra cuối tuần qua, khán giả mới thực sự ngỡ ngàng, thán phục trước sự đa dạng trong tài năng mà Ngọc Anh đã giấu đi từ trước tới giờ.

Một tiếng hát độc đáo, biến hóa và đầy kỹ thuật, nội lực

Linh hoạt và biến hóa là những dấu ấn mà khán giả sẽ luôn nhớ về Ngọc Anh sau khi thưởng thức hai đêm nhạc Mùa thu giấu em. Bởi ở đó, Ngọc Anh không còn đóng đinh với những bản tình ca như hình ảnh thường thấy trên băng đĩa, mà đưa bản thể, cá tính nghệ sĩ của mình trải dài khắp từ dân ca, dân gian đương đại tới R&B, Rock, từ nhạc xưa tới nhạc trẻ, nhạc ngoại…

Ngọc Anh: Những giọt nước mắt cho thanh xuân và sự bứt phá trong tiếng hát điêu luyện - Ảnh 1.

Ngọc Anh thăng hoa trong đêm nhạc

Ngoài những ca khúc quen thuộc đã làm nên thương hiệu cho mình như Một mình, Khúc mùa thu, Ngọc Anh lần đầu trình diễn trên sân khấu lớn hai ca khúc dân ca miền Trung là Lý chiều chiều và Lý vọng phu. Được biết, hai ca khúc này từng giúp Ngọc Anh thi đậu Nhạc viện với điểm số thủ khoa. Khán giả vô cùng bất ngờ khi một ca sĩ miền Bắc, vốn hát giọng Bắc trước giờ, nay lại hát được giọng miền Trung ngọt ngào, mượt mà đến thế.

Tuy không thể so sánh với những ca sĩ chuyên về dân ca, nhưng Ngọc Anh vẫn trọn vẹn về phát âm phương ngữ, biểu đạt cảm xúc, dịch chuyển vị trí âm thanh đẩy lên xoang mũi để tạo độ mùi cũng như thực hiện một số kỹ thuật trong dân ca như hát nảy. Nhưng với bản ngã của một ca sĩ nhạc nhẹ, Ngọc Anh vẫn thổi vào dân ca một chút màu sắc hiện đại bằng cách dùng head voice bỏ nhỏ rất đẹp cuối bài, kèm theo những luyến láy ngọt ngào.

Tiếp đó, nữ ca sĩ "lên đồng" đầy ma mị, biến ảo, mãnh liệt trong loạt ca khúc mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ, đậm tính dân gian đương đại như Chảy đi sông ơi, Mái đình làng biển, Ngẫu hứng sông Hồng, Chiều phủ Tây Hồ, Đêm ả đào. Ngọc Anh cho khán giả thấy được một bản thể âm nhạc khác của mình, đậm chất nghệ sĩ, man dại và biết chơi với giai điệu như một phù thủy âm thanh. Cô lên cao, xuống thấp, hát đổ hột, luyến láy, ngắt giọng, chuyển giọng khá linh hoạt.

Hàng loạt kỹ thuật khó được tung ra như những cú glissando, run&riff điệu nghệ theo lối R&B được pha trộn vào ca khúc, nhả head voice với tốc độ cực nhanh rồi bỏ nhỏ trên Eb5, melisma từ cao xuống thấp với tốc độ nhanh, bắn ra hàng chục note trong vài giây, cộng minh chest voice vang dội… Nhưng nhờ lối xử lí có hồn, hơi lả lơi, trễ nải và nức nở, kết hợp vừa đủ nên Ngọc Anh vẫn không khiến khán giả khó chịu, ngược lại vẫn bị cuốn theo màn trình diễn của cô.

Ngọc Anh: Những giọt nước mắt cho thanh xuân và sự bứt phá trong tiếng hát điêu luyện - Ảnh 3.

Tấn Minh, Ngọc Anh và Tùng Dương

Tới những ca khúc Rock và nhạc ngoại, Ngọc Anh lại cho khán giả thấy được một bản ngã âm nhạc khác sâu thẳm trong linh hồn cô, nổi loạn, phóng khoáng và bão lửa qua những cú gằn giọng D5 âm lượng lớn, lối hát rapsy đậm màu Rocker, hit note tận G5 và đẩy head voice lên đỉnh điểm C#6. Chất giọng khàn đặc trưng của cô tỏ ra khá hợp với những bản nhạc Rock quốc tế. Đặc biệt, khi cover ca khúc kinh điển I will always love you, Ngọc Anh lại gây ấn tượng khi hát đoạn soft voice mở đầu với với âm sắc đẹp, light và ấm không hề khàn. Đây là đoạn hát rất khó vì không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng âm sắc giọng phải cực đẹp mới luyến trên falsetto kèm light mixed chữ "And I" thật tình cảm, ấm áp, ngọt ngào và mượt như một dòng suối.

Ngọc Anh cũng tỏ ra nhạy bén khi thử sức mình với âm nhạc hiện đại của thế hệ trẻ qua việc cover những bài hit như Ngày chưa giông bão, Anh chưa thương em đến vậy đâu… Chất giọng khàn đặc trưng của cô cũng thổi vào những ca khúc nhạc trẻ này một màu sắc khác lạ.

Dù rất đa dạng, linh hoạt khi để bản thể hòa quyện trong nhiều dòng nhạc, thể loại khác nhau, nhưng Ngọc Anh vẫn giữ được linh hồn, cá tính âm nhạc cốt lõi của mình. Đó là lối hát mãnh liệt, bùng cháy, hát như rút ruột rút gan, hát bằng cả trái tim, với khát khao, đam mê cuộn trào, hát như ngày cuối cùng được hát. Ở bất cứ ca khúc nào, Ngọc Anh cũng tuôn hết giọng hát bằng những cú belting G4 tới C5 vang dội, bắn âm thanh dội thẳng về phía trước và "đốt cháy" giọng hát một cách nhiệt huyết.

Vì hát nhạc nhẹ nên Ngọc Anh chủ yếu sử dụng chest voice, nhưng cô lại từng học thanh nhạc cổ điển dưới sự đào tạo của NSND Lê Dung nên head voice rất điêu luyện, và đây cũng là một khía cạnh trong giọng hát Ngọc Anh ít người để ý. Trong liveshow này, Ngọc Anh sử dụng head voice rất nhiều và đa dạng, lúc legato bán cổ điển, lúc đẩy lên C#6 kịch tính như một Rocker, lúc glisando nửa giọng tốc độc nhanh theo màu dân gian đương đại, lúc lại luyến láy như một ca sĩ R&B da màu.

Ngọc Anh: Những giọt nước mắt cho thanh xuân và sự bứt phá trong tiếng hát điêu luyện - Ảnh 4.

Đặc trưng trong cách dùng head voice của Ngọc Anh là kéo dài làn hơi hơn chục giây trên âm đóng /u/ với vibrato rất đẹp, đều, lại có độ vang lan tỏa. Đây là cách sử dụng head voice mà cô học được từ bậc thầy Whitney Houston, nên có nhiều điểm tương đồng. Cũng như Whitney, Ngọc Anh thường kết bài bằng một đoạn head piano nhỏ li ti âm đóng, vang xa và kéo dài bất tận. Các giọng nữ thường dùng head voice để phô diễn trên quãng cao nhưng Ngọc Anh (cũng giống Whitney) lại thả head voice ở quãng thấp E4 tới G4, như một cơn gió nhẹ tỏa vào không gian, trôi lờ lững tới tai người nghe thật ngọt ngào. Cách xử lý tinh tế này hầu như không còn thấy ở ca sĩ Việt ngày nay. Có lúc, Ngọc Anh vẫn dùng âm đóng nhưng đẩy head lên full voice F5, G5 như Whitney. Ngoài ra, head voice cũng được Ngọc Anh xử lý ngẫu hứng theo lối da màu như chạy note, riff note đậm tính Jazzy, R&B…

Type giọng hỏa của Ngọc Anh tuy khàn nhưng lại có lợi thế về sự linh hoạt, khi có thể belting G4 trong cùng lúc giữ vocal runs B4 rất nảy, chuyển giọng từ chest voice sang head voice nhanh chóng, tạo C5 nhiều sắc thái, lúc full voice bùng nổ, lúc hát nửa giọng da diết. Ngọc Anh là người rất hiểu và biết tận dụng thể mạnh trong giọng hát bản thân. Cô hiểu được giọng hỏa bẩm sinh có độ vỡ, khàn nên kết hợp nó với lối đẩy cao trào âm lượng lớn, nhả chữ mở, bạch thanh, tạo vang xoang mặt, giúp ca khúc trở nên nức nở, bùng cháy, dữ dội. Lối nhả chữ như sắp vỡ òa của Ngọc Anh rất đặc trưng, khó bắt chước.

Ngọc Anh: Những giọt nước mắt cho thanh xuân và sự bứt phá trong tiếng hát điêu luyện - Ảnh 5.

Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh (bên trái) cùng Ngọc Anh

Đêm nhạc của thanh xuân, kỷ niệm và sự bứt phá

Như đã thấy, Ngọc Anh hát rất nhiều thể loại nhạc trong liveshow riêng lần này, nhưng không phải để trưng trổ bản thân mà muốn tìm lại những ký ức thanh xuân của mình, nhìn lại chặng đường sự nghiệp. Đó đều là những ca khúc cô từng nghe, từng hát từ khi còn nhỏ, ở trong xóm văn công (xung quanh nhà đều là nghệ sĩ từ chèo, tuồng tới nhạc dân tộc), tới khi thi vào Nhạc viện, rồi đi hát cùng nhóm Tam ca 3A, gặp nhạc sĩ Phú Quang… Các ca khúc này đều gắn với những chặng đường đời, những con người thân thương, in sâu nơi tiềm thức nữ ca sĩ. Ngay cả ca khúc Chiều phủ Tây Hồ cũng là bài hit của NSND Lê Dung, được Ngọc Anh chọn hát lại để tưởng nhớ thầy mình. Đến ca sĩ song ca Tấn Minh cũng là bạn học cùng lớp với Ngọc Anh tại Nhạc viện.

Nữ ca sĩ cũng tưởng nhớ tới cố nhạc sĩ Phú Quang, người đã đưa mình đến gần khán giả bằng cách đưa lại hình ảnh ông ngồi đệm đàn cho mình. Cô nói: "Tôi luôn ước chú Phú Quang vẫn còn nhưng điều đó là không thể. Tôi hứa với chú sẽ sống tốt, cống hiến hết mình cho khán giả".

Từ ký ức của bản thân, Ngọc Anh đưa khán giả đi về miền thanh xuân đầy tươi sáng, ngọt ngào, với những mối tình đầu, những tuổi học trò ngây dại gắn liền với nhạc Việt thập niên 90, qua những bài hit như Lối cũ ta về, Mong ước kỷ niệm xưa… Khi giai điệu của những bản ballad nhẹ nhàng này cất lên, khán giả được chìm đắm vào không gian của quá khứ một thời.

Ngọc Anh: Những giọt nước mắt cho thanh xuân và sự bứt phá trong tiếng hát điêu luyện - Ảnh 6.

Vợ chồng Ngọc Anh cùng Minh Anh, Minh Ánh

Bản thân Ngọc Anh và khán giả cũng vô cùng bất ngờ khi hai cựu thành viên nhóm Tam ca 3A là Minh Anh, Minh Ánh xuất hiện, cùng hòa giọng với cô trong ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa (bài hit một thời của nhóm). Lúc này, Ngọc Anh không thể kìm được xúc động, vội chạy xuống sân khấu ôm hai người bạn cũ và bật khóc trong niềm hạnh phúc khi được sống lại khoảnh khắc thanh xuân một thời, từng đi diễn miệt mài với nhau.

Ca sĩ Tùng Dương, khách mời tại chương trình cũng ôn lại kỷ niệm thanh xuân của chính mình thưở mới vào Nhạc viện thi, nhìn thấy hai anh chị Ngọc Anh, Tấn Minh đang luyện thanh. Những khoảnh khắc đó khiến anh càng khao khát, đam mê nghề hơn nữa.

Và đêm nhạc này cũng là sự bứt phá của Ngọc Anh khi dám làm những điều bản thân chưa từng làm trước đây như cover nhạc trẻ. Tiết mục Anh chưa thương em đến vậy đâu của cô tạo nhiều thú vị cho khán giả.

Ngọc Anh: Những giọt nước mắt cho thanh xuân và sự bứt phá trong tiếng hát điêu luyện - Ảnh 7.

Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh cùng nhạc sĩ Dương Cầm góp sức không nhỏ để tạo nên bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn cho khán giả khi kết hợp giữa âm thanh điện tử và nhạc cụ dân tộc, chơi nhạc cụ dân tộc trên nền nhạc mới.... Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh cũng giới thiệu tới khán giả nhiều loại sáo độc đáo từ các dân tộc thiểu số.

Khép lại đêm nhạc là niềm hạnh phúc của Ngọc Anh và bạn bè năm xưa khi được tái ngộ nhau trên sân khấu. Nữ ca sĩ đã được cống hiến hết mình trên chặng đường sự nghiệp và vẫn giữ được ngọt lửa đam mê đầy nhiệt huyết.


Long Phạm