Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Celine Dion - Người phụ nữ hát giọng Pháp tài năng của nền âm nhạc đại chúng thế kỉ XX


So với các diva đại chúng khác, Celine Dion có phần khác biệt hơn, vì cô không xuất thân là người Mỹ hay Anh quốc, một trong hai thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới hiện đại, tiếng mẹ đẻ của cô cũng không phải là tiếng Anh, và cô cũng không được sinh trưởng trong cái nôi của nền âm nhạc da màu (nền âm nhạc nuôi dưỡng các diva đại chúng) như Patti, Aretha, Jennifer, Whitney, Mariah, Toni, Yolanda, Beyonce... Tất cả những hạn chế nói trên gần như tạo thành thiệt thòi không nhỏ cho Celine, khiến cô nổi tiếng khá muộn ở tầm cỡ thế giới, dù đi hát và hoạt động nghệ thuật từ rất sớm. Tuy nhiên, nhìn theo góc độ tích cực, thì những khác biệt này cũng góp phần không nhỏ tạo nên đặc trưng riêng có cho Celine, những cái mà các diva khác không thể có được.
Celine là người gốc Pháp, sinh ra và lớn lên tại vùng Quebec, trong cộng đồng người nói tiếng Pháp ở Cannada. Vì thế, từ lúc bé đến khi trưởng thành, cô chỉ nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ của mình, không hề nói tiếng Anh. Khác với mọi ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Pháp có đặc trưng phát âm rất đặc biệt, đó là rất nhiều âm mũi (un bon vin blanc) "m, n, ng, nh..." và một số âm được phát âm kì lạ, như "r" được phát âm thành "g", "u", "uy". Chính điều này làm cho giọng hát của người Pháp thường bị nhỏ, nhẹ kí, hẹp, đặc biệt là tính chất ngả mũi hay còn gọi là giọng mũi (nasal voice), hoàn toàn khác với cách hát vang, to, khỏe, đầu đặn trong tiếng Anh Mỹ. Đương nhiên, là một người nói tiếng Pháp từ bé, Celine Dion không những chịu ảnh hưởng từ tính chất nasal voice của nó, mà còn là ca sĩ mang đậm đặc trưng giọng Pháp nhất. Trên thế giới cũng có nhiều ca sĩ người Pháp như Lara Fabian, Natalie Dessay, nhưng đa số họ đều bỏ được đặc trưng giọng Pháp (nasal voice) khi ca hát. Vì nếu xét theo chuẩn mực thanh nhạc truyền thống, việc hát với nasal voice là không chuẩn về mặt kĩ thuật thanh nhạc.
Tuy nhiên, việc dùng nasal voice lại mang đến một số ích lợi khi ca hát, gần giống như một thủ thuật thanh nhạc vậy. Nasal voice giúp làm giảm áp xuất không khí bên dưới dây thanh âm, giúp cân bằng việc hỗ trợ hơi thở và giúp lên note cao một cách dễ dàng hơn (khi lên note cao, chúng ta cần đến nhiều hỗ trợ hơi thở hơn). Đó là lí do vì sao Celine tuy chỉ là một giọng lirico soprano, nhưng lại có thể betling lên A5, B5 một cách dễ dàng, thậm chí trong màn trình diễn ca khúc Love can move mountains tại A new day show năm 2005 cô có thể belting lên tận C6 (4:50), điều mà ngay cả một spinto soprano như Whitney Houston (thời debut) hay coloratura soprano với quãng giọng vô biên như Mariah Carey không làm được.
http://www.youtube.com/watch?v=jsC1WYJoLOI
Việc sử dụng nasal voice để lên high note khiến các note cao của Celine rất khó phân định được giữa head voice và belting, điển hình như note F#5 trong màn trình diễn ca khúc Alone sau. (1:30)

Cũng chính việc dùng nasal voice giúp lên cao một cách dễ dàng, mất ít sức hơn là một trong những yếu tố giúp Celine giữ giọng lâu dài như vậy dù thường xuyên phải belting note cao. Nhiều người cho rằng việc dùng nasal voice làm cho giọng hát trở nên thiếu tự nhiên, tạo ra những âm thanh không đẹp, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, chìa khóa của ca hát là hơi thở, ai có thể điều khiển hơi thở của mình tốt thì người đó làm chủ được thanh nhạc, mà một trong những lợi ích của nasal voice là giúp cân bằng hỗ trợ hơi thở. Hơn nữa, Celine vốn có âm sắc giọng đẹp bẩm sinh nên việc dùng nasal voice không làm cho giọng hát của cô bị xấu đi quá nhiều, chỉ như hổ mất vài sợi lông mà thôi.  Và trên thực tế, Celine chính là người sử dụng nasal voice tốt nhất nền âm nhạc đại chúng, nasal voice của Celine không hề làm giọng cô yếu đi như những ca sĩ khác, mà ngày một to khỏe, mượt mà hơn. Vì vậy, Celine mới đủ sức đọ giọng với nữ trung kịch tính là Aretha Franklin ở những note F5 cao vút, dù cô là một nữ cao trữ tình.
https://www.youtube.com/watch?v=srV-qQouSkw
Nhưng bù lại những nhược điểm nói trên, giọng thuần Pháp lại có nhiều ưu điểm mà các ngôn ngữ khác ít có, đó là tính legato cao, tạo ra âm thanh chính xác, ít phải dùng đến portamento trừ khi phải trượt những quãng rộng. Điểm đặc biệt của giọng Pháp là nhả chữ rất bay bổng, thanh lịch, cổ điển và lãng mạn đúng chất châu Âu. Đây cũng là ưu điểm riêng trong giọng hát của Celine, mà khó có thể tìm thấy ở các giọng Anh Mỹ khác. Một sự trùng hợp đặc biệt ở Celine là tính chất trữ tình đặc trưng trong loại giọng lirico soprano của cô vô tình lại hợp với cái thanh lịch của giọng Pháp, giúp cô có thể phát huy hết vẻ đẹp trong giọng hát Pháp trời phú để đưa vào nhạc pop đại chúng. Giả sử, nếu Celine là một spinto soprano như Whitney những năm debut, là một dramatic soprano như Patti hay coloratura soprano như Mariah thì đảm bảo tính chất kịch tính và màu sắc sẽ thổi bay cái trữ tình kiểu cổ điển châu Âu đi lập tức. Hơn nữa, việc là một lirico soprano cũng đem lại sự khác biệt giữa Celine với hai diva nhạc pop là Whitney và Mariah, giúp cô tạo nên một hướng đi riêng cho mình, mà không bị ảnh hưởng hay lệ thuộc nhiều vào hai diva kia. Nói cách khác, chính yếu tố sắc tộc, văn hóa, địa lí đã tạo thành những tiền giả định bách khoa ăn sâu vào mỗi ca sĩ để in dấu vào sản phẩm nghệ thuật của họ, ở những người nghệ sĩ biết cách phát huy những đặc trưng riêng đó, họ có thể đưa sự nghiệp của mình lên đỉnh cao nhất, tạo ra một phong cách riêng không lẫn với ai, mà điển hình là Celine Dion. Có thể khái quát rằng, Celine sở hữu một giọng hát với âm sắc đẹp, mượt mà và sang trọng kiểu cổ điển châu Âu cùng những kĩ thuật thanh nhạc chắc chắn, giúp cô có thể hát trữ tình, ngọt ngào nhưng cũng vô cùng bão tố, dữ dội, tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Còn theo Stephen Holden của The New York Times thì, “Celine Dion là một ca sĩ xuất sắc với một giọng nữ cao mỏng, hơi một chút âm mũi, hầu như không rung và được hỗ trợ tốt bởi kĩ thuật hát. Cô ấy có thể thực hiện những quãng ngân và luyến láy phức tạp, tạo ra những đoạn thanh đầy sức biểu cảm và duy trì các nốt dài mà không hề suy suyển âm điệu". 
Một trong những sở trường của các lirico soprano và các giọng hát Pháp là legato (kỹ thuật hát liền note), Celine Dion có lẽ là người có legato tốt nhất trong ba diva nhạc pop. Trong màn trình diễn ca khúc To love you more sau đây, đặc biệt ở đoạn cuối, cô đã belting liền mạch các đoạn legato rất đẹp, mượt mà, ít gợn.

Hay như trong màn trình diễn ca khúc Because you loved me sau, Celine có một cú chuyển giọng từ chest sang head kèm theo những luyến láy (riff) trên legato head voice rất mượt mà,

Tuy là một lirico soprano, nhưng kĩ thuật tốt giúp cô có được những quãng belting ở trung và cận cao rất dày, khỏe, tạo ra những long notes dài mà không hề bị suy giảm âm điệu. Mời xem màn trình diễn ca khúc D'amour ou d'amitié sau, cô đã ngân một long notes 14 giây ở note A4 với tần số rung khá nhanh. (1:29)

Hay cú belting C5 khá vang trong màn trình diễn ca khúc It's all coming back to me now (6:07)
https://www.youtube.com/watch?v=d9PMFl8MC84

Tuyệt vời hơn cả là màn belting note D5 tại màn trình diễn ca khúc O holy night sau (4:30), âm /a/ được cất lên một cách vang dội, dày và nội lực nhưng không hề chói, tựa như một cơn lốc, cũng trong làn hơi đó, cô chuyển về quãng thứ 4 để kết note rất trọn vẹn.
https://www.youtube.com/watch?v=7OZ5MoUXKgc

Cô cũng có thể belting lên E5 trong một long notes khá dày (2:56). Màn belting này đã trở thành chuẩn mực để rất nhiều ca sĩ thế hệ sau cover lại như một phương tiện để chứng minh vocal của họ.

Nói về sự trữ tình, mềm mại, sang trọng kiểu châu Âu cổ điển trong tiếng hát của Celine, có thể nghe ca khúc The prayer song ca với nam danh ca Andrea Bocelli để thấy được điều này. Khó có diva da màu nào có thể tiết chế để hát cho ra cái chất classic pop của ca khúc này như Celine, nhẹ nhàng, ngọt ngào với những legato mượt mà, thêm một chút nasal voice vừa đủ để tạo ra một không khí rất cổ kính, xa xưa của những bản nhạc bán cổ điển.
http://www.youtube.com/watch?v=L8RG-U1LAG0

Hay như ca khúc Immotarlity, cô hát với những chỗ luyến hơi mũi rất nhẹ nhàng, bay bổng, tự nhiên, khoe được hết vẻ đẹp đậm chất trữ tình, sang trọng kiểu Pháp của mình. Đã rất lâu rồi kể từ những năm hoàng kim của Barbra Streisand, mới lại có một nữ ca sĩ có thể kết hợp ăn ý và thành công với nhóm Bee Gees như vậy.
http://www.youtube.com/watch?v=LaV58ajumh4
Những kĩ thuật thanh nhạc chắc chắn và sự tinh tế trong cảm nhận giai điệu giúp Celine Dion trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bản song ca ballad. Trên thực tế, cô đã từng song ca với nhiều ca sĩ lớn, và đều cho ra đời những sản phẩm âm nhạc bất hủ, mang đậm chất cổ điển châu Âu. Một trong những bản song ca nổi tiếng nhất của Celine Dion là Tell him, với diva Barbra Streisand, Celine đã biết dùng giọng soprano của mình để bè cho giọng mezzo của Barbra rất nhịp nhàng, cùng tôn được vẻ đẹp của cả hai giọng hát bậc thầy lên.
http://www.youtube.com/watch?v=wB_vjpRhLxM

Đối với các giọng nam, Celine càng tỏ ra nhịp nhàng hơn, chẳng hạn như ca khúc nhạc phim Beauty and the Beast song ca với Peabo Bryson, cô hát rất tình cảm với những quãng chuyển âm lượng to nhỏ khá mượt mà.
http://www.youtube.com/watch?v=pgYEJHJXFB4

Việc ít hát quãng trầm khiến nhiều người cho rằng Celine không hát được quãng trầm, nhưng thực tế cô có đầy đủ kĩ thuật để hát quãng trầm rất tốt.
http://www.youtube.com/watch?v=BKE_dXNc2bw

Một trong những kĩ năng thanh nhạc tốt nhất mà Celine có được là  đặt đúng vị trí thanh quản và hát đúng âm vực của mình. Việc đặt đúng vị trí thanh quản là một điều rất khó, nhưng lại giúp ca sĩ bảo vệ thanh quản của họ an toàn khi phải hát note cao cũng như xuống note thấp. Hầu như các ca sĩ trẻ không biết cách đặt đúng thanh quản, thậm chí đến những diva hàng đầu đôi khi vì quá hăng say biểu diễn mà quên đi điều này, rất nhiều trường hợp bị mất giọng một phần vì đặt sai vị trí thanh quản, như Whitney và Mariah (giai đoạn sau này) mất giọng do đặt thanh quản cao, Christina và Charice thì mất giọng do đặt thanh quản thấp. Trong khi đó, Celine gần như giữ được trọn vẹn giọng hát của mình trong suốt gần 30 năm ca hát trường kì, nhờ giữ đúng vị trí thanh quản.
Chất giọng Pháp đặc trưng khiến Celine gặp khó khăn khi hát nhiều thể loại nhạc khác nhau, khiến nhiều người đánh giá giọng hát của cô là thiếu đa dạng và linh họat. Tuy nhiên, thiết nghĩ một ca sĩ giỏi không nhất thiết phải đánh đông dẹp bắc, ôm đồm quá nhiều, chỉ cần tập trung vào một thứ và cống hiến hết mình cho nó. Và rõ ràng, về mảng pop ballad, classic pop, ít ai có thể qua mặt được Celine, chất giọng Pháp sang trọng và cổ điển của cô như được tạo hóa thiết kế riêng cho thể loại này, và cô đã biết phát huy tất cả những gì mình có để đưa nó lên đỉnh cao nhất. Nếu Whitney man dại, dữ dội, Mariah bay bổng, cao vút, thì Celine lại sang trọng, đằm thắm, chuẩn mực như một người phụ nữ quý tộc bước vào nền âm nhạc đại chúng, đem đến một không khí đầy thanh tịnh, ngọt ngào. 

Hải Phòng ngày 18 tháng 3 năm 2014
_Đức Long_




Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

MARIAH CAREY - GIỌNG HÁT VÔ BIÊN CỦA NỀN ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG THẾ KỈ XX

Trong opera, người ta dùng từ assoluta (giọng toàn năng) để chỉ những giọng ca như Maria Callas, một loại giọng hiếm bậc nhất, không thuộc vào bất cứ loại giọng nào. Sở dĩ phải sinh ra loại giọng assoluta vì có một số giọng hát hiếm gặp như Maria Callas, có thể hát được tất cả mọi loại vai dành cho giọng nữ, từ contralto đến mezzo soprano, từ lirico soprano đến dramatic soprano, và ngay cả coloratura soprano cũng không phải quá khó khăn đối với bà. Tất nhiên, không thể so sánh opera với pop, cũng như Maria Callas và Mariah Carey, nhưng nếu chúng ta bỏ qua mọi rào cản để thử chọn ra những giọng hát vô biên trong nền âm nhạc đại chúng thế kỉ XX thì không thể không nhắc tới Mariah Carey - con chim sơn ca của làng nhạc pop.

Nói Mariah là giọng hát vô biên không có nghĩa là cô có thể toàn năng, hát được nhiều loại giọng như Callas, điều đó là không thể với một ca sĩ nhạc pop, mà chủ yếu ở quãng giọng rộng kèm theo kĩ thuật điêu luyện ít ai có được. Để thấy rõ được sự vô biên trong giọng ca trời phú của Mariah Carey, đầu tiên, cần xác định rõ ràng về loại giọng (vocal type) của cô, bởi đây là một trong những nét độc đáo khiến Mariah trở nên khác biệt với những giọng ca nữ đương thời.

Nhiều người cho rằng Mariah thuộc giọng contralto (nữ trầm), nhưng thực tế lại không phải vậy, Mariah chỉ nhận mình là một alto (tức giọng nữ có thể hát được quãng trầm chứ không phải nữ trầm). Nhiều nguồn tin lại khẳng định Mariah có tự nhận mình là một contralto, nhưng dù thế đi chăng nữa, thì ca sĩ không phải lúc nào cũng là người hiểu rõ nhất về giọng hát của mình, giống như Maria Callas ban đầu quả quyết rằng mình là giọng contralto, nhưng giáo viên thanh nhạc của bà và các nhà chuyên môn lại xác định bà là một soprano thứ thiệt, hay như Joan Sutherland cũng nghĩ rằng mình là một mezzo soprano trong khi thực chất lại là một dramatic coloratura soprano.

Mariah có khả năng xuống và hát liên tục ở quãng trầm đến rất trầm mà vẫn thoải mái, tự nhiên, rõ lời, không phải dùng đến cách chèn thanh quản, khiến người ta tưởng cô là một contralto, nhưng nếu so sánh cô với những giọng contralto đích thực như Cher, Chaka Khan, Brandy, Tina Tunner, đặc biệt là Toni Braxton, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rất rõ về âm sắc lẫn middle range (quãng đẹp nhất của giọng hát). Các giọng contralto với bản chất trầm sẵn có nên có thể belting lên quãng trung (F4, G#4, A4) mà vẫn giữ được độ dày, tối, nặng đúng nghĩa của họ, trong khi Mariah lên quãng trung lại sáng, mảnh hơn (như trong ca khúc Lead the way), và cô cũng rất hạn chế belting quãng trung trầm, chủ yếu các belting của cô được thực hiện từ Bb4 trở nên, đặc biệt trong thời kì đầu, giọng còn trong và chưa bị khàn. Nếu để cho Mariah hát một cách tự nhiên nhất trên lời nhạc, cô sẽ hát mảnh và nhẹ hơn một giọng contralto thông thường. Trong khi đó, Toni Braxton hay Tina Tunner lại thường xuyên belting G#4, A4 như một ưu thế của mình. Nếu so sánh Mariah và Toni Braxton, có thể thấy khi belting lên high note, Toni phải sử dụng cách đóng thanh quản, khiến cho high note của Toni dày và nặng hơn, còn Mariah lại có khả năng mở toàn bộ thanh quản, phóng toàn bộ âm thanh ra, kết quả là các quãng belting của cô sáng, bay hơn rất nhiều, đúng nghĩa một soprano đích thực. Mời các bạn xem clip sau và so sánh các belting high note của Toni và Mariah từ C5 đến D5 để kiểm chứng (note Eb5 trong clip thực chất là D5, người làm clip đã đo nhầm). Ngoài ra, Mariah còn có thể belting đến tận A5, một note rất cao mà hầu như không có contralto nào belting được.
https://www.youtube.com/watch?v=dKei-7kWFko

Một khía cạnh rõ hơn là so sánh về head voice như trong thanh nhạc cổ điển, có thể thấy cùng một note head voice G#5, nhưng head của Toni dày, nặng và có độ tối hơn, trong khi head của Mariah lại mảnh và sáng, bay hơn. Ngoài ra, Mariah còn có khả năng ngân head voice tới tận D6 - C#6 trong một hơi dài, một note rất cao mà dường như không một contralto nào lên được. Mời xem clip sau.

Mariah cũng không thuộc giọng mezzo soprano (nữ trung), vì âm sắc giọng hát của cô chưa đủ độ dày, nặng khi belting quãng trung và ngân head voice như đã nói ở trên. Thậm chí, khi belting các quãng trung và cao từ A4 đến F5, Mariah cũng không tạo ra được sự kịch tính như các mezzo khác, mà ngược lại, nó rất "soft voice", bay bổng, sáng và mềm, thóat hơn rất nhiều. Có thể thấy rõ sự khác biệt này khi so sánh Mariah với các nữ trung như Aretha Franklin, Jennifer Holliday, Jennifer Hudson, Whitney Houston (thời kì sau 1987).
https://www.youtube.com/watch?v=MTpBaG1JAc4

Vậy, nếu là soprano, Mariah sẽ thuộc loại nào? Chắc chắn cô không phải dramatic soprano, vì một dramatic soprano phải đạt đến một âm sắc đanh, hơi lạnh, dày và chắc nịnh khi lên các quãng cao, lại cần phải có một âm lượng khổng lồ, có thể hát kịch tính thoải mái mà không lo mất giọng, âm sắc lại gần với nữ trung, như Patti Labelle.

Mariah cũng không phải một spinto soprano như Whitney những năm debut, cô chưa bao giờ hát kịch tính trong suốt sự nghiệp của mình ngay từ trong giọng hát lẫn cách hát.

Nhiều người lại nghĩ rằng Mariah là một lirico soprano vì cô hát rất ngọt ngào, trữ tình. Quả thực, giọng Mariah rất gần với một lirio soprano, âm khu của cô rất mềm mại, bay bổng, nếu nói cô là một lirico cũng khá hợp lí. Nhưng xét đến cùng, cô vẫn không phải một lirico, vì một lirico không thể có âm vực rộng như Mariah, không thể với lên những note siêu cao như cô.

Đáp án chính xác nhất về loại giọng của Mariah Carey là lirico coloratura soprano (nữ cao màu sắc trữ tình), phân biệt với giọng dramatic coloratura soprano (nữ cao màu sắc kịch tính) như diva Joan Sutherland. Trong thanh nhạc cổ điển, loại giọng này được xác định bởi âm sắc hơi mỏng, nhẹ, full voice có thể lên đến D6, những ca sĩ có giọng này chủ yếu mang tính chất trữ tình như lirico soprano, nhưng có khả năng sử dụng kĩ thuật hát note hoa mỹ của giọng màu sắc, lên được những note rất cao một cách thoải mái (điển hình như các quãng chuyển giọng linh hoạt, sử dụng luyến láy, melisma, run&riff với nhiều màu sắc trên các quãng cao của Mariah), một ví dụ tiêu biểu khác là giọng ca opera Sumi Jo.
Sở hữu loại giọng lirico coloratura soprano là tiền đề quan trọng nhất giúp Mariah trở thành một diva nhạc pop và thoát khỏi tầm ảnh hưởng của tất cả các đàn chị đi trước để đi tiên phong cho một xu hướng mới. Thử đặt ra các phép thử, chúng ta sẽ thấy rằng, nếu Mariah là một dramatic soprano như Patti, cô sẽ chỉ biết gào thét suốt ngày và không thể lấn sân vào nhạc pop. Nếu chỉ là một lirico soprano thông thường, cô sẽ khó mà vượt trội hơn các lirico mang chất giọng đẹp kiểu cổ điển châu Âu như Celine Dion, Lara Fabian. Còn nếu là một spinto soprano, cô cũng không thể thóat khỏi cái bóng quá lớn của Whitney những năm 80s, sẽ mãi bị gọi là "Whitney da trắng". Thậm chí, nếu bánh xe tạo hóa đi chệch một chút, nếu cô vẫn là một coloratura soprano đấy , nhưng lại  là daramtic coloratura soprano thì cũng khó mà tạo nên một diva nhạc pop ngọt ngào như bây giờ.

Đặt Mariah và Whitney lên bàn cân, chúng ta sẽ thấy một bất ngờ thú vị ít ai ngờ tới: Whitney (spinto soprano) - Mariah (lirico coloratura soprano) cùng gặp nhau ở điểm chung là âm sắc trữ tình, ngọt ngào, êm dịu trong giọng hát (vì cả spinto soprano và lirico coloratura soprano đều được xác định một phần bởi âm khu trữ tình, mềm mại). Âm sắc đặc trưng này rất phù hợp với tai nghe đại chúng và được khán giả nhạc pop ưa chuộng. Điều này lí giải vì sao cả hai người đều có sức công phá mãnh liệt vào nền nhạc pop đương đại. Có thể nghe màn song ca I'll will be there với Trey Lorenz năm 1992 để thấy được quãng giọng ngọt ngào, nhẹ nhàng hiếm có trong giọng hát của Mariah.
http://www.youtube.com/watch?v=UIt3dx4an9c

Nhưng Mariah khác Whitney ở phần còn lại, cô không kịch tính như Whitney mà màu sắc hơn (spinto soprano được xác định thêm bởi phần âm khu kịch tính trong những quãng cao trào, còn lirico coloratura soprano được xác định bởi phần âm khu màu sắc), đó chính là bánh xe đẩy cô tiến xa sang một con đường khác. Nhìn tổng quát, có thể thấy rằng, nếu như Whitney tiên phong mở đường cho quyền lực của những giọng ca nữ với lối hát khỏe khoắn, mạnh mẽ, cao trào, kịch tính trong nhạc pop thì Mariah lại dẫn lối cho những giọng ca nữ có thể phô diễn quãng giọng, màu sắc đa dạng, những note cao trời phú trong giọng hát của mình. Nói cách khác, nếu Whitney là Mẹ Đất thì Mariah là Cha Trời của thế giới nhạc pop, luôn song hành cùng nhau như âm và dương, không thể tách rời, soi đường cho mọi thế hệ ca sĩ về sau. Mời các bạn xem màn live Can't let go năm 1991 để thấy sự màu sắc trong giọng hát của Mariah, cô đã đi từ những quãng falsetto mềm mại, nhảy lên những quãng belting cao vút một cách thoải mái, để rồi phóng whistle ở note F#6 rất linh họat, dễ dàng không một chướng ngại nào.
http://www.youtube.com/watch?v=_VCiPANfhuc
Sự vô biên trong giọng hát của Mariah Carey được thể hiện rõ nét nhất ở quãng giọng trời phú của cô, những 5 quãng tám. Trong lịch sử âm nhạc kể cả opera lẫn pop, thật hiếm có một ca sĩ nào sở hữu quãng giọng rộng như Mariah, trải dài suốt từ G#2 đến G#7, cô có thể cover mọi note trên một cây đàn piano. Quãng trầm của Mariah có sự hỗ trợ tốt về hơi thở, đạt đủ độ dày và tối, không phải chèn thanh quản, không thua bất cứ một giọng contralto nào. Đây là một điều hiếm thấy đối với một giọng soprano thông thường (vốn thường yếu, mảnh ở những quãng trầm). Một giọng soprano lại có thể hát quãng trầm tốt tới mức khiến người ta tưởng rằng mình là một contralto, đó gần như là điều không tưởng. Christina Aguilera cũng là một soprano có quãng rộng, cũng xuống được quãng trầm, nhưng quãng trầm của cô ấy rất mờ, thiếu hỗ trợ, không thể được như Mariah. Mời các bạn xem màn trình diễn ca khúc You and I năm 2002 để thấy sự điều khiển quãng trầm tuyệt vời của Mariah, hát một đoạn dài trên quãng trầm và xuống những note Bb2 một cách thoải mái, lại rõ lời. Cũng trong màn live này, Mariah lại nhảy từ quãng trầm lên whitste một cách linh họat, thể hiện rất rõ sự đa dạng, màu sắc trong giọng hát của cô.
http://www.youtube.com/watch?v=wq8t_znPKAg

Hay như màn biểu diễn ca khúc Emotions tại Top of the Pop năm 1992, cô hát quãng trầm như một giọng contralto.
https://www.youtube.com/watch?v=9gNfazEmht4

Nhưng điều đáng nói là cô có thể hát tốt ở mọi quãng giọng từ thấp đến cao trong cùng một giai đọan ca hát. Lại tiếp tục so sánh tương quan với Whitney Houston, có thể thấy rằng, Whitney hát quãng trầm cũng rất tốt, nhưng chỉ hát tốt sau khi đã chuyển từ soprano sang mezzo, tức là qua một giai đọan chuyển biến giọng hát từ âm khu cao xuống trung trầm. Nghe Whitney những năm debut sẽ thấy cô hát quãng trầm còn khá hạn chế. Trong khi đó, Mariah không cần phải trải qua giai đoạn biến đổi giọng hát như Whitney, ngay từ những năm đầu đi hát, cô đã có một quãng giọng trải dài, có thể hát quãng trầm rất tốt, dù cũng là một soprano như Whitney. Có lẽ Mariah chỉ không bằng các giọng mezzo, contralto ở độ tối và dày, nặng khi belting quãng trung mà thôi. Mời xem màn trình diễn If It's over tại Grammy 1992 sau.

Phân tích màn trình diễn trên, có thể thấy, quãng giọng của Mariah trong ca khúc này rất rộng, kéo dài hơn ba quãng từ Eb3 đến tận A6 trên whistle (chỉ một bài hát mà âm vực của cô đã vượt qua sự nghiệp của mọi nữ ca sĩ thông thường). Nhờ quãng giọng mà cô đã hát đủ tone của cả alto lẫn soprano trong ca khúc này, khiến người ta khó có thể xác định loại giọng của cô. Về quãng trầm, khả năng hỗ trợ rất tốt về hơi thở giúp cô tạo ra những note Eb3, E3 khá tối và sâu. Các belting quãng cao của cô trong ca khúc này rất linh hoạt và khỏe khoắn, giống như một phiên bản trẻ trung của Aretha Fraklin. Cách hát đúng vị trí, thư giãn tốt thanh quản và cân bằng tốt kết nối head vs chest trên mix voice khiến cô có thể trượt từ quãng trầm lên trên C#5 rất dễ dàng, lên D5 Eb5 E5 vang và sáng, đúng nghĩa một soprano. Cô hát lên F#5 liên tục mà ko biết mệt, không có dấu hiệu lack resonace, strain, hoarseness, tuyệt vời nhất là cú bắn liên thanh F#5 3 lần ở câu "you've got to say the words tonight". Đến nửa cuối ca khúc, cô tung ra whistle A6 cao vút, thể hiện rõ mình là một coloratura soprano đích thực. Trong suốt đoạn hát về sau của ca khúc, cô ko hề belting ở quãng thứ 4 mà duy trì tốt ở quãng thứ 5. Qua đó, có thể thấy sở trường của Mariah không nằm ở quãng trung, vì cô không phải một mezzo soprano, nhưng là một coloratura soprano nên cô có thể hát thoải mái ở quãng thứ 5 mà không có dấu hiệu gắng sức hay căng thẳng. Qua việc phân tích màn trình diễn trên, có thể thấy được tính đa màu sắc và sự linh hoạt bậc thầy trong việc chuyển đổi quãng giọng của Mariah, đồng thời thấy rõ hơn sự vô biên trong giọng hát của cô.
Nếu như cả Whitney và Celine đều cần có sự hoàn thiện giọng hát trong nhiều năm tiếp theo của sự nghiệp thì Mariah lại đạt đến độ chín muồi tốt nhất ngay từ khi debut. Ta có thể tìm thấy ít nhiều một số lỗi nhỏ ở Whitney và Celine những năm đầu sự nghiệp, nhưng riêng Mariah thì không hề, cô gần như hoàn thiện toàn bộ mọi kĩ thuật lẫn giọng hát, từ việc lấy hơi, giữ hơi, lên cao, xuống thấp, đặt vị trí âm thanh và thanh quản, giữ kỹ thuật ở mức ổn định nhất... Vì vậy, có thể dễ dàng lấy ngay album debut của Mariah để chứng minh cho sự hoàn thiện của cô mà không phải trải đều qua các giai đoạn khác.

Không thể không bàn tới whistle như một "đặc sản" riêng mà mỗi khi nhắc tới Mariah, ai cũng phải nghĩ tới nó. Đánh giá một cách khách quan thì việc sử dụng whistle là không chuẩn kĩ thuật truyền thống, whistle không có độ vang, độ ngân rung, độ dày và âm lượng lớn như head voice, lại rất dễ bị đứt gãy note. Nhưng nếu bỏ qua những chuẩn mực về thanh nhạc chính thống thì Mariah luôn xứng đáng là Nữ hoàng whistle của nền âm nhạc đại chúng, dù trước khi cô xuất hiện đã có bậc thầy whistle là Minnie Riperton đi tiên phong, vì chính cô mới là người có công bình dân hóa và phổ biến những quãng giọng cao vút đầy tính hàn lâm đó đến với công chúng mọi tầng lớp. Ngay từ album đầu tiên mang tên mình, qua những ca khúc như Vision of love, Love takes time, There got to be away, All in your mind, Vanishing, You need me, Someday, cô đã khiến công chúng toàn thế giới phải thảng thốt vì khả năng whistle điêu luyện của mình. Tuy không đi đến chuẩn mực thanh nhạc, nhưng Mariah lại khá sáng tạo trong việc sử dụng whistle, khiến cho nó trở nên đa dạng và hấp dẫn người nghe hơn. Chẳng hạn như:

Dùng kĩ thuật staccato trên whistle (từ 3:54)

Chuyển từ vocal runs sang whistle (từ 3:55)

Kết hợp vocal runs và fortissimo trên whistle (từ 2:56)

Chạy note và nhảy note với tốc độ nhanh trên whistle (từ 1:19)

Chạy staccato với tốc độ rất nhanh trên whistle (từ 2:44)

Cũng trong năm 1990, khi trình diễn ca khúc America the beautiful (một trong những ca khúc được coi như quốc ca không chính thức của nước Mỹ) tại chung kết giải NBA, Mariah đã rất sáng tạo khi chèn thêm một đoạn whistle, đem lại một màu sắc rất mới cho ca khúc này, phá vỡ đi mọi rào cản về sự cứng nhắc thông thường của nó.

Mười ba năm sau đó, khi trình diễn The star spangled banner (quốc ca chính thức của nước Mỹ), Mariah vẫn tiếp tục chèn whistle vào ca khúc như một màu sắc riêng trong cách hát của cô.

Ngoài ra, cô còn đạt kỉ lục về whistle khi lên tới note G#7 trong màn trình diễn ca khúc Emotions tại MTV VMA năm 1991 (3:57). Cú whistle này đã được ghi vào kỉ lục Guiness khi ấy, và mãi cho đến những năm gần đây mới có người đánh bại được nó, nhưng người này lại không phải một ca sĩ tài ba như Mariah.
Mariah whistle trong suốt sự nghiệp của mình, mọi lúc mọi nơi, kể cả những lúc giọng hát đi xuống một cách nặng nề, cô vẫn có thể whistle những note siêu cao mà ít ai chạm tới được. Trong khi whistle là một điều khó khăn với nhiều ca sĩ, thì nó dường như đã ăn sâu vào máu của Mariah, trở thành một bản năng thiên bẩm, đến mức chỉ cần mở miệng là có thể whistle được. Người ta ước tính Mariah whistle khoảng 70% số ca khúc cô từng hát. Âm nhạc của Mariah phổ biến khắp trên toàn thế giới, và kèm theo đó là những khúc whistle véo von vang lên mọi nơi, trên mọi quán bar, con phố. Nhiều người nghe nhạc vốn không hề biết đến whistle là gì, thì nhờ có Mariah, họ đã biết đến một khái niệm mới trong âm nhạc, rồi bị quyến rũ và say đắm bởi nó. Như vậy, không ai khác ngoài Mariah đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa những note siêu cao ra khỏi nhà hát opera cổ điển để đến với đại chúng nghe nhạc toàn thế giới. Những whistle mà cô tạo ra đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho mọi thế hệ ca sĩ sau này, trở thành tượng đài để những ca sĩ như Leona Lewis, Christina Anguilera, Ariana Grande... học hỏi. Nhờ có Mariah mà nhiều ca sĩ nhạc nhẹ ngày nay biết cách khi thác tối đa quãng giọng của mình và khao khát rèn luyện không ngừng để có thể mở rộng quãng giọng trong ca hát.
Ngày nay, trong mọi cuộc thi âm nhạc, chúng ta dễ thấy xuất hiện nhiều nhất hai dạng thí sinh, một là những thí sinh thích khoe giọng hát một cách mạnh mẽ, cao trào, hai là dạng thí sinh thích khoe những note cao trời phú của mình. Đó chính là minh chứng rõ rệt nhất nói lên ảnh hưởng bất diệt của Whitney Houston và Mariah Carey đối với nền âm nhạc đương đại.

Dù Mariah không phải người khai sinh ra melisma, nhưng nhắc đến kĩ thuật hát kinh điển này, không thể không nhắc đến cô. Trong những năm đầu thập niên 90, sự xuất hiện của Mariah như một cuộc cách mạng đối với dòng nhạc pop/r&b. Kể từ lúc ca khúc Vision of love được tung ra thị trường và giành ngay vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng Billboard hot 100, nó đã thổi vào làng âm nhạc một lối hát mới vô cùng phóng túng, hấp dẫn người nghe - lối hát melisma (cách hát đóng âm tiết, rung giọng và luyến láy trên nhiều cao độ trong một làn hơi, thường là từ quãng cao nhảy dần xuống những quãng thấp hơn). Mời các bạn nghe bản thu âm ca khúc này để thấy rõ điều đó.

3:02-3:04 là melisma.

3:13 - 3:18 là melisma.


Ngoài ra, còn một số chỗ dùng vocal runs cũng như melisma rất nhỏ trong ca khúc này, như câu "I had the vision of love", cô hát 2 lần trên quãng cao thì 1 lần là vocal runs nhưng 1 lần lại là melisma (chạy note từ F5(F#5) xuống note trầm). Ngay cả trên whistle cũng đã có melisma, giống với kĩ thuật cắt note ở opera. 

Cách hát melisma được Mariah sử dụng một cách điêu luyện ngay từ thời kì đầu và tiếp tục phát huy trong suốt sự nghiệp của mình. Đây là thành quả rực rỡ từ việc học tập các đàn chị như Whitney Houston, Aretha Franklin, Mahalia Jackson và việc vận dụng sáng tạo các kĩ thuật thanh nhạc cổ điển vào nhạc nhẹ. Bằng việc phát triển những kĩ thuật thanh nhạc mới, Mariah đã chứng minh rằng cô không chỉ có mỗi giọng hát mà còn có sự khổ luyện bền bỉ và một tư duy âm nhạc sắc bén, sự sáng tạo không ngừng.
Cùng song hành với nhau trong những năm 90, Whitney và Mariah đã chung tay phổ biến lối hát melisma, đưa nó thoát khỏi lãnh địa của người da màu để đến với toàn thế giới, trở thành cách hát đặc trưng của pop/r&b mà rất nhiều ca sĩ hiện nay đang theo đuổi. Nếu Whitney phát triển melisma trên head voice thì Mariah phát triển nó trên belting. Nhiều ca sĩ thành công rực rỡ với dòng r&b như Beyonce, Jennifer Hudson, Rihanna... thừa nhận  họ chịu ảnh hưởng nhiều từ hai diva này. Ngày nay, xem các chương trình ca nhạc, các cuộc thi âm nhạc, chúng ta đều thấy đa số ca sĩ cứ cất miệng lên là dùng melisma, run&riff, nhưng ít ai biết rằng, nhờ có Mariah chúng ta mới được phổ biến lối hát đầy mê hoặc này.

Ngoài ra, có thể kể tới một số kĩ thuật, cách hát màu sắc đặc trưng của Mariah mà ít ai có được.

Trong ca khúc All in your mind, cô sử dụng kĩ thuật glissando (hát lướt 1 chùm note nhạc hoa mỹ cũng với 1 tốc độ cao ngay trong 1 hơi thở) trên belting khá điêu luyện (từ 2:38)

Mariah cũng là bậc thầy về vocal runs (kĩ thuật kết hợp giữa staccato và vibrato cùng chạy note nhưng cần như là một chuỗi chỉ có 2 note, lên-xuống-lên-xuống). Ví dụ điển hình nhất là màn chạy vocal kèm theo melisma dài 11 giây của cô trong màn trình diễn ca khúc Vision of love năm 1990 (từ 2:46).

Hay như màn vocal runs chuyển quãng sang whistle kèm theo melisma dài 6 giây trong màn trình diễn ca khúc Vanishing năm 1990 sau (từ 4:00).

Chất giọng màu sắc trữ tình đậm tính "soft voice" còn khiến Mariah có thể linh hoạt dùng head mảnh và nhẹ, tạo một ảo giác cao độ, đến mức người ta tưởng rằng cô đang phiêu whistle. Mời nghe màn trình diễn I still believe sau để thấy điều đó (từ 3:04).

Mặc dù việc lạm dụng lối hát yodeling trên falsetto (cách hát chuyển từ giọng trầm sang sang giọng cao, luyến láy một cách liên tục, tạo nên những âm thanh trầm bổng bất ngờ chỉ trong một thời gian rất ngắn) trong suốt sự nghiệp đã khiến Mariah bị mất giọng nhanh chóng, nhưng không thể phủ nhận cô đã rất thành công với lối hát âm ỉ này, nó tạo nên một đặc trưng riêng trong âm nhạc của cô, rất ngọt ngào và quyến rũ, ít ai có được. Hầu như mọi ca khúc của Mariah giai đoạn sau này (từ album Daydream trở đi) đều sử dụng yodeling một cách triệt để. Đó cũng là chất trữ tình riêng trong giọng hát của Mariah, cái mà ngay cả những lirico soprano như Lara Fabian hay Celine Dion đều không có được.

Qua một số nhận định và đánh giá trên, có thể thấy rằng Mariah thực sự là một trong những giọng hát vô biên của nền nhạc pop thế kỉ XX. Sở hữu một quãng giọng rộng hiếm có, cô có thể lên những note cao nhất, xuống những note thấp nhất và chơi đùa với nó như đứa trẻ dù với ca sĩ khác là một điều khó khăn tột cùng. Không những thế, là một giọng nữ cao màu sắc, nhưng lại có thể hát như một giọng nữ cao trữ tình và giọng nữ trầm, đó cũng là một sự vô biên trong giọng hát mà hầu như rất ít ca sĩ nào làm được. Trong mỗi bài hát của Mariah thường được thiết kế rất nhiều ngóc ngách, nhiều tầng bậc kiến trúc thanh nhạc với những kĩ thuật phi chính thống nhưng cũng vô cùng khó khăn, đòi hỏi một quãng giọng rộng, một giọng hát ưu việt, nên hầu như không có ai cover lại được các ca khúc của cô. Đó chính là lí do vì sao trong các cuộc thi âm nhạc, các thí sinh thường chọn cover ca khúc của các diva khác, chứ ít ai dám động vào ca khúc của Mariah. Lối hát phô diễn quãng giọng và kĩ thuật của Mariah thường bị chê là màu mè, chạy theo kĩ thuật mà đánh rơi cảm xúc, nhưng không thể phủ nhận rằng, nhờ có điều đó mà khán giả đại chúng mới bước gần hơn đến tòa lâu đài thanh nhạc phong phú. Nhiều người nghe nhạc nhờ nghe Mariah đầu tiên rồi mới làm quen với các kĩ thuật thanh nhạc, từ đó đưa tai nghe của mình tiến đến nền opera đầy tính bác học, kén người nghe. Thật không ngoa ngôn khi nói rằng, bên cạnh Whitney Houston, Mariah Carey chính là cây cầu thứ hai bắc nhịp người nghe đại chúng đến với thanh nhạc, với những vẻ đẹp hàn lâm trong giọng hát của con người. Dù so với các đàn anh, đàn chị, Mariah xuất hiện muộn hơn, nhưng cô vẫn luôn xứng đáng đứng trong top những nghệ sĩ có cống hiến nhiều nhất đối với nền âm nhạc đại chúng, một giọng hát vô song bất diệt của mọi thời đại.

Hải Phòng ngày 26 tháng 3 năm 2014
_Đức Long_

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Nasal voice là gì?


Nasal voice còn được gọi là giọng mũi hay tính chất ngả mũi của âm thanh. Thông thường khi phát âm, có một số phụ âm đầu mang tính chất ngả mũi như "m, n, ng, nh...", tiếng Pháp là un bon vin blanc, có vị trí cấu âm ở mũi. 

Ngôn ngữ Pháp có đặc trưng là nhiều phụ âm có cấu âm ở mũi, và có tính chất ngả mũi cao, nên người nói tiếng Pháp bao giờ cũng phải dùng nasal voice khi phát âm. Vì vậy khi hát, nhiều ca sĩ Pháp thường hát với tính nasal voice khá cao, dù họ có hát bằng ngôn ngữ khác đi chăng nữa, điển hình là Celine Dion. 
http://www.youtube.com/watch?v=P5UiD-rgisY
Trong thanh nhạc, nasal voice được cho là sai kĩ thuật, nó tạo ra những âm thanh kém vang, sáng, không đạt tới độ đẹp, đôi khi nghe bị nghẹt. Nhưng nasal voice lại có những lợi ích nhất định, nó giúp làm giảm áp xuất không khí bên dưới dây thanh âm, giúp cân bằng việc hỗ trợ hơi thở và giúp lên note cao một cách dễ dàng hơn (khi lên note cao, chúng ta cần đến nhiều hỗ trợ hơi thở hơn). Đó là lí do vì sao Celine Dion tuy chỉ là một giọng lirico soprano, nhưng lại có thể betling lên A5, B5 một cách dễ dàng, thậm chí ó thể belting lên tận C6, điều mà ngay cả một spinto soprano như Whitney (thời debut) hay coloratura soprano như Mariah Carey không làm được. Cũng chính việc dùng nasal voice giúp lên cao một cách dễ dàng, mất ít sức hơn là một trong những yếu tố giúp Celine giữ giọng lâu dài như vậy dù thường xuyên phải belting note cao (cái này nhận định chủ quan của mình  ).

Hãy thử bóp mũi của bạn một vài lần trong khi hát. Nếu bạn hát với nasal voice, bạn sẽ nghe thấy một sự thay đổi trong âm thanh ngay sau khi bạn bóp mũi lại. Nếu bạn không nghe thấy một sự thay đổi trong âm thanh có nghĩa là bạn không hát nasal voice. 

Ngoài ra, cũng có một số ca sĩ thường xuyên sử dụng nasal voice dù không nói tiếng Pháp như Rihanna, Shakira... Và có nhiều ca sĩ tuy nói tiếng Pháp nhưng lại rất ít dùng nasal voice như Natalie Dessay, Lara Fabian
Rihanna
http://www.youtube.com/watch?v=nhBorPm6JjQ

Shakira
http://www.youtube.com/watch?v=booKP974B0k

_Đức Long_

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Full voice là gì?

Full voice là giọng hát mở, căng tràn, âm lượng lớn, trường độ dài, đạt tới tối đa định mức của một giọng hát nào đó.

Thường thì full voice của một giọng hát nằm trong quãng âm trung và cận cao, càng xuống thấp thì càng có nhiều nếp gấp thanh quản và càng lên cao thì thanh quản càng bị đóng lại hoặc nhấc lên, khó tạo ra full voice được.
Cách thực hiện full voice khá đơn giản, mở to khẩu hình, đẩy toàn bộ hơi lên bộ máy phát âm và phóng âm ra theo các trải nghiệm về độ vang ở các vùng tạo vang. Đơn giản hơn nữa là hét thật to là có full voice :))

Full voice có thể được sử dụng trên belting và head voice 

Ví dụ, đoạn belting C#5 ở 6:58 của mợ Whit là full voice
https://www.youtube.com/watch?v=gvf7b52R58E

Hoặc đoạn head voice B5 ở 5:14 của ngoại Price là full voice

https://www.youtube.com/watch?v=LiRfZWv6pHg

Hay đoạn belting ở 3:19 của Celine là full voice
https://www.youtube.com/watch?v=wWZ-EzgElz4
Đối với các giọng nữ cao trong opera, full voice của họ có thể lên đến tận head voice E6. Trong đó, có giọng dramatic và wagnerian soprano có thể lên full voice C6 - C#6, giọng coloratura có thể lên tới D6, E6. Một số spinto soprano cũng thường lên full voice tới E6. Nhưng hầu như lên tới F6 thì không còn là full voice nữa, mặc dù cũng có một số giọng màu sắc có thể lên full voice tới F6.

Ngoại Joan Sutherland có thể lên full voice tới D6 với âm lượng vô cùng lớn, ngang với một giọng siêu kịch tính.

Dưới đây là tổng hợp các màn full voice của các soprano trong opera trên các quãng cao đến rất cao.
https://www.youtube.com/watch?v=JrRc5bp1VQE

Ngoại Mado Robin được ghi nhận là trường hợp hiếm hoi có thể lên full voice tới B6. Lần trước có bạn nói ngoại Erna Sack có thể lên tới C7, mình đã nghe lại nhưng rất tiếc C7 đó chỉ là head voice, không phải full voice.
https://www.youtube.com/watch?v=B-li_6-mqn0


_Đức Long_

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Bàn tiệc thịt người (Truyện ngắn mới chỉnh sửa)



          Bin… Bin…
          Tiếng còi ô tô rú lên như một cái tát trời giáng vào đêm tối tĩnh mịch, át hết những khúc nhạc thiên nhiên trong bán kính gần trăm mét.
          Mãi không thấy bóng người bước ra, đành loạng choạng lê tấm thân ục ịch hơi rượu xuống khỏi chiếc Camry đen mới coóng để tự mở cửa. Phải dật giã lắm, mới tìm được chìa khóa mà quên mất rằng nhà có chuông cửa.
          Trời đêm nay đỏ quạch một màu máu.
          - Con mẹ Lành đâu rồi! – Vừa vào đến nhà đã quang quác, làm bà Lành giật thót, không kịp lau người, vơ vội bộ quần áo bẩn ướt sũng như mớ giẻ lau, bành bạch chạy ra.
          - Đây, tôi đây! Hôm nay cậu về muộn thế?
          - Kệ mẹ tôi! Sao bà không ra mở cửa hả? Có nghe thấy tôi bấm còi xe nãy giờ không?
          - Ấy chết, tôi vừa vào tắm nên không nghe thấy.
          - Nhà này thuê bà chỉ để ăn với tắm thôi à?
          - Thôi im hết đi cho yên nhà yên cửa! Bà Lành ra xem cửa giả thế nào, còn thằng Sản vào tắm ngay đi! Lần sau về muộn thì be bé cái mồm thôi! – Bà Đạm ngồi đọc báo gần cửa, hất giọng sang sảng. Giọng bà từ nhỏ đã to, đến già vẫn còn to, chửi ai thì nó đanh lại như tiếng chuông đồng. Bà vẫn hay bảo giọng bà là lộc trời cho, phải có cái giọng ấy mới quát dân làm giàu được.
          - Để mai tắm, đang mệt.
          Nói rồi đi thẳng lên phòng. Không phải mệt mà mấy món đặc sản tráng dương bổ thận đang chạy vào từng tế bào, làm cơ thể nôn nao, bức bối. Muốn tìm chỗ để giải phóng ngay đống sinh khí tích tụ từ hàng chục giống loài quý hiếm vừa được ngốn lúc tối, trong buổi tiệc chia chác đất đai của các cấp lãnh đạo thành phố.
          Hoa đang nằm trong phòng, dáng vẻ khiêu gợi nhưng làm bộ giận lẫy, không thèm nhìn chồng. Vừa trông thấy vợ, rút ngay từ túi áo một xấp toàn tờ polime xanh cứng đáp lên người như vẫn đáp cho mấy cô “kĩ thuật viên” ở KTV.
          - Tiền ở đâu nhiều thế anh! – Hoa cầm xấp tiền, vừa ngạc nhiên vừa thích thú, hai mắt sáng lên như đèn pha ô tô, quên là mình đang giả bộ giận chồng.
          - Tiền lãi chia phần trăm chỗ đất ở Hà Hoàn đó.
          - Cái đám đất khỉ ho cò gáy ấy giờ lên giá thế cơ à?
          - Sáp nhập vào thủ đô thì lại chẳng lên giá. Há há… – Cười, giọng sảng khoái đầy thô bỉ của một kẻ vừa ăn được tiền của thiên hạ.
          - Ủa, em có thấy đài báo nào nói sáp nhập đâu?
          - Bây giờ thì làm gì đã có đài báo nào nói, phải xong xuôi hết rồi mới công bố được. Chỉ mấy hôm nữa thôi, em cứ chờ mà xem!
          Nói rồi, nằm phịch xuống giường, làm đống tiền xanh văng tung tóe. Đôi tay thô ráp bắt đầu mân mê cơ thể cô vợ xinh đẹp như con thú dữ đang vờn mồi.
          - Đừng mà anh! Động thai đấy.
          - Thì đẻ đứa khác, lo gì. Con cái chỉ là phụ, tiền mới là chính. Hôm nay anh đang sung, chiều anh đi em!
          Cứ thế, hai vợ chồng quấn lấy nhau chìm vào cuộc vui hoan lạc. Tiền vương khắp một màu xanh bạc từ trên giường xuống đất.
          Ngoài sân, bà Lành đang lo sợ nhìn lên bầu trời đỏ quạch như máu phủ một làn sương ma quái vật vờ. Chưa bao giờ bà thấy trời dị thường như hôm nay.

***

          Cả thành phố đang yên trong giấc ngủ mỏi mệt. Bỗng…
          Rầm!… Một tiếng nổ vang trời quyện theo luồng sáng bạc chói rực lên như ánh chớp triệu vôn, sẵn sang xuyên thủng bất cứ đôi mắt nào dám nhìn nó. Tiếng nổ lớn làm giật mình bừng tỉnh, vội chạy ra phía cửa sổ thì…
- Hoa! Dậy ngay! Có chuyện rồi!
          - Có chuyện gì thế anh? Đang đêm mà, mưa à? – Hoa vẫn lim dim ngái ngủ, chưa biết chuyện gì xảy ra, cứ nghĩ trời đổ giông.
          - Không phải! Có chuyện rồi! Em ra đây mà xem, kinh khủng lắm! – Giọng đầy hoảng sợ, chạy vội tới giường lôi bật vợ dậy, tay vẫn còn run run.
          Trước mặt là một cảnh tượng hãi hùng. Cả vùng trời phía Đông đỏ rực màu lửa vì được thắp sáng bởi những dãy nhà cháy tả tơi. Khói bốc lên thành từng cột dài như những con quỷ dữ đang vươn hết lồng ngực hút sạch bầu khí quyển cạn kiệt. Ngay giữa đám khói nghi ngút và đám lửa đang cháy ngấu nghiến, bỗng nhô lên một ụ sắt khổng lồ. Trông nó đen ám, lồi lõm kì quái như một cái tổ mối thành tinh với hàng trăm ô cửa phát ra thứ ánh sáng tởm lợm, nhớp nhúa. Thực chất, nó là chiếc phi thuyền cỡ lớn đến từ một hành tinh quỷ quái nào đó cách đây tám mươi ba tỷ năm ánh sáng, mang theo hàng trăm sinh vật to lớn, kì dị. Sở thích của chúng là ăn thịt người.
          - Cô Hoa, cậu Sản ơi!
          Hai vợ chồng còn chưa kịp hoàn hồn, lại giật bắn mình bởi tiếng gọi thất thanh của bà Lành.
          - Có chuyện gì? – Gắt.
          - Trời ơi! – Bà Lành vừa nói vừa thở, từng câu từng tiếng cứ run lẩy bẩy, ríu cả vào nhau – Cô cậu chưa biết gì à? Loạn rồi! Nguy rồi! Bọn ngoài hành tinh đang tấn công vào đây. Tôi vừa nhận được điện thoại của bác cả, bác ấy bảo trong thành phố bị đốt hết rồi. Chúng nó đi đến đâu là đốt sạch đến đấy, bắt được người nào nó nhai sống luôn. Ghê lắm! Giờ có lẽ chúng đang đi về phía này, cô cậu mau chuẩn bị đồ đạc mà chạy đi. Phải trốn mau không thì chết hết!
          Đời không ai biết được chữ ngờ, những chuyện tưởng như chỉ có trong phim ảnh nay lại xảy đến ở đời thực, thực chứ không phải mơ.
          Cả nhà hớt hải dọn đồ. Đồ thì nhiều mà người thì ít, đâm ra cái gì cũng tiếc. Cố vơ hết tiền và giấy tờ các loại. Còn Hoa lại lo sốt vó cho đống đồ hiệu của mình, cái nào cũng tiền triệu cả. Chỉ có bà Đạm là đủ bình tĩnh để thắp nén nhang cho ông chồng quá cố. Vào cái lúc sống chết cận kề này, mấy ai để tâm đến người đã khuất.
          - Sao bà mang lắm đồ thế, để bớt lại đi! Xe đi nặng hỏng hết giờ. Bà biết xe này bao nhiêu tiền không? – Quang quác cái mồm, tiếc rẻ chiếc xe mới tậu từ tiền hoa hồng vụ cưỡng chế đất tháng trước ở Tiên Linh.
          - Toàn đồ ăn thức uống, thuốc men cần thiết cả, không bỏ được cái nào cậu ơi!
          - Mang lắm đồ ăn đi làm gì? Có tiền là mua được hết.
          - Nhưng cậu ơi, vào lúc sống chết này người ta giữ đồ ăn chứ tiền có ăn được đâu mà họ lấy. Mà… - Bà Lành hơi ngập ngừng – Sao cậu không bảo cô Hoa bỏ bớt đồ cô ấy lại. Tôi thấy toàn nước hoa với túi xách, guốc dép các kiểu.
          - Bà điên à! Bà biết đống này bao tiền không? Toàn đồ hiệu của tôi đấy. Cả cái người bà cũng chưa bằng cái túi này đâu. – Hoa sấn sổ tới, vừa nói vừa trợn mắt dí cái túi Hermes Kelly hàng ngàn đô vào mặt bà Lành.
          - Bà ấy nói đúng đấy. Em bỏ lại đống đồ đó đi, mang quần áo cần thiết thôi!
          - Nhưng em không thể sống mà thiếu chúng được.
          Hoa tính làm vẻ nũng nịu với chồng, nhưng có vẻ đúng lúc, bực mình gắt:
          - Thế cô ở lại mà sống với chúng. Hãm tài!
          Thấy làm căng, Hoa đành nhượng bộ, nhưng thù bà Lành lắm nên giả vờ nói đổng.
- Sao không bỏ cái bị thịt này ở lại? Cho đi theo chật chỗ, tốn xăng.
- Thôi đi con ranh, bỏ bà ấy lại thì lấy ai chùi mép cho mày? – Giọng bà Đạm sang sảng.
Cả nhà chuẩn bị xong hết mới thấy bà Đạm lề rề bước xuống. Đợi lâu, phát cáu:
          - Mẹ làm gì trên ấy thế?
          - Tao đi thắp hương cho bố mày chứ sao nữa.
Ngồi tuốt trong xe, Hoa cố lườm trộm bà Đạm một cái, mồm lẩm bẩm:
          - Chết đến nơi rồi còn lo mấy cái luyên thuyên. Rồi tí nữa nó vào, nó đốt cả cái bàn thờ thì tha hồ thắp.

***

Xe đi chưa được bao lâu thì vấp phải ổ voi khựng giật lại, buộc phải xuống xe để giảm tải trọng. Giữa lúc đánh vật với đống bùn đất nhầy nhụa, bỗng, một tia sáng lóe lên kèm theo tiếng nổ vang rền. Thật kinh khủng! Bọn ngoài hành tinh đã ở ngay phía sau chiếc xe. Đến giờ phút này mới được chứng kiến tận mắt nỗi khiếp sợ của cả thành phố. Chúng là những sinh vật to lớn, cao đến hơn ba mét, da dẻ sần sùi nhớp nháp như cóc nhưng cứng hơn cả da tê giác, toàn thân bốc mùi xác thối khắm lặm. Chúng có tất thảy bốn tay, hai tay dưới nhỏ hơn để cầm búa và lưỡi liềm sắc bén, vốn là thứ vũ khí giết người dã man nhất của chúng, hai tay trên to đến tưởng như che được mặt trời. Không biết IQ của chúng cao cỡ nào, nhưng bộ não to đến ăn hết phần gáy và phần trán, tràn cả sang hai vai. Hai con mắt chúng đỏ lòm như máu, mồm mở rộng những chiếc hàm cứng như gọng sắt, lúc nào cũng thò lò chiếc lưỡi có xúc tu. Những chiếc lưỡi này có thể chạy thẳng vào cơ thể con mồi để rút ruột chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Chúng không biết nói tiếng người, chỉ biết rú lên những tiếng man rợ như tiếng gọi của địa ngục. Dáng vẻ kinh hãi của chúng khiến bà Lành sợ đến rụng rời tim gan, chỉ kịp la lên thất thanh rồi ngất lịm, ba người còn lại luống cuống chạy thoát thân, nhưng đã quá muộn.
Lần này, chúng không giết ngay mà bắt sống, đem về nhà hàng Gia Viên, chính là nhà hàng vừa ăn tiệc tối nay. Thì ra đây là căn cứ tạm thời của chúng.
Nhà hàng Gia Viên lúc này chỉ còn là một đống đổ nát hoang tàn, cánh cửa sắt khang trang đã bị phá tung, còn các khu nhà thì biến dạng. Bọn ngoài hành tinh trói chặt chân con tin lại, vất vào một góc sân. Ở đây có rất nhiều người cũng bị bắt sống về. Mà rất lạ, đa số những người bị bắt, đều quen biết, toàn là bạn bè cùng làm ăn với cả, thậm chí có cả những người ngồi cùng bàn tiệc tối nay. Toàn những ông to, vốn thường ngày bệ vệ lắm mà lúc này trông ai cũng như ai, đầu tóc nhễ nhượi, quần áo luộm thuộm, mặt cắt không còn giọt máu. Nhiều người sợ quá đái cả ra quần, ướt sũng một vũng, khai rình. Nhìn họ vất vưởng, sống dở chết dở, đến là thảm.
Bọn ngoài hành tinh bê ra một chiếc bàn cỡ lớn hình chữ nhật và một số dụng cụ nấu bếp. Chẳng hiểu chúng kiếm đâu được chiếc bàn khổng lồ đó? Tên đầu đàn to nhất mang mật danh Mr.X (đừng bao giờ tìm X), có làn da đỏ lòm như máu ngồi ở đầu bàn, giữa ngực nó nổi lên một đám nhọt hình ngôi sao vàng nhạt to tướng, bao quanh là năm cái nhọt nhỏ hơn, bọn còn lại ngồi nối tiếp nhau đến cuối bàn. Cả bàn ăn nồng nặc mùi xác thối và mùi máu tanh tưởi, bên cạnh bàn là hai tên có nhiệm vụ chuẩn bị món ăn. Thì ra bọn khốn kiếp này cũng biết nấu nướng, không phải món nào chúng cũng ăn sống. Chuẩn bị xong, cả lũ chúng nó cùng hú lên những tiếng man rợ chúc tụng nhau. Nhiều người ngồi cùng chỗ sợ đến đái cả ra quần mà không dám ho he một tiếng. Có người ngất lên ngất xuống tới mấy lần. Đây là cơn ác mộng kinh hãi nhất trong kiếp làm con người của họ.
Một tên ngoài hành tinh lừ đừ tiến tới chỗ hắn, nhìn quanh một lúc rồi vươn đôi tay nhầy nhụa gớm ghiếc chộp lấy Hoa như chộp một con khỉ. Hoa sợ hãi, gào thét điên dại, một tay bám vào hắn.
          - Anh Sản ơi cứu em với! Đừng để nó bắt em đi! Nó giết em, nó giết con em!
          - Đ.m lũ khốn kiếp! Thả vợ tao ra! – Cố gào thật to, thật gắt, nhưng kì thực chỉ mong Hoa đừng bám vào mình kẻo nó lôi cả hai đi thì khốn. Những người cạnh đó cũng khóc rú lên nhưng chẳng dám làm gì. Chỉ biết ngất, khóc, nôn thốc tháo, và đái ra quần một cách vô dụng, chẳng khác gì những con gà nằm chờ bị cắt tiết.
          Bọn ngoài hành tinh đặt Hoa nằm thẳng trên bàn tiệc, lột sạch quần áo. Một tên giữ chặt tay chân còn một tên cầm chiếc lưỡi liềm sắc ngọt, sáng choang như gương xẻ từ từ phần bụng từ trên xuống dưới. Dao lia tới đâu máu tóe ra tới đó kèm theo từng đụn mỡ trắng vàng phọt ra như bong bóng. Từng vết cắt cứa vào cơ thể xót đến tận óc. Ban đầu Hoa còn gào thét, nhưng mất máu nhiều quá, lại thêm cơn đau tái dại vì bị mổ bụng khiến cô dịm cả người đi, hai mắt lòa đi không còn nhìn thấy gì nữa. Nhưng không chết, cũng không ngất. Giá mà chết được ngay thì tốt. Sau khi xẻ xong phần thịt và da bên ngoài, một tên khác thọc thẳng tay vào lôi đứa con trong bụng Hoa ra khiến bọc nước ối vỡ tung tóe. Đứa bé đã được gần sáu tháng, đã có đủ tứ chi và mắt mũi. Được chào đời sớm, nó khóc ré lên thảm thiết. Nhưng cuộc đời nó chỉ kéo dài trong chớp nhoáng, tên mr.X đung đưa một hồi rồi tống thẳng nó vào mồm, nhai rau ráu, vẻ mặt khoái khẩu. Đến phần sọ cứng quá, nó cắn mạnh một cái làm bao nhiêu là óc bắn ra, văng cả vào người, làm nôn thốc nôn tháo hết cả mật xanh mật vàng. Bà Đạm vẫn nhắm mắt ngồi thiền, coi như không biết gì.
          Sau món khai vị hài nhi bao tử là món mắt sản phụ, sở dĩ chúng chọn Hoa vì cô có đôi mắt to và sáng như mắt đại bàng, cảm tưởng như rất nhiều chất bổ trong đó. Một tên ngoài hành tinh cầm cái lưỡi liềm nhỏ quặp ở đầu xọc thẳng vào mắt hoa, móc ra hai con mắt to tròn còn dính lại chút thịt và gân. Chúng bổ đôi con mắt rồi cho vào một thứ dụng cụ giống cái vắt chanh xoay kiệt lấy nước. Thứ nước vàng vàng đỏ đỏ đó được đổ vào một chiếc ly bạc, dâng lên cho tên mr.X thưởng thức. Còn lại cái xác không, chúng vất Hoa ra phía sau cho một tên khác lột da chiên giòn. Tên này rất chuyên nghiệp, chỉ trong vài đường cắt lẹ làng, nó đã lột sạch phần da ngoài của Hoa, để lộ từng thớ thịt hồng hào phấp phấy mạch máu. Nó chặt cơ thể Hoa ra từng khúc nhỏ nghe chan chát rồi thả vào chảo dầu sôi sùng sục. Mùi thịt người chiên bốc lên thơm phức khắp không gian.
          Sau khi chén sạch món khai vị, bọn ngoài hành tinh lại ngoái về chỗ con tin, vẻ thèm thuồng. Một tên đi tới để chọn món, đáo quanh một lúc, nó chộp thẳng lấy bà Đạm. Bà Đạm sợ đến mềm nhũn người, mồm run bằn bặt, nhưng biết đã tới số nên chẳng gào thét, chẳng chống cự, thậm chí cũng chẳng còn sức để mở nổi mắt. Lần này, nhảy tới quyết liệt, ra sức chửi bới gào thét, chửi cả những người chung quanh vì thấy chết mà không cứu. Nhưng biết sao được, họ cũng đang sợ chết khiếp thì làm được gì nữa, đâu phải phim mà có anh hùng tới cứu giúp. Thấy loằng nhoằng quá, tên kia tát thẳng vào mặt làm méo cả quai hàm, đau đến sạn cả phổi.
          Tên ngoài hành tinh đặt bà Đạm ngồi lên một chiếc ghế gỗ, trói chặt chân tay, cầm chiếc lưỡi liềm sắc cạo sạch mớ tóc của bà, để lộ ra phần sọ trắng hếu. Rồi nhanh chóng, nó lia một đường dao cắt phăng phần xương sọ bên trên làm nổi ra phần óc vẫn còn thở thóp hơi nóng. Bà Đạm mắt mở to, nước mắt vẫn chảy, nhưng không còn biết gì nữa. Trên đầu bà, tên Mr.X đưa mồm mút lấy món óc người còn nóng ngon lành. Ăn xong món óc, nó cầm chặt đầu bà rồi nhúng phần thân dưới vào chảo dầu sôi, phần dưới chín giòn còn phần trên vẫn sống, tim vẫn đập thình thịch và mồm vẫn còn mấp máy.
          Chứng kiến vợ bị làm thịt không đau bằng chứng kiến cái chết thê thảm của mẹ mình, vừa kinh hãi lại vừa đau đớn quằn quại như có ai đó thò tay giật tung nội tạng, bóp gãy xương tủy. Lúc này, chỉ còn biết khóc và chửi, gào lên đến bạt cả giọng.
-   Lũ chó man rợ!!!

***

- Anh chửi ai mà ghê thế? – Tiếng Hoa nhẹ nhàng âu yếm chồng.
          Bật tỉnh. Thì ra gặp ác mộng. Vẫn chưa hết kinh hoàng, run run nhìn vợ rồi lại tự tát mình. Đúng là mơ thật, một giấc mơ kinh tởm và đáng sợ.
- Anh dậy muộn đấy, để em xuống bảo bà Lành nấu cơm. Anh đi rửa mặt đi!
          Hoa đi rồi, chỉ còn mình trong phòng, mặt vẫn cắt không giọt máu. Nhớ lại món óc khỉ sống, món mắt đại bàng móc trực tiếp, món cá chiên nửa người và món bào thai rắn được chiêu đãi trong bữa tiệc tối qua. Thế rồi… chộp ngay lấy con dao rọc giấy bên cạnh giường rạch thằng vào bụng. Máu chảy lênh láng, đỏ đẫm cả đống polime xanh chưa kịp dọn.

Hải Phòng ngày 17 tháng 7 năm 2013
_Đức Long_