Trong opera và nhạc cổ điển, nữ cao trữ tình (lirico soprano) được định nghĩa là một loại giọng nữ cao ấm áp, có độ sáng, giàu âm sắc, âm khu trung đầy đặn, bay bổng, mềm mại, thường thể hiện vai những người phụ nữ hiền lành, yếu mềm.
Có hai loại nữ cao trữ tình là full lirico soprano (nữ cao trữ tình đầy đặn) và light lirico soprano (nữ cao trữ tình mảnh).
Đặc trưng của full lirico soprano là âm sắc đầy đặn, có độ dày, khỏe, legato (hát liền note) phát triển với full voice (hát toàn giọng), có khả năng điều chỉnh âm lượng vừa phải trên quãng cao, âm lượng chắc chắn ở những quãng hát dài hơi. Điển hình cho loại giọng này là Lara Fabian, Celine Dion, Montserrat Caballe, Renee Fleming.
Lara Fabian là điển hình của full lirico soprano trong nhạc đại chúng với quãng trung phát triển, legato mượt mà, chất giọng ấm áp, mềm mại.
Đặc trưng của light lirico soprano là âm sắc mảnh, sáng, có khả năng chuyển giọng và pha giọng nhanh chóng, thực hiện kĩ thuật hoa mĩ dễ dàng hơn. Điển hình cho loại giọng này là Cyndi Lauper, Christina Aguilera, SoHyang, Kathleen Battle, Leona Lewis, Mirella Freni.
Kathleen Battle là giọng light lirico soprano điển hình ở opera
SoHyang là một điển hình của light lirico soprano trong nhạc đại chúng, với âm sắc mảnh, sáng, mềm, khả năng chuyển giọng và thực hiện kĩ thuật hoa mĩ rất linh hoạt, nhưng kém phát triển ở quãng trung. Với cấu tạo bộ máy phát âm đặc biệt, có thể belt mixed voice (giọng pha) lên những note cao với tính chất của spinto soprano (nữ cao trữ tình kịch tính), khác với nhiều light lirico soprano thông thường.Nữ cao trữ tình là loại giọng phổ biến thường thấy ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, có vô số giọng nữ cao trữ tình, nhưng sau đây là một số ca sĩ điển hình nhất.
Hồ Quỳnh Hương
Hồ Quỳnh Hương là một trong hai giọng nữ cao nổi bật nhất của nền nhạc nhẹ Việt Nam đương đại, cùng với Thu Minh.
Từng hai lần tốt nghiệp thủ khoa loại xuất sắc chuyên ngành thanh nhạc tại Đại học văn hóa nghệ thuật Quân đội, Hồ Quỳnh Hương được xem là nhân tài hiếm có tại ngôi trường truyền thống này. Khi ấy, với tài năng thiên phú, chỉ cần học thêm hai năm nữa là Hồ Quỳnh Hương có thể lên hàng trung úy, nhưng cô từ chối để theo đuổi con đường nhạc nhẹ.
Hồi còn đi học, Hồ Quỳnh Hương hát các aria cổ điển rất hay bằng head voice, nhưng do chuyển qua nhạc nhẹ đã lâu nên các màn hát nhạc cổ điển gần đây của cô bị giảm tới 80% phong độ. Dù vậy, cô vẫn thể hiện được một nền tảng kĩ thuật vững chắc, hơn hẳn nhiều ca sĩ nhạc nhẹ hiện nay.
Dù giảm tới 80% phong độ, nhưng Hồ Quỳnh Hương hát các aria cổ điển vẫn rất hay
Hồ Quỳnh Hương sở hữu một âm sắc giọng rất đẹp, sáng mảnh, ngọt ngào nhưng vẫn đầy đặn, ấm áp, lại khá linh hoạt. Legato của cô rất mịn, liền mạch và mềm mại, kết nối tốt với nhau.
Nhờ nắm vững passagio, Hồ Quỳnh Hương có thể được xem là một trong những ca sĩ hát giọng pha (mixed voice) tốt nhất nền nhạc nhẹ đương đại. Quãng giọng pha của cô rất rộng, trải dài từ C5 tới B5 và luôn được hỗ trợ tốt, vang đều ở các note nhạc. Đặc biệt, Hồ Quỳnh Hương có thể belt tới G5 full voice với open throat, full resonance, chuẩn vị trí âm thanh, vị trí thanh quản, thư giãn thoải mái, điều mà giọng nữ cao nội lực hơn cô là Thu Minh chưa làm được.
Những note G5 chuẩn xác của Hồ Quỳnh Hương
Nhờ chất giọng đẹp thiên phú và kĩ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hồ Quỳnh Hương đã giành được rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Cô cũng là ca sĩ Việt Nam đầu tiên được góp mặt trong vở nhạc kịch Loving the silent tears của Hollywood do đạo diễn lừng danh Vincent Paterson chỉ đạo.
Thanh Tuyền
Là một điển hình của việc hát “sến”, nhưng chính Thanh Tuyền đã trả lời rằng, trong nghệ thuật, việc quan trọng là khán giả tiếp nhận tiếng hát của mình như thế nào, và mỗi dòng nhạc đều có những tầng lớp khán giả khác nhau, nên “sến” hay không sến cô cũng không mảy may quan tâm.
Sở hữu giọng hát với âm sắc bẩm sinh phù hợp với dòng nhạc bolero như được đo ni đóng giày nên với Thanh Tuyền, cô càng hát “sến” bao nhiêu khán giả lại càng mê mẩn bấy nhiêu. Vì cái “sến” của cô không hề giả tạo, gượng ép, cứng nhắc như nhiều ca sĩ sau này, mà vẫn luôn tràn ngập cảm xúc cũng như sự mùi mẫn, đa cảm.
Giống như Thái Thanh, tiếng hát Thanh Tuyền thuộc dạng kén tai nghe, kén khán giả vì nó quá “mùi”, quá “cảm”, ai mới nghe sẽ cảm thấy hơi khó chịu vì chất bi cảm quá lớn của nó. Nhưng nếu đã nghe quen, người nghe sẽ bị nghiện tiếng hát ấy, nghiện chất mùi mẫn ấy, để không dứt ra được. Hai tiếng hát này hệt như một quả sầu riêng, mùi rất nồng, bay rất xa và rất đậm, người không quen thì không thích, nhưng đã quen thì có đắt mấy cũng muốn mua về để thưởng thức.
Thanh Tuyền sở hữu chất giọng soprano trữ tình thuần túy (full lirico soprano) cao vun vút với một âm sắc tròn trịa ở quãng trung và vô cùng rực rỡ ở quãng cao.
Nếu Thanh Tuyền được rèn giũa theo chuẩn mực thanh nhạc cổ điển phương Tây, cô sẽ vô địch trong số các giọng ca nữ ở Việt Nam. Giọng hát của cô vốn đã thuộc dạng hiếm, bản chất vang lộng sang sảng, mỗi lần cất lên thì như tiếng đại hồng chung, không những vang xa mà còn để lại một dư âm rất lâu trong tai nghe thính giả.
Về âm sắc, nếu liên tưởng qua màu sắc, có thể ví tiếng hát Thanh Tuyền với màu hoàng yến rực rỡ xôn xao ánh nắng chói lòa. Chính nhờ âm sắc tuyệt vời trong một giọng hát vang sang sảng hiếm có mà Thanh Tuyền đã nổi bật hơn hẳn Hương Lan (cũng là một giọng hát giàu âm sắc) khi thu chung CD.
Nhưng tiếc thay, dù được rèn giũa từ nhỏ bởi cặp ca sĩ - nhạc sĩ Mạnh Phát và Minh Diệu, nhưng dường như để phù hợp với thị hiếu của khán giả nên mỗi khi lên cao, Thanh Tuyền lại nhốt sâu tiếng hát vào cuống họng (lối hát bạch thanh), khiến những note cao của cô dù rực rỡ nhưng lại hơi gắt và nhọn hoắc như mũi khoan sâu vào tai khán giả. Đây không phải lối hát đẹp theo chuẩn mực truyền thống, nhưng lại tạo ra chất bolero rất riêng.
Lê Cát Trọng Lý
Lê Cát Trọng Lý là một hiện tượng âm nhạc đặc biệt hiếm có ở Việt Nam trong vòng 30 năm trở lại đây.
Sự đặc biệt của Lê Cát Trọng Lý đến từ mọi khía cạnh trong cô, từ phong cách, giọng hát, cách hát tới hình tượng âm nhạc.
Khác với tất cả các ca sĩ trẻ hiện nay, Lê Cát Trọng Lý đi theo một hướng riêng, đúng chất một nghệ sĩ cầm ca chứ không phải ca sĩ đơn thuần.
Đã rất lâu rồi, nhạc Việt mới lại được chứng kiến hình ảnh một nghệ sĩ gắn liền với hình ảnh cây guitar trên sân khấu, vừa đàn vừa hát ở mọi ca khúc. Bằng cách này, Lê Cát Trọng Lý đã phát triển được hình tượng nhạc công – ca sĩ, guitarist - singer, vốn đã phổ biến trên thế giới nhưng rất ít khi xuất hiện ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh nền âm nhạc ngày càng đổ xô theo những ca sĩ cầm mic phô diễn diễn vocal thì Lê Cát Trọng Lý thực sự là một của hiếm. Thêm nữa, việc tự sáng tác các ca khúc của mình càng chứng minh cho chất nghệ sĩ tài năng và thiên bẩm của cô, với vốn từ vựng phong phú, độc, lạ. Vừa sáng tác, vừa chơi nhạc, vừa hát, cô là hình mẫu nghệ sĩ đáng để học hỏi nhất trong vài chục năm qua, kể cả đối với các bậc tiền bối.
Ngay cả dòng nhạc mà Lê Cát Trọng Lý theo đuổi cũng là một dòng nhạc hiếm ở Việt Nam, đó là dòng nhạc folk. Cách hát, giọng hát, chất nhạc của cô rất giống với Ane Brun – nữ ca sĩ nhạc folk nổi tiếng hiện nay. Đồng thời, nó cũng làm người nghe liên tưởng tới âm nhạc hiện sinh, một thời kì âm nhạc sôi động của thế giới, với sự góp mặt của rất nhiều nghệ sĩ nhạc folk.
Ngọc Khuê
Nói về nhạc dân gian đương đại Việt Nam thì Ngọc Khuê là một trong những tên tuổi nổi bật nhất.
Từ Sao mai điểm hẹn mùa đầu tiên, Ngọc Khuê đã gây ấn tượng lớn cho khán giả, với chất “điên” rất riêng có đầy cá tính của mình.
Ngọc Khuê có lối hát điệu rất lạ, được cô tận dụng triệt để để sáng tạo nên một phong cách “làng” đặc trưng, thể hiện qua cách nhấn nhá, luyến láy, nhả chữ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều ca sĩ sau này.
18 ca sĩ trên có thể xem là những giọng nữ cao trữ tình tiêu biểu nhất nền âm nhạc Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay. Phong cách của họ rất đa dạng, trải dài các thể loại âm nhạc, từ opera, cổ điển, thính phòng tới nhạc dân ca, quan họ, bolero, nhạc pop ballad, tới cả nhạc cách mạng, nhạc indie thể nghiệm, nhạc folk, nhạc dance… Mỗi người một vẻ, một xu hướng tài năng cũng như đặc trưng riêng có trong giọng hát của mình, nhưng họ đã cùng nhau tạo nên diện mạo âm nhạc Việt Nam đương đại như ngày nay.
Long Phạm
26/09/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét