Trong sự nghiệp ca hát của mình, Whitney đã thực hiện hàng trăm show diễn và tour diễn khác nhau trên toàn thế giới. Ở thời kì đỉnh cao (từ 1984 đến 1994), giọng hát của Whitney luôn rực cháy, lộng lẫy, cống hiến và cháy hết mình trong mọi show diễn.
Ai cũng biết, giọng hát của Whitney đẹp nhất, trong sáng nhất vào thời kì debut, khi sức khỏe của cô ở giai đoạn ổn định và sung sức nhất của tuổi trẻ. Đến những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, sức khỏe của Whitney gặp nhiều vấn đề trầm trọng, thường xuyên bị ốm, khản giọng trên sân khấu, ảnh hưởng không nhỏ tới giọng hát của cô. Những nguyên nhân dẫn tới sự xuống dốc về sức khỏe, theo tôi là từ năm 1989, Whitney đã bắt đầu vướng vào thuốc phiện khi quen Bobby Brown, cho đến năm 1990, cô bị sảy thai, phải phẫu thuật thanh quản nhưng không hề có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, cộng thêm việc hát với thanh quản cao trong thời gian dài khiến giọng hát gặp nhiều trục trặc. Người ta nghĩ rằng giọng hát của Whitney đã đến lúc chấm hết, không thể lấy lại nội lực của những năm đầu sự nghiệp nữa. Nhưng họ đã nhầm, sau quãng thời gian ngắn nghỉ đẻ sinh con gái đầu lòng, Whitney không những lấy lại được nội lực của những năm debut, mà còn tăng nó lên gấp bội phần. Trong khuôn khổ tour diễn The Bodyguard World Tour kéo dài từ năm 1993 đến 1994, Whitney đã trình diễn tổng cộng 120 show tại nhiều nước trên thế giới. Trong hai năm đó, cô cũng thường xuyên biểu diễn tại các show truyền hình, các lễ trao giải âm nhạc. Với lịch diễn dày đặc như vậy, Whitney đã nhiều lúc bị suy nhược về sức khỏe, giọng hát đôi khi có dấu hiệu xuống sức, nhưng hầu như vẫn to khỏe và rực cháy, thậm chí còn đó độ rền, mạnh hơn cả thời kì debut. Đây là một điều vô cùng kì lạ trong giọng hát của Whitney - người được mệnh danh là tiếng hát đa thanh của nền âm nhạc đại chúng thế kỉ XX. Show diễn tại Philadelphia vào ngày 26 tháng 6 năm 1994 tuy được ít người biết đến hơn vì không được ghi hình, nhưng với tất cả nội lực của Whitney được tung ra một cách sung mãn, nó xứng đáng là một trong những show diễn hay nhất trong sự nghiệp của cô.
Nhìn vào mốc thời gian diễn ra show diễn, có thế thấy, trước khi tổ chức show diễn này, Whitney đã phải đi rất nhiều show trước đó, từ năm 1993 đến tận sáu tháng đầu năm 1994. Theo lẽ thường, càng về các show cuối tour diễn, ca sĩ sẽ bị đuối vì áp lực làm việc, nhất là với người thường xuyên phải phô diễn giọng hát ở những quãng âm lớn và không có chế độ giữ giọng như Whitney (tôi vẫn thường nói đùa rằng Whitney là cỗ máy giết giọng của chính cô ấy, vì cô ấy chỉ biết hát hết mình, không hề biết chăm sóc bản thân hay dùng thủ thuật để giữ giọng như các ca sĩ khác). Nhưng, với một giọng hát đa thanh như Whitney, chúng ta chẳng thể đoán được những gì đang diễn ra với giọng hát của cô ấy. Trái với những gì người ta nghĩ, đây lại chính là show diễn mà Whitney đạt đến đỉnh cao kĩ thuật lẫn giọng hát, cũng như sự tinh tế trong nghệ thuật biểu diễn, dù chất giọng có đi xuống đôi chút do làm việc quá nhiều và đôi khi vẫn mắc một số lỗi kĩ thuật. Trong show diễn này, giọng hát của Whitney đạt được độ mở lớn nhất, để có thể phóng âm với cường độ âm lượng lớn, lớn hơn rất nhiều so với những giai đoạn trước đó. Không những vậy, ở vào lúc đỉnh điểm của quá trình chuyển hóa từ một spinto soprano sang spinto mezzo, giọng hát ấy đã đạt đến một độ dày khủng khiếp, âm sắc trở nên đặc sệt, đanh lại như bê tông, nặng đến cả ngàn tấn, căng tràn đầy nội lực, vang rền và nổ như tiếng pháo rang. Có thể ví giọng hát của Whitney khi ấy như một bức tường đúc bằng thép vậy. Whitney vẫn thường bị nói là cách hát quá "trắng", quá nhẹ nhàng, âm lượng không to khỏe như những ca sĩ nhạc soul/gospel da màu (những ca sĩ mà tôi vẫn hay gọi là hát với lối "xôi thịt"). Nhưng đó là chuyện của những năm debut thôi, nếu nghe trực tiếp show diễn này, sẽ không còn ai dám nói Whitney giọng không to khủng, hay không kịch tính. Dẫu có gọi Patti hay Aretha vào chung show này với Whitney thì cũng chỉ hơn được cường độ âm thanh, chứ chưa bằng được về độ dày và đanh của giọng hát. Điểm đặc biệt ở show này là giọng Whitney to đều, đanh dày ở tất cả các note, không giống một spinto thông thường, chỉ to được ở những đoạn lên cao kịch tính. Bởi vậy, có nhiều quan điểm cho rằng giai đoạn này, Whitney đã tiến tới một dramatic mezzo. Thường thì tai nghe của người nghe nhạc bình thường sẽ không nhận ra, nhưng nếu bạn đem show diễn này đi hỏi những người làm phòng thu, vốn là những người có tai nghe quen các loại cường độ âm thanh, họ sẽ trả lời rằng âm lượng phát ra ở đây cực lớn.
Bạn muốn chứng kiến nội lực khủng khiếp của Whitney trong show diễn này chứ? Nếu đã sẵn sàng, xin mời nghe cú hit 21 note D5 liên tiếp ở chữ "I love you" trong màn live Medley này (2:00). Hit D5 với giọng nữ không phải khó, nhưng thật khó để tìm được những note D5 căng, dày và đanh lại đến kì lạ như vậy. Nghe cách hát của Whitney, bạn sẽ nhận thấy cô ấy không phóng hết tất cả âm lượng ra ngoài, vẫn giữ lại trong cổ họng để tạo độ đặc quánh không ngờ cho giọng hát. Kiếm một note D5 bay vut vút thì dễ thôi, nhưng kiếm một note D5 đanh và đặc thế này thì không dễ chút nào.
https://www.youtube.com/watch?v=1ZhQI5VdlHU
Hoặc không cần phải hát phô trương, mời bạn nghe thật kĩ chữ "if" đầu tiên trong ca khúc I will always love you để thấy được sự khỏe khoắn, đầy đặn, lấp đầy toàn bộ sân khấu ở những note nhỏ và nhẹ nhất. Một người bạn làm phòng thu mà tôi quen đã tỏ ra bất ngờ khi nghe chữ "if" đầu tiên này, anh ta nói rằng nó quá khỏe và nội lực.
https://www.youtube.com/watch?v=r46esvSufSk
Đến những năm 1994, dù đã chuyển qua quãng giọng của mezzo, có xu hướng trầm khàn, nhưng Whitney vẫn có những cú belt note F5 khá đẹp. Điển hình nhất là chuỗi F5-F#5 được tung ra trong đoạn cuối ca khúc I'm very woman này (3:44). Ở các giọng nữ khác, F5 thường sáng và bay, nhưng với Whitney, F5 vẫn rất dày, đanh và có sức nặng lớn, khiến nhiều người tưởng cô đang gào thét theo kiểu Christina Aguilera hay Etta James. Nhưng kì thực, cô đang sử dụng rất điêu luyện kĩ thuật mix voice. Dù ở F5, Whitney vẫn vibrato rất tinh tế, chứng tỏ giọng hát và kĩ thuật của cô còn tốt hơn cả thời kì debut.
https://www.youtube.com/watch?v=yjLc2_6-SXk
Không chỉ ở độ to hay khỏe, Whitney còn tỏ ra là một bậc thầy trong việc cảm nhạc khi chơi liền cú hit 12 note C#5 ở ca khúc Saving all my love for you (5:30). Bạn sẽ thấy tốc độ của 12 note này được bắn ra nhất nhanh mà vẫn đanh, dày, không bị lệch tone, lệch nhịp, dù đang ở những note khá cao. Nếu không phải một ca sĩ có khả năng cảm nhạc và điều khiển vocal cực tốt, sẽ không thể chạy note với tốc độ nhanh đến như thế. Điều đáng nói là dù nhanh đến thế nhưng vẫn rõ từng chữ, đây là một ưu thế về khả năng phát âm tròn vành rõ chữ, chắc chữ của Whitney, cái mà rất ít ca sĩ, kể cả hàng diva như Aretha, Mariah, Patti có được. Thử tưởng tượng hát với tốc độ nhanh 12 note C#5 rõ từng chữ, với cường độ âm lớn, mà không bị lạc giọng, lệch tone, âm sắc giữ nguyên không đổi, vô cùng khó khăn đấy.
https://www.youtube.com/watch?v=2mSz5I5anHk
Hay trong ca khúc Didn't we almost have it all, cô tiếp tục hit rất nhanh một đoạn note với tốc độ cao (kĩ thuật glissado) mà vẫn chắc chữ (3:33).
https://www.youtube.com/watch?v=mM2EbxevY4U
Hoặc trong ca khúc All the man that i need cũng có nhiều đoạn chạy chữ, đẩy giọng lên rất nhanh. (2:24)
https://www.youtube.com/watch?v=mYRmNxt_omI&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=7
Hay trong ca khúc Didn't we almost have it all, cô tiếp tục hit rất nhanh một đoạn note với tốc độ cao (kĩ thuật glissado) mà vẫn chắc chữ (3:33).
https://www.youtube.com/watch?v=mM2EbxevY4U
Hoặc trong ca khúc All the man that i need cũng có nhiều đoạn chạy chữ, đẩy giọng lên rất nhanh. (2:24)
https://www.youtube.com/watch?v=mYRmNxt_omI&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=7
Chúng ta đều biết, ngoài C5, D5, Whitney còn sở trường ở những note E5. Đến giai đoạn 1994, Whitney đã phát triển một cách belt E5 mới, mà trước đây cô chưa làm được. Tôi cũng không biết phải nói về cách belt này thế nào, chỉ biết đó là cách mix voice rất điêu luyện, cho ra một quãng E5 dày, đanh, nhưng không đanh quá mức mà lại vẫn có một chút hơi bay bổng, vang rền một cách khó tả, hơi tối nhưng vẫn sáng, tưởng như phóng hết ra mà vẫn giữ lại, đầy toàn bộ âm thanh lên đỉnh trán nhưng vẫn trải nghiệm độ vang ở phần mặt nạ (cách kết hợp hai kiểu tạo vang làm một). Hoặc, chỉ đơn giản là giọng Whitney quá đẹp, đẹp đến mức tạo ra những note E5 không ai có được. Mời nghe ca khúc I have nothing để thấy điều đó (5:39, 4:29). Trước đoạn đó, cô còn nảy note kiểu staccato trên C5 một cách vang rền, sảng khoái với toàn bộ âm lượng được phóng ra (5:33). Tiếp tục ở chữ "you" (5:57), cô hit thêm một note E5 chắc nịch nữa. Nghe tất cả các màn cover ca khúc này, không ai hát được đoạn đó tròn vành rõ chữ mà lại đẹp như Whitney. Bởi mới nói, cover ca khúc của Whitney có thể không khó như Mariah Carey, nhưng chỉ là nhái đi thôi, còn sử dụng đúng các kĩ thuật Whitney từng làm, thì không hề đơn giản chút nào.
https://www.youtube.com/watch?v=1Yk-kAqbvUk
Ở chữ "nothing" (4:47), Whitney sử dụng kĩ thuật khép âm đóng âm thanh rất đẹp, nhờ vậy mà cô có hát rõ chữ "thing" một cách đanh, sâu, mà vẫn vang rền trên Bb4. Nếu để ý, các ca sĩ khác khi hát đến đoạn này, một là hát đẩy sang âm "ê" thành " not thêng" cho dễ hát vì không bị rơi vào âm đóng, hai là hát đúng âm "i" nhưng không đạt đủ đâọ sắc, đanh như thế. Có thể nói, sở trường của Whitney chính là những nguyên âm đóng, vốn rất khó hát, khó lên cao, khó tạo độ vang, nhưng cô vẫn thực hiện một cách dễ dàng, chính là nhờ kĩ thuật khép âm này.
Tiếp tục, trong liên khúc Didn't we almost have it all - Where do broken hearts go, Whitney belt một note E5 sáng rực, đẩy âm lượng tăng dần theo nhịp nhạc lên cực lớn như muốn nổ tung toàn sân khấu (3:23).
https://www.youtube.com/watch?v=mM2EbxevY4U
Vẫn trong live trên, Whitney có một cú đẩy note thần thánh kèm theo kĩ thuật glissando (đẩy nhanh tốc độ) từ A4 đến D5, khép âm ở D5 vang rền như cuộn sóng âm tung ra toàn sân vận động (4:25). Tôi chưa từng thấy một nữ ca sĩ nào có thể belt A4 dày và kịch tính đến thế, sự kịch tính cuộn lại như cơn bão rồi tung ra theo nhịp beat. Chính khả năng cảm nhạc tốt giúp Whitney có thể kết hợp hoàn hảo với nhạc nền một cách chính xác đến từng giây, để tung ra những pha belting kịch tính, lôi cuốn đến như thế. Đây chính là cái mà người ta vẫn gọi là "khả năng tạo bão cảm xúc" thiên bẩm của Whitney.
Không thể không nói đến I will always love you, một trong những màn live hay nhất của ca khúc này được cô thực hiện tại đây. Đoạn mở màn ca khúc, như thường lệ, Whitney dùng head voice ở chữ "if", đẩy âm lên đầu và cộng minh ở xoang gần mũi, tạo nên những quãng âm đẹp trên Eb4 mà hầu như các ca sĩ khác khi hát lại đều không làm được (1:09), chưa kể độ dày và to của note rất lớn. Chữ "way" ở F#4 được kéo dài bằng kĩ thuật vibrato tinh tế, nhẹ nhàng cùng với việc giảm và tăng âm lượng khá chau chuốt theo kiểu messa di voce (1:52). Trong đoạn "and i" vào đầu, Whitney vẫn sử dụng falsetto trên G#4 rất sáng (2:07), ở quãng thấp như vậy mà làm sáng airy voice trên falsetto kèm theo vibrato được như cô thật hiếm thấy. Tuy ở màn live này, đoạn falsetto ko đẹp hoàn hảo như live ở Chile, nhưng vẫn là sự thách đố với các ca sĩ muốn cover ca khúc này.
https://www.youtube.com/watch?v=r46esvSufSk
Nghe kĩ đoạn 3:13, đoạn belt chữ "and I" được dùng hoàn toàn chest ở G#4, không sử dụng mix voice, nhưng âm lượng vẫn rất lớn, và vẫn có một độ rền đến căng tràn, không bị căng thẳng, hay bị khàn. Tất nhiên, với cách hát không mix như vậy, Whitney phải đánh đổi bằng việc mất giọng nhanh chóng, nhưng bù lại, cô đã làm được những điều kì diệu trong ca hát, cho thấy một giọng hát quý hiếm không ai có được. Whitney xứng đáng được gọi là "diva chân đất" khi chứng minh thành công rằng, đôi khi hát không đúng kĩ thuật mà biết cách xử lí tinh tế, còn hay hơn gấp vạn lần đúng kĩ thuật. Thử xem những ca sĩ cover ca khúc này đi, có thể họ hát đúng kĩ thuật, mix rất chuẩn, nhưng chẳng bao giờ belt được như Whitney từng làm.
Đoạn 4:21, Whitney tung C5 ở chữ "joy" rất rền.
https://www.youtube.com/watch?v=r46esvSufSk
Bắt đầu từ 4:39, sau tiếng trống , Whitney tung ra một tràng Bb4 vang rền, lấp đầy cả một sân vận động. Điều đáng nói là, tuy chỉ ở dừng lại ở Bb4, một note không hề cao với giọng nữ, nhưng Whitney tạo ra được một độ dày khủng khiếp, nặng ngàn tấn, mà ngay cả giọng đàn ông cũng chưa chắc dày đến như thế. Đoạn ngân điệp khúc này tưởng dễ mà không hề dễ, vì tuy không cao nhưng cần rất nhiều sức để duy trì được các note to đều với âm sắc không thay đổi, đặc biệt nhấn mạnh vào các chữ "you", "love, "i". Thử nghe kĩ chữ "love" đi, bạn sẽ thấy không ai có thể hát đến chữ đó mà làm vẫn giữ được độ căng, mạnh đến như thế, lại thêm cả vibrato rất tinh tế mà nếu nghe qua khó có thể nhận ra. Cả đoạn điệp khúc, Whitney chỉ dùng 4 làn hơi, nhưng vẫn chuyển từ chest sang head voice ở đoạn luyến sang chữ "you" kèm theo melisma rất căng, nội lực, không hề có dấu hiệu đuổi hơi như những ca sĩ khác, đủ để thấy cô có một túi hơi lớn thế nào. Và trong khi đa số ca sĩ cover ca khúc này khi hát đến chữ "you" đều bị chuyển thành falsetto thì cô vẫn giữ được ở head voice F5 một cách sáng rực, tốc độ (tempo) đẩy lên rất nhanh (allegro) đầy vũ bão với âm lượng lớn chứ không hề bị chậm lại hay nhỏ đi. Các đoạn luyến melisma/vibrato trên head voice cuối cùng thì không thể bàn cãi nữa, vô cùng tinh tế, đầy ngẫu hứng mà vẫn ngọt ngào, cảm xúc. Whitney thực sự là một bậc thầy trong việc khơi gợi cảm xúc từ người nghe, mà vẫn có thể chơi đùa với các note nhạc, không bị bó khuôn trong những mô típ cảm xúc "sến" thông thường.
Head voice của Whitney giai đoạn này chuyển sang mezzo nên âm sắc không cao và sáng như giai đoạn debut, nhưng ngược lại, rất dày, có độ tối và sâu hơn. Điều đặc biệt hơn cả, tuy dày và tối, nhưng Whitney vẫn có thể biến tấu để tạo cho head voice tính màu sắc (coloratura) theo kiểu một nữ trung màu sắc (coloratura mezzo) với những đoạn nhảy note, chuyển note, nhả note, luyến note đầy linh hoạt, dù cô thực chất là spinto mezzo. Ngoài màn trình diễn I will always love you bên trên trên, mời nghe phần trình diễn ca khúc Saving all my love for you để thấy được điều đó.
https://www.youtube.com/watch?v=2mSz5I5anHk&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=3
Đoạn 4:23 của liên khúc Didn't we almost have it all - Where do broken hearts go, Whitney kiểm soát âm lượng và nhả head voice rất độc đáo.
https://www.youtube.com/watch?v=mM2EbxevY4U&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=6
Tuy kịch tính là vậy, nhưng giọng hát của Whitney vẫn rất ngọt ngào, mềm mại ở những chỗ cần thiết, không quá chua, quá đanh như hầu hết các giọng ca da màu khác. Điển hình nhất vẫn là đoạn mở đầu của ca khúc I will always love you bên trên, ngoài ra, có thể nghe đoạn mở đầu của các ca khúc sau.
I have nothing
https://www.youtube.com/watch?v=1Yk-kAqbvUk&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=8
All the man that I need
https://www.youtube.com/watch?v=mYRmNxt_omI
Tóm lại, cũng giống như những show diễn khác, Philadelphia là show diễn thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo khi live của Whitney, tất cả các ca khúc đều được biến tấu đi hoàn toàn khác với bản gốc, nhưng cô vẫn live một cách thoải mái, căng tràn và đầy nội lực, không hề bị đuối so với nhạc. Nhưng điểm đặc biệt ở show diễn này, cũng là điều khó khăn nhất với mọi ca sĩ muốn cover nhạc Whitney, đó là chất giọng dày, đanh thép gần như đàn ông, nhưng không thô, không phô, mà vẫn ngọt ngào, mượt mà, đầy kịch tính với chất giọng spitno (trữ tình kịch tính), nhưng cũng đầy màu sắc với lối hát coloratura (màu sắc), mà lại vẫn mềm mại theo kiểu lirico (trữ tình thuần). Đây chính là tác dụng của chất giọng mang âm sắc pha giữa da màu và da trắng quý hiếm của Whitney mà cô đã phát triển đến đỉnh điểm trong show diễn này. Hơn nữa, show diễn này được phối nhạc với tiết tấu hầu hết là rất nhanh, beat rất mạnh, hát rất mệt và khó khăn, nhưng Whitney vẫn hát một cách đầy chính xác, lại tạo được kịch tính tuyệt đối với làn âm lượng khủng khiếp, độ rền nội lực, nó cho thấy một khả năng cảm nhạc và kiểm soát giọng bậc thầy hiếm ai có được. Nhưng đừng dại học theo Whitney ở điểm này, vì chính cô đã phải đánh đổi giọng hát của mình, đó là một lối hát rất hại giọng, nhưng bù lại, tạo hiệu ứng sân khấu rất lớn và hấp dẫn khán giả. Xuyên suốt show diễn này, Whitney đã chứng minh một lần nữa rằng mình là bá chủ ở các quãng belt từ A4 đến E5, với đầy đủ các kiểu phô diễn note đầy bão tố, dày như bê tông, đanh rền như muốn nổ tung cả sân vận động, nhưng vẫn vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn và cảm xúc, chứ không hề tỏ ra phô trương, thô thiển. Thực sự mà nói, Whitney là một bậc thầy khi hát live, với tất cả sự sáng tạo, phô diễn giọng hát trời phú và khả năng tạo bão cảm xúc có một không hai của mình.
Ở chữ "nothing" (4:47), Whitney sử dụng kĩ thuật khép âm đóng âm thanh rất đẹp, nhờ vậy mà cô có hát rõ chữ "thing" một cách đanh, sâu, mà vẫn vang rền trên Bb4. Nếu để ý, các ca sĩ khác khi hát đến đoạn này, một là hát đẩy sang âm "ê" thành " not thêng" cho dễ hát vì không bị rơi vào âm đóng, hai là hát đúng âm "i" nhưng không đạt đủ đâọ sắc, đanh như thế. Có thể nói, sở trường của Whitney chính là những nguyên âm đóng, vốn rất khó hát, khó lên cao, khó tạo độ vang, nhưng cô vẫn thực hiện một cách dễ dàng, chính là nhờ kĩ thuật khép âm này.
https://www.youtube.com/watch?v=mM2EbxevY4U
Vẫn trong live trên, Whitney có một cú đẩy note thần thánh kèm theo kĩ thuật glissando (đẩy nhanh tốc độ) từ A4 đến D5, khép âm ở D5 vang rền như cuộn sóng âm tung ra toàn sân vận động (4:25). Tôi chưa từng thấy một nữ ca sĩ nào có thể belt A4 dày và kịch tính đến thế, sự kịch tính cuộn lại như cơn bão rồi tung ra theo nhịp beat. Chính khả năng cảm nhạc tốt giúp Whitney có thể kết hợp hoàn hảo với nhạc nền một cách chính xác đến từng giây, để tung ra những pha belting kịch tính, lôi cuốn đến như thế. Đây chính là cái mà người ta vẫn gọi là "khả năng tạo bão cảm xúc" thiên bẩm của Whitney.
Không thể không nói đến I will always love you, một trong những màn live hay nhất của ca khúc này được cô thực hiện tại đây. Đoạn mở màn ca khúc, như thường lệ, Whitney dùng head voice ở chữ "if", đẩy âm lên đầu và cộng minh ở xoang gần mũi, tạo nên những quãng âm đẹp trên Eb4 mà hầu như các ca sĩ khác khi hát lại đều không làm được (1:09), chưa kể độ dày và to của note rất lớn. Chữ "way" ở F#4 được kéo dài bằng kĩ thuật vibrato tinh tế, nhẹ nhàng cùng với việc giảm và tăng âm lượng khá chau chuốt theo kiểu messa di voce (1:52). Trong đoạn "and i" vào đầu, Whitney vẫn sử dụng falsetto trên G#4 rất sáng (2:07), ở quãng thấp như vậy mà làm sáng airy voice trên falsetto kèm theo vibrato được như cô thật hiếm thấy. Tuy ở màn live này, đoạn falsetto ko đẹp hoàn hảo như live ở Chile, nhưng vẫn là sự thách đố với các ca sĩ muốn cover ca khúc này.
https://www.youtube.com/watch?v=r46esvSufSk
Nghe kĩ đoạn 3:13, đoạn belt chữ "and I" được dùng hoàn toàn chest ở G#4, không sử dụng mix voice, nhưng âm lượng vẫn rất lớn, và vẫn có một độ rền đến căng tràn, không bị căng thẳng, hay bị khàn. Tất nhiên, với cách hát không mix như vậy, Whitney phải đánh đổi bằng việc mất giọng nhanh chóng, nhưng bù lại, cô đã làm được những điều kì diệu trong ca hát, cho thấy một giọng hát quý hiếm không ai có được. Whitney xứng đáng được gọi là "diva chân đất" khi chứng minh thành công rằng, đôi khi hát không đúng kĩ thuật mà biết cách xử lí tinh tế, còn hay hơn gấp vạn lần đúng kĩ thuật. Thử xem những ca sĩ cover ca khúc này đi, có thể họ hát đúng kĩ thuật, mix rất chuẩn, nhưng chẳng bao giờ belt được như Whitney từng làm.
Đoạn 4:21, Whitney tung C5 ở chữ "joy" rất rền.
https://www.youtube.com/watch?v=r46esvSufSk
Bắt đầu từ 4:39, sau tiếng trống , Whitney tung ra một tràng Bb4 vang rền, lấp đầy cả một sân vận động. Điều đáng nói là, tuy chỉ ở dừng lại ở Bb4, một note không hề cao với giọng nữ, nhưng Whitney tạo ra được một độ dày khủng khiếp, nặng ngàn tấn, mà ngay cả giọng đàn ông cũng chưa chắc dày đến như thế. Đoạn ngân điệp khúc này tưởng dễ mà không hề dễ, vì tuy không cao nhưng cần rất nhiều sức để duy trì được các note to đều với âm sắc không thay đổi, đặc biệt nhấn mạnh vào các chữ "you", "love, "i". Thử nghe kĩ chữ "love" đi, bạn sẽ thấy không ai có thể hát đến chữ đó mà làm vẫn giữ được độ căng, mạnh đến như thế, lại thêm cả vibrato rất tinh tế mà nếu nghe qua khó có thể nhận ra. Cả đoạn điệp khúc, Whitney chỉ dùng 4 làn hơi, nhưng vẫn chuyển từ chest sang head voice ở đoạn luyến sang chữ "you" kèm theo melisma rất căng, nội lực, không hề có dấu hiệu đuổi hơi như những ca sĩ khác, đủ để thấy cô có một túi hơi lớn thế nào. Và trong khi đa số ca sĩ cover ca khúc này khi hát đến chữ "you" đều bị chuyển thành falsetto thì cô vẫn giữ được ở head voice F5 một cách sáng rực, tốc độ (tempo) đẩy lên rất nhanh (allegro) đầy vũ bão với âm lượng lớn chứ không hề bị chậm lại hay nhỏ đi. Các đoạn luyến melisma/vibrato trên head voice cuối cùng thì không thể bàn cãi nữa, vô cùng tinh tế, đầy ngẫu hứng mà vẫn ngọt ngào, cảm xúc. Whitney thực sự là một bậc thầy trong việc khơi gợi cảm xúc từ người nghe, mà vẫn có thể chơi đùa với các note nhạc, không bị bó khuôn trong những mô típ cảm xúc "sến" thông thường.
https://www.youtube.com/watch?v=2mSz5I5anHk&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=3
Đoạn 4:23 của liên khúc Didn't we almost have it all - Where do broken hearts go, Whitney kiểm soát âm lượng và nhả head voice rất độc đáo.
https://www.youtube.com/watch?v=mM2EbxevY4U&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=6
I have nothing
https://www.youtube.com/watch?v=1Yk-kAqbvUk&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=8
All the man that I need
https://www.youtube.com/watch?v=mYRmNxt_omI
Tóm lại, cũng giống như những show diễn khác, Philadelphia là show diễn thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo khi live của Whitney, tất cả các ca khúc đều được biến tấu đi hoàn toàn khác với bản gốc, nhưng cô vẫn live một cách thoải mái, căng tràn và đầy nội lực, không hề bị đuối so với nhạc. Nhưng điểm đặc biệt ở show diễn này, cũng là điều khó khăn nhất với mọi ca sĩ muốn cover nhạc Whitney, đó là chất giọng dày, đanh thép gần như đàn ông, nhưng không thô, không phô, mà vẫn ngọt ngào, mượt mà, đầy kịch tính với chất giọng spitno (trữ tình kịch tính), nhưng cũng đầy màu sắc với lối hát coloratura (màu sắc), mà lại vẫn mềm mại theo kiểu lirico (trữ tình thuần). Đây chính là tác dụng của chất giọng mang âm sắc pha giữa da màu và da trắng quý hiếm của Whitney mà cô đã phát triển đến đỉnh điểm trong show diễn này. Hơn nữa, show diễn này được phối nhạc với tiết tấu hầu hết là rất nhanh, beat rất mạnh, hát rất mệt và khó khăn, nhưng Whitney vẫn hát một cách đầy chính xác, lại tạo được kịch tính tuyệt đối với làn âm lượng khủng khiếp, độ rền nội lực, nó cho thấy một khả năng cảm nhạc và kiểm soát giọng bậc thầy hiếm ai có được. Nhưng đừng dại học theo Whitney ở điểm này, vì chính cô đã phải đánh đổi giọng hát của mình, đó là một lối hát rất hại giọng, nhưng bù lại, tạo hiệu ứng sân khấu rất lớn và hấp dẫn khán giả. Xuyên suốt show diễn này, Whitney đã chứng minh một lần nữa rằng mình là bá chủ ở các quãng belt từ A4 đến E5, với đầy đủ các kiểu phô diễn note đầy bão tố, dày như bê tông, đanh rền như muốn nổ tung cả sân vận động, nhưng vẫn vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn và cảm xúc, chứ không hề tỏ ra phô trương, thô thiển. Thực sự mà nói, Whitney là một bậc thầy khi hát live, với tất cả sự sáng tạo, phô diễn giọng hát trời phú và khả năng tạo bão cảm xúc có một không hai của mình.
_Đức Long_
Hải Phòng ngày 9 tháng 8 năm 2014
quãng giọng cô này cũng rộng đi nên những nốt cao mới có sự hỗ trợ tốt về cả dây thanh lẫn hơi thở, mới tạo được độ dày độ vang và làm chủ nhiều kỹ thuật khó đến vậy. Nhất là khi cô này là người da màu và giọng hát cũng dày và tối hơn theo độ tuổi. Sau này sức khỏe có giảm sút đi chăng nữa thì vẫn lên được những nốt cao vì giọng hát đã được luyện tập quá nhiều từ những năm tháng hát trong nhà thờ với đi diễn cùng mẹ rồi. Có thể lên những nốt cao dễ không mà k cần nhiều hơi lẫn sức. Duy chỉ có sau này dùng rượu bia nhiều quá thì hát không nổi nữa vì mấy cái đó phá hủy cổ họng của người ta cực mạnh
Trả lờiXóa