Tuy chỉ gắn bó với Trịnh Công Sơn trong thời gian ngắn, nhưng những tác phẩm nhạc Trịnh mà Lệ Thu thể hiện vẫn được xem là mẫu mực, gắn với dòng chảy du ca sau này.
Định hình phong cách du ca, quần chúng cho nhạc Trịnh
Trong thập niên 60 - 70 thế kỷ trước tại Sài Gòn, Lệ Thu là cái tên nổi danh và đắt show bậc nhất, luôn được săn đón ở khắp các phòng trà, vũ trường, đại nhạc hội và các sân khấu.
Lệ Thu còn được ưu ái xếp vào thế chân kiềng tam trụ tân nhạc, cùng Khánh Ly và Thái Thanh. Nhưng nếu Thái Thanh gắn với Phạm Duy, Khánh Ly gắn với Trịnh Công Sơn thì Lệ Thu lại thành công khi hát nhạc của nhiều nhạc sĩ khác nhau và không gắn tên tuổi của mình với bất cứ nhạc sĩ nào.
Lệ Thu là hình mẫu của sự đa dạng trong âm nhạc khi chỉ ghi dấu ấn cùng tác phẩm thay vì định danh với một nhạc sĩ cố định. Danh tiếng, vị thế, sự kiêu kỳ của bà thường được giới mộ điệu đồn thổi với giai thoại rằng Lệ Thu chỉ cúi đầu trước Thái Thanh.
Có lẽ vì vậy mà ít người nhớ tới hình bóng Lệ Thu trong nhạc Trịnh, nhưng không thể phủ nhận vị trí quan trọng của bà ở việc định hình nhạc Trịnh từ thuở ban sơ, trước khi Khánh Ly bước chân vào. Điều này đúng như câu nói: "Nhất Khánh Ly, nhì Lệ Thu". Thậm chí, chính Khánh Ly sau này cũng phải thừa nhận: "Nhờ Lệ Thu nhường, tôi mới trở thành người hát nhạc Trịnh".
Sự khiêm tốn của Khánh Ly với Lệ Thu là đúng đắn, vì trước khi đến với bà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có một thời gian gắn bó cùng Lệ Thu trong âm nhạc. Lệ Thu từng kể tại chương trình Bước chân dĩ vãng: "Lúc tôi đi hát du ca cùng Trịnh Công Sơn, Khánh Ly còn đang ở Đà Lạt. Tôi đi cùng anh Trịnh Công Sơn khắp các đại học để hát".
Lệ Thu là người đầu tiên đi theo Trịnh Công Sơn trong khắp các chuyến du ca tại nhiều trường đại học ở Sài Gòn, được làm việc trực tiếp và đứng hát trên sân khấu cùng ông. Bà cũng thể hiện thành công nhiều ca khúc nhạc Trịnh như Rơi lệ ru người, Hạ trắng, Lời buồn thánh, Xin mặt trời ngủ yên… Trong đó, bản thu Rơi lệ ru người, Hạ trắng đã đem lại thành công bước đầu cho cả vị nhạc sĩ tài hoa lẫn người ca sĩ có tiếng hát diễm lệ, đưa Lệ Thu trở thành một "nữ hoàng phòng trà" của Sài Gòn vào giữa thập niên 1960.
Có thể nói, sự hiện diện của Lệ Thu cùng những chuyến du ca tại trường đại học đã định hình một mảng phong cách cũng như đối tượng tiếp nhận nhạc Trịnh. Đó là thứ âm nhạc bình dân, gần gũi, gắn liền với quần chúng, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, sự gắn bó giữa Lệ Thu và Trịnh Công Sơn diễn ra khá ngắn ngủi, không đủ lâu để tạo nên huyền thoại. Trong một lần hát ở Đại học Dược khoa, Lệ Thu nói với Trịnh Công Sơn rằng đó là lần cuối bà đi hát như vậy, vì đã nhận lời Jo Marcel hát độc quyền cho phòng trà Queen Bee. Có lẽ việc đi hát lang bạt với thu nhập ít ỏi không đủ giữ chân Lệ Thu. Nhưng cũng vì thế mà Khánh Ly có cơ hội bước vào nhạc Trịnh, để làm nên kỳ tích.
Về sự xuất hiện của Khánh Ly, chính Lệ Thu đã nhận được lời dự báo trước, nhưng bà lại thoải mái trước điều này. Lệ Thu kể tại chương trình Bước chân dĩ vãng: "Đúng lúc anh Trịnh Công Sơn đang loay hoay tìm người hát cùng thì một người xuất hiện, bảo tôi hãy coi chừng vì sẽ có một ca sĩ ở Đà Lạt thế chân tôi hát cùng Trịnh Công Sơn. Tôi nghe xong mới bảo lại, anh cứ lăng xê cô ấy về đây giúp tôi hát với Trịnh Công Sơn, chứ chẳng lẽ cứ để tôi múa kiếm dưới trăng một mình hoài". Thế là người đó đưa Khánh Ly về hát với Trịnh Công Sơn.
Tiếng hát vàng mười, kiêu kỳ và dứt khoát
Trịnh Công Sơn là vị nhạc sĩ may mắn khi ngay từ những bước đi đầu tiên đã gặp được một giọng ca diễm lệ như Lệ Thu. Lệ Thu được mệnh danh "Tiếng hát vàng mười" vì đây là giọng hát đẹp một cách đậm đặc, nguyên chất, không pha tạp.
Lệ Thu sở hữu giọng nữ trung (mezzo soprano) với âm sắc tròn trịa, đầy đặn, có độ sâu và đanh, lên cao dễ dàng. Tiếng hát này từng được Khánh Ly mô tả trong thư tiễn biệt đồng nghiệp là "chất giọng lành lạnh, kiêu kỳ. Tiếng hát của đỉnh cao vực sâu. Tiếng hát sắc lạnh như một vết chém. Dứt khoát. Không nương tay. Vết chém ngọt ngào".
Đúng như Khánh Ly nhận định, giọng hát Lệ Thu mang âm sắc lạnh và đanh, lại có nét kiêu kỳ. Bà sở hữu một lối hát khác với những danh ca cùng thời là hát rất thẳng và mộc, bình thản, có sao hát đó, không nức nở, không biểu đạt cảm xúc hay luyến láy, nhấn nhá quá nhiều. Nhưng nếu nghe quen lại rất thấm và thấy được sự trau chuốt trong từng câu từ. Lệ Thu hát rất tròn vành rõ chữ và chắc nịch, dứt khoát, không lê thê, tách bạch từng tiếng, với lực hát nhả vào từng âm tiết mạnh, cân đối, nghe rõ mồn một.
Và cũng cách hát ấy đã khởi nguồn nhạc Trịnh trong thuở đầu tiên là dòng nhạc mộc mạc, bình dị, với phong cách bình thản, chậm rãi, đầy chiêm nghiệm, như chính triết lý mà nó mang theo. Những xúc cảm sâu lắng được ẩn giấu trong từng câu từ chứ không bộc lộ hết ra.
Trước khi đến với nhạc Trịnh, Lệ Thu từng hát nhiều nhạc ngoại như Pháp, Ý, Mỹ, Anh, với những dòng nhạc thịnh hành như blues, rock'n roll, folk… và chịu ảnh hưởng từ chúng. Cứ thế, bà mang những điệu nhạc này vào lối hát của mình khi hát nhạc Trịnh một cách tự nhiên, giúp nhạc Trịnh được thể hiện hiện đại, hợp thời hơn, phù hợp thị hiếu thưởng thức của khán giả (đặc biệt là khán giả trẻ) lúc bấy giờ, nói cách khác là "pop hóa" hơn.
Tuy chỉ gắn bó với Trịnh Công Sơn trong thời gian ngắn, nhưng những tác phẩm nhạc Trịnh mà Lệ Thu thể hiện vẫn được xem là mẫu mực, gắn với dòng chảy du ca sau này.
Định hình phong cách du ca, quần chúng cho nhạc Trịnh
Trong thập niên 60 - 70 thế kỷ trước tại Sài Gòn, Lệ Thu là cái tên nổi danh và đắt show bậc nhất, luôn được săn đón ở khắp các phòng trà, vũ trường, đại nhạc hội và các sân khấu.
Lệ Thu còn được ưu ái xếp vào thế chân kiềng tam trụ tân nhạc, cùng Khánh Ly và Thái Thanh. Nhưng nếu Thái Thanh gắn với Phạm Duy, Khánh Ly gắn với Trịnh Công Sơn thì Lệ Thu lại thành công khi hát nhạc của nhiều nhạc sĩ khác nhau và không gắn tên tuổi của mình với bất cứ nhạc sĩ nào.
Lệ Thu là hình mẫu của sự đa dạng trong âm nhạc khi chỉ ghi dấu ấn cùng tác phẩm thay vì định danh với một nhạc sĩ cố định. Danh tiếng, vị thế, sự kiêu kỳ của bà thường được giới mộ điệu đồn thổi với giai thoại rằng Lệ Thu chỉ cúi đầu trước Thái Thanh.
Có lẽ vì vậy mà ít người nhớ tới hình bóng Lệ Thu trong nhạc Trịnh, nhưng không thể phủ nhận vị trí quan trọng của bà ở việc định hình nhạc Trịnh từ thuở ban sơ, trước khi Khánh Ly bước chân vào. Điều này đúng như câu nói: "Nhất Khánh Ly, nhì Lệ Thu". Thậm chí, chính Khánh Ly sau này cũng phải thừa nhận: "Nhờ Lệ Thu nhường, tôi mới trở thành người hát nhạc Trịnh".
Sự khiêm tốn của Khánh Ly với Lệ Thu là đúng đắn, vì trước khi đến với bà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có một thời gian gắn bó cùng Lệ Thu trong âm nhạc. Lệ Thu từng kể tại chương trình Bước chân dĩ vãng: "Lúc tôi đi hát du ca cùng Trịnh Công Sơn, Khánh Ly còn đang ở Đà Lạt. Tôi đi cùng anh Trịnh Công Sơn khắp các đại học để hát".
Lệ Thu là người đầu tiên đi theo Trịnh Công Sơn trong khắp các chuyến du ca tại nhiều trường đại học ở Sài Gòn, được làm việc trực tiếp và đứng hát trên sân khấu cùng ông. Bà cũng thể hiện thành công nhiều ca khúc nhạc Trịnh như Rơi lệ ru người, Hạ trắng, Lời buồn thánh, Xin mặt trời ngủ yên… Trong đó, bản thu Rơi lệ ru người, Hạ trắng đã đem lại thành công bước đầu cho cả vị nhạc sĩ tài hoa lẫn người ca sĩ có tiếng hát diễm lệ, đưa Lệ Thu trở thành một "nữ hoàng phòng trà" của Sài Gòn vào giữa thập niên 1960.
Có thể nói, sự hiện diện của Lệ Thu cùng những chuyến du ca tại trường đại học đã định hình một mảng phong cách cũng như đối tượng tiếp nhận nhạc Trịnh. Đó là thứ âm nhạc bình dân, gần gũi, gắn liền với quần chúng, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, sự gắn bó giữa Lệ Thu và Trịnh Công Sơn diễn ra khá ngắn ngủi, không đủ lâu để tạo nên huyền thoại. Trong một lần hát ở Đại học Dược khoa, Lệ Thu nói với Trịnh Công Sơn rằng đó là lần cuối bà đi hát như vậy, vì đã nhận lời Jo Marcel hát độc quyền cho phòng trà Queen Bee. Có lẽ việc đi hát lang bạt với thu nhập ít ỏi không đủ giữ chân Lệ Thu. Nhưng cũng vì thế mà Khánh Ly có cơ hội bước vào nhạc Trịnh, để làm nên kỳ tích.
Về sự xuất hiện của Khánh Ly, chính Lệ Thu đã nhận được lời dự báo trước, nhưng bà lại thoải mái trước điều này. Lệ Thu kể tại chương trình Bước chân dĩ vãng: "Đúng lúc anh Trịnh Công Sơn đang loay hoay tìm người hát cùng thì một người xuất hiện, bảo tôi hãy coi chừng vì sẽ có một ca sĩ ở Đà Lạt thế chân tôi hát cùng Trịnh Công Sơn. Tôi nghe xong mới bảo lại, anh cứ lăng xê cô ấy về đây giúp tôi hát với Trịnh Công Sơn, chứ chẳng lẽ cứ để tôi múa kiếm dưới trăng một mình hoài". Thế là người đó đưa Khánh Ly về hát với Trịnh Công Sơn.
Tiếng hát vàng mười, kiêu kỳ và dứt khoát
Trịnh Công Sơn là vị nhạc sĩ may mắn khi ngay từ những bước đi đầu tiên đã gặp được một giọng ca diễm lệ như Lệ Thu. Lệ Thu được mệnh danh "Tiếng hát vàng mười" vì đây là giọng hát đẹp một cách đậm đặc, nguyên chất, không pha tạp.
Lệ Thu sở hữu giọng nữ trung (mezzo soprano) với âm sắc tròn trịa, đầy đặn, có độ sâu và đanh, lên cao dễ dàng. Tiếng hát này từng được Khánh Ly mô tả trong thư tiễn biệt đồng nghiệp là "chất giọng lành lạnh, kiêu kỳ. Tiếng hát của đỉnh cao vực sâu. Tiếng hát sắc lạnh như một vết chém. Dứt khoát. Không nương tay. Vết chém ngọt ngào".
Đúng như Khánh Ly nhận định, giọng hát Lệ Thu mang âm sắc lạnh và đanh, lại có nét kiêu kỳ. Bà sở hữu một lối hát khác với những danh ca cùng thời là hát rất thẳng và mộc, bình thản, có sao hát đó, không nức nở, không biểu đạt cảm xúc hay luyến láy, nhấn nhá quá nhiều. Nhưng nếu nghe quen lại rất thấm và thấy được sự trau chuốt trong từng câu từ. Lệ Thu hát rất tròn vành rõ chữ và chắc nịch, dứt khoát, không lê thê, tách bạch từng tiếng, với lực hát nhả vào từng âm tiết mạnh, cân đối, nghe rõ mồn một.
Và cũng cách hát ấy đã khởi nguồn nhạc Trịnh trong thuở đầu tiên là dòng nhạc mộc mạc, bình dị, với phong cách bình thản, chậm rãi, đầy chiêm nghiệm, như chính triết lý mà nó mang theo. Những xúc cảm sâu lắng được ẩn giấu trong từng câu từ chứ không bộc lộ hết ra.
Trước khi đến với nhạc Trịnh, Lệ Thu từng hát nhiều nhạc ngoại như Pháp, Ý, Mỹ, Anh, với những dòng nhạc thịnh hành như blues, rock'n roll, folk… và chịu ảnh hưởng từ chúng. Cứ thế, bà mang những điệu nhạc này vào lối hát của mình khi hát nhạc Trịnh một cách tự nhiên, giúp nhạc Trịnh được thể hiện hiện đại, hợp thời hơn, phù hợp thị hiếu thưởng thức của khán giả (đặc biệt là khán giả trẻ) lúc bấy giờ, nói cách khác là "pop hóa" hơn.
Long Phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét