Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công!

 Táo Quân không tấu hài vô thưởng vô phạt. Đó là một chương trình nghệ thuật với nhiều giá trị phản ánh sâu sắc. Liệu công chúng có bất công và khắt khe quá mức mà quên đi những kì tích Táo Quân đã làm được?

Cứ mỗi năm phát sóng, Táo Quân lại phải đón nhận nhiều ý kiến trái chiều, từ khen ngợi đến phê phán. Nhưng chưa năm nào búa rìu dư luận lại chĩa trực diện vào chương trình như năm nay.

Hàng loạt ý kiến chỉ trích, chê bai đổ dồn vào Táo quân với thái độ gay gắt. Người ta phản đối từ kịch bản, ngôn từ tới hình tượng, dàn dựng, rồi cả chuyện kì thị giới tính…

Thậm chí, trong dư luận đang có xu hướng kêu gọi Táo Quân không nên tiếp tục. Công chúng mặc sức chê bai mà không nhận ra rằng, thái độ đó là quá khắt khe với những thành quả, cống hiến mà Táo Quân đã đạt được trong suốt 15 năm qua.

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 1.

Kì tích về nét văn hóa thưởng thức ngày Tết

Làm một chương trình giải trí không khó, nhưng để biến nó thành cả một thứ văn hóa, gắn với thời đại, xã hội là điều không tưởng. Trong số các chương trình truyền hình tại Việt Nam, chỉ duy nhất Táo Quân đã tự biến mình thành trào lưu văn hóa, đi cùng thế hệ.

Cội nguồn của Táo Quân vốn nảy mầm từ phong tục – tập quán lâu đời của người Việt (văn hóa cúng ông Táo lên chầu trời ngày 23 tháng Chạp), gắn với các tích truyện cổ về đạo lí con người.

Vì vậy, bản thân Táo Quân đã là hiện thân cho văn hóa Á Đông – xuất phát từ vị trí địa lí, khí hậu, loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước. Nó thực sự là chương trình thuần Việt và mang đậm bản sắc Việt, từ trang phục, hình tượng tới nội dung, chủ đề.

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 2.

Táo Quân gắn liền với văn hóa Việt Nam

Chẳng cần quảng cáo, dẫn dắt này nọ, chỉ cần Táo Quân xuất hiện cũng đủ khiến người xem cảm thức rõ về văn hóa đón tết của người Việt rồi.

Nhưng điều đó chưa đủ, bằng sự sáng tạo, cảm thức và hấp dẫn riêng có của mình, Táo Quân đã tạo nên thói quen riêng trong văn hóa thưởng thức của người Việt (ít nhất là với bộ phận công chúng phía Bắc). Đó là thói quen quây quần trước màn hình mỗi tối giao thừa.

Thói quen này giúp gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau hơn, duy trì không khí ấm cúng, thân mật của ngày tết truyền thống. Từ đó, nó góp phần giữ gìn tập quán dân tộc.

Thực tế cho thấy, nhờ tiếng cười hài hước mà Táo Quân đem lại, nhà nhà đều trở nên vui vẻ. Người ta có thể tạm gác lại muộn phiền, lo toan năm cũ để thả mình vào chút thư giãn, thoải mái năm mới.

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 3.

Chẳng còn nét văn hóa nào đẹp hơn khung cảnh gia đình già trẻ lớn bé quây quần bên chiếc ti vi dịp cuối năm để hào hứng xem Táo Quân. Ít ra, trong thời đại mạng xã hội, smart phone nở rộ như ngày nay, Táo Quân vẫn là chương trình đủ sức nặng để kéo mọi người chịu ngồi lại cùng nhau. Tiếng cười Táo Quân tạo ra thực sự là nét văn hóa đẹp.

Táo Quân từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời của Tết truyền thống. Ngày Tết có đào quất, kẹo mứt, bánh chưng, pháo hoa… thì ắt phải có Táo Quân. 

Mọi người chắc chắn sẽ cảm thấy trống vắng và kém vui hơn nếu không có Táo Quân, vì nó đã gắn liền với không gian sống của chúng ta. Đây chính là kì tích văn hóa mà Táo Quân đã làm được.

Kì tích về hình tượng nghệ thuật đại chúng

Tuy xuất phát điểm là một chương trình giải trí tạp kĩ, nhưng Táo Quân từ lâu đã đạt tới đẳng cấp của một show nghệ thuật, với những giá trị, hình tượng nghệ thuật mang tính đại chúng, điển hình và sâu sắc.

Tiếng cười Táo Quân tạo ra không phải tiếng cười vô thưởng vô phạt. Đằng sau đó là hàng loạt sự châm biếm, đả kích, được dựng lên từ nghệ thuật trào phúng sâu cay.

Với giá trị này, Táo Quân không chỉ là "hề", mà đạt tới đúng nghĩa "hài kịch" đích thực của Moliere, William Shakespears… Cách Táo Quân dùng trào phúng để phê phán xã hội là sự tiếp nối thành công chủ nghĩa hiện thực phê phán của các tiền bối như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 4.

Các nhân vật mà Táo Quân dựng lên như  Ngọc Hoàng, Táo Giáo Dục, Táo Y Tế, Táo Giao Thông… không đơn thuần để tấu hài, mà đã trở thành hình tượng nghệ thuật đích thực, giàu giá trị hiện thực, phê phán.

Xét từ góc độ văn học, nó cũng tương đương những hình tượng như ông Tham, ông Phán, bà Chánh Tiền… trong các tác phẩm của văn học hiện thực phê phán. Nó hội tụ đủ cái lố, cái dơ, cái thô bỉ, kệch cỡm và in hằn bộ mặt xã hội lên mình, để phê phán một cách sâu cay nhất.

Người ta thường nói, Táo Quân mang lại tiếng cười "chảy ra nước mắt" cho khán giả. Điều này có nghĩa rằng, đó là tiếng cười mang tính nhận thức, giáo dục, khiến công chúng phải suy ngẫm, rồi tự thấy đúng với xã hội xung quanh, đúng với chính mình, đúng tới mức đau đớn, chua xót mà vẫn phải cười.

Như vậy, đâu dễ dàng gì kiếm được một chương trình giải trí nào lại đậm giá trị nghệ thuật như Táo Quân.

Kì tích về bức tranh phản ánh xã hội

Táo Quân xứng đáng là chương trình giải trí bản lĩnh nhất từng lên sóng tại Việt Nam. Dù chỉ là một show hài tạp kĩ, nhưng nó không ngần ngại để cập đến mọi vấn đề nhức nhối trong xã hội, từ thượng tầng đến hạ tầng, từ nhà nước tới người dân.

Không chỉ tổng kết thực trạng trong một năm dưới góc nhìn khách quan, đầy đủ, Táo Quân còn đả kích một cách thâm sâu, sắc sảo và trực diện, toàn diện nhất, nhưng vẫn mang được dấu ấn cá nhân.

Để làm được điều này, đội ngũ sản xuất Táo Quân đã phải tư duy, sáng tạo rất nhiều. Họ phải đau đáu để làm sao phản ánh được hiện thực xã hội thông qua lắng kính tư duy, nhận thức của mình, đúng như lời Vân Dung nói: "Trước lúc diễn, chúng tôi đều phải lên báo đọc rất nhiều để hiểu sâu sắc cái mình sẽ diễn. 

Chứ chỉ đọc thoại không thì làm sao diễn và truyền đạt tới khán giả được. Bản thân khán giả đã quá rõ sự việc trong năm rồi, họ đợi Táo Quân chỉ để xem chúng tôi diễn thâm thúy, hóm hỉnh, đả kích sâu sắc thế nào thôi".

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 5.

Để phản ánh được xã hội một cách toàn diện, Táo Quân đã dựng lên cả một hệ thống Táo đại diện cho các ban ngành. Táo nào cũng nói thật, diễn đúng về thực trạng của ngành đó, vừa bóc trần sự thật, vừa tạo nên tiếng cười hóm hỉnh cho khán giả.

Không chỉ bằng lời thoại và diễn xuất, các nghệ sĩ Táo Quân còn dùng toàn bộ ngôn ngữ cơ thể, kết hợp cùng vô vàn loại hình nghệ thuật khác như chèo, tuồng, cải lương, hát văn, vũ đạo… để phản ánh xã hội. 

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 6.

Họ lăn xả vào vai diễn để vẽ nên những bức tranh chân thực, hình tượng nhất, với đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, bát nháo, điên đảo, quay cuồng. Và rồi, họ đã tạo nên hàng loạt trào lưu, hiệu ứng sau đó. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa Táo Quân và các chương trình truyền hình khác.

Chẳng hạn, trong Táo Quân 2018, ấn tượng nhất phải kể tới cảnh các Táo tranh giành ghế một cách sống chết và đua nhau leo lên chiếc ghế cao vút được Nam Tào bày ra. 

Ở phân cảnh này, các nghệ sĩ đã diễn rất khéo, tạo nên bức tranh bát nháo, hổ lốn đến kệch cỡm trong việc tranh ghế giành quyền. Người trèo, người tụt, người bò, người hò hét, lôi kéo… Sự sinh động đến từng chi tiết này khiến khán giả cười ra nước mắt.

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 7.

Không những vậy, đi kèm diễn xuất còn là hàng loạt phát ngôn mang tính đúc kết, răn dạy một cách thâm sâu.

Nói để bóc trần bộ mặt xã hội đã khó, nhưng vẽ bộ mặt xã hội bằng cả cơ thể mình thì đúng là một kì tích mà các nghệ sĩ Táo Quân đã làm được.

Kì tích về xóa bỏ giới tính

Táo Quân 2018 vấp phải nhiều ý kiến phản bác về vấn đề kì thị giới tính. Nhiều người vin vào lí do này để tẩy chay Táo Quân. 

Nhưng ít ai biết rằng, nếu bỏ qua một số tình tiết nhỏ nhặt gây cười mà chương trình hài nào cũng dễ dàng mắc phải, Táo Quân đã tạo ra tiền lệ tốt trong việc xóa nhòa ranh giới giới tính.

Ở ngoài hiện thực, chưa từng có người chuyển giới nào làm đến chức cao như cô Đẩu. Trên thiên đình, quyền lực của cô chỉ sau Ngọc Hoàng, ngang Nam Tào và trên tất cả các Táo. Bởi vậy, cô có quyền đứng ra phán xét cái xấu của xã hội, từ bộ máy chính quyền tới dân chúng, không chừa một ai.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp, cô còn thay Ngọc Hoàng phán xử tội trạng của Táo.

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 8.

Trong phân vai của Táo Quân, cô Đẩu chiếm khá nhiều đất diễn, lời thoại và đóng mắt xích không thể thiếu. Điều này cho thấy, nhà sản xuất rất coi trọng vị trí của cô.

Thậm chí, ngay cả những chi tiết đồng bóng, mê trai, đanh đá của cô Đẩu cũng được diễn giải một cách tự nhiên, hài hòa. Cô được tự do bộc lộ cá tính của mình mà không gặp phải sự kì thị của các nhân vật xung quanh.

Nhìn một cách toàn diện, môi trường Táo Quân hoàn toàn cởi mở, thoải mái với giới tính của cô Đẩu và coi đó là chuyện bình thường. Bởi vậy mới có chuyện các Táo khác cùng nhau trò chuyện về làm đẹp, yêu đương với cô Đẩu.

Nhờ đó, cô Đẩu không còn là "hề" mua vui đơn thuần như các vai giả gái trước đây, mà đã trở thành hình tượng hài kịch đặc sắc, có tính phản ánh, mang giá trị hiện thực và giáo dục sâu sắc.

Kì tích về trào lưu

Từ lúc mạng xã hội chưa phát triển, Táo Quân đã luôn tự tạo được các trào lưu hot và khiến cả cộng đồng hưởng ứng, ăn theo. 

Đó là những bài hát chế với ca từ thâm thúy về hiện trạng xã hội, hay những câu chân ngôn, tuyên ngôn "chuẩn không cần chỉnh", khiến ai cũng phải gật gù. Điều này cho thấy sự dụng công về ngôn từ của các nghệ sĩ dành cho Táo Quân.

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 9.

Tới tận 2018, Táo Quân vẫn giữ vững phong độ khi đưa ra hàng loạt phát ngôn "chất lừ" như: "Ghế là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác, có hay không không quan trọng"; "Bi kịch của người ngu là ở chỗ khôn đấy"; "Hãy chọn người tài, đừng chọn người nhà"; "Lên là một chuyện, xuống là chuyện khác"; "Ngày còn đương chức đương quyền, nói có người nghe, đe có người sợ, nợ có đứa không dám đòi"; "Lãnh đạo rút lui, cuộc vui giờ mới bắt đầu"

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 10.

Điểm đặc biệt là, các phát ngôn trào lưu này đều có giá trị phản ánh và châm biếm, không phải chỉ là sự kết hợp ngôn từ cho có vần có điệu.

Điều đáng suy ngẫm

Người ta thường nói, "Nếu bạn cho một ai đó viên kẹo nhiều lần, nó sẽ thành thói quen. Tới khi bạn không cho nữa, họ sẽ quay ngoắt lại với bạn". Điều này có lẽ đúng với Táo Quân.

Rõ ràng, Táo Quân suốt 15 năm qua đã đem lại nhiều tiếng cười, giải trí và giá trị nhận thức, phản ánh cho khán giả, góp phần tạo nên văn hóa tết Việt. Vậy nhưng, công chúng thường chỉ nhìn vào những khuyết điểm để chê bai, đả kích và thậm chí là đòi dẹp bỏ.

Vì các món ăn Táo Quân dọn đến đã quá quen thuộc nên người ta cứ nghĩ đó là chuyện hiển nhiên, cần phải có. Bởi thế, họ sẽ khắt khe hơn, chỉ cần có chút sai sót là lên án.

4 kì tích của Táo Quân: Công chúng đang quá bất công! - Ảnh 11.

Công chúng không nhận ra rằng, chương trình nào cũng có hạn chế, không thứ gì hoàn hảo. Quan trọng là, đằng sau những khiếm khuyết đó, Táo Quân vẫn còn nhiều giá trị khác và là chương trình đáng để xem mỗi dịp xuân về.

Nếu Táo Quân không tiếp tục, chắc chắn sẽ để lại khoảng trống lớn trong công chúng và ngày tết sẽ mất đi một phần thú vị. Hơn nữa, đến giờ vẫn chưa có chương trình nào xứng đáng thay thế Táo Quân về mọi mặt.

Bởi vậy, công chúng nên có cái nhìn bao dung và cởi mở hơn với Táo Quân, đừng nên quá khắt khe với một chương trình đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt.


Long Phạm

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

Những Diva huyền hoại của nền nhạc bác học thế giới

 Diva là một danh hiệu cao quý mà công chúng dành tặng cho một số ít nữ ca sĩ có tài năng xuất chúng trong thanh nhạc và âm nhạc.

Đối với hầu hết các nữ ca sĩ đã và đang hoạt động trong nghệ thuật âm nhạc, diva luôn là giấc mơ, khát khao tột bậc của họ, là nấc thang cao nhất mà họ muốn vươn tới để khẳng định sự nghiệp của mình.

Với công chúng, diva là một trong những thước đo để đánh giá, công nhận năng lực, cống hiến của người nghệ sĩ nữ.

Dù danh hiệu này thuộc về công chúng, không có bất cứ tổ chức nào đứng ra xếp hạng hay bình chọn, nhưng nó cũng có những quy chuẩn vô cùng khắt khe mà rất ít nữ ca sĩ có thể đạt được.

Thông thường, một nữ ca sĩ được gọi là Diva cần có giọng hát hiếm thấy, kỹ thuật thượng thừa và cống hiến to lớn với nền âm nhạc.

Rất nhiều ca sĩ từng gây ý kiến trái chiều khi tự nhận hoặc được gọi là Diva. Nhưng cũng có một số ít ca sĩ đóng đinh với chữ Diva, khiến công chúng luôn nhớ đến họ mỗi khi nhắc đến danh xưng này. Họ là những Diva huyền thoại và trác tuyệt, đúng nghĩa nhất, khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Cần phải nhắc đến Diva Opera đầu tiên, vì họ là những Diva nguyên gốc, với đầy đủ mọi chuẩn mực cao quý nhất của nền âm nhạc bác học.

Những Diva huyền hoại của nền nhạc bác học thế giới (Phần 1) - Ảnh 1.

Maria Callas

Maria Callas – kinh thánh Opera

Nếu hỏi ai là diva số 1 thế giới, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ tới cái tên Callas đầu tiên, bà thực sự là một huyền thoại âm nhạc không ai sánh kịp. Callas sở hữu một giọng hát đa dạng bậc nhất, được gọi là giọng toàn năng (assoluta).

Trong cùng một lúc, Callas có thể hát với giọng nữ cao kịch tính đầy uy lực, âm lượng đanh thép, khổng lồ, lại có thể chuyển ngay sang nữ cao màu sắc với những biến tấu hoa mỹ trên các note cao vút.

Tiếp đó, bà đưa đẩy sang nữ cao trữ tình với làn hơi mượt mà, những note vuốt nhỏ mềm mại, thậm chí có thể hát cả vai của nữ trung với độ tối đầy đủ, xuống tận âm sắc của nữ trầm, âm vực của nam cao, nam trung.

Không chỉ vậy, Callas còn đạt tới cảnh giới của việc diễn bằng giọng hát, với khả năng tạo bão cảm xúc mà hầu như không một ca sĩ opera nào sánh kịp. Những người từng làm việc chung còn đánh giá bà có một khả năng cảm nhạc thiên tài và sự lao động vô cùng nghiêm túc. Bất cứ vai diễn nào Callas động vào cũng đều thành công xuất sắc, trở thành kinh điển cho các thế hệ sau này. Giới nghe opera thường xưng tụng bà bằng danh hiệu La Divina (Nữ thần).

Những đóng góp của Callas đối với nền opera quả thực vô cùng to lớn, bà là người làm sống lại nghệ thuật bel canto của opera Ý vốn đã bị ngủ quên từ lâu, để biến nó thành chuẩn mực lớn nhất của opera đương đại, cái mà đa số các ca sĩ opera đều theo đuổi.

Thật khó để tìm được ca sĩ nào có kịch mục rộng lớn mà lại thành công như bà. Từ Diva cũng ra đời kể từ lúc Callas trình diễn xuất thần Casta Diva (một aria trong vở Opera kinh điển Norma của Bellini), gây tiếng vang rộng lớn, biến nó trở thành ca khúc huyền thoại mà mọi ca sĩ Opera đều muốn thể hiện.

Callas được gọi là kinh thánh của Opera, và cũng là ca sĩ đầu tiên được trao tặng danh hiệu Diva. BBC ưu ái xếp bà vào vị trí đầu tiên trong danh sách 20 soprano vĩ đại nhất thế kỉ XX.

Bản thu aria Casta Diva năm 1960 là một trong những bản thu hoàn hảo nhất của Callas.

Những Diva huyền hoại của nền nhạc bác học thế giới (Phần 1) - Ảnh 2.

Cách hát của Callas thể hiện rõ chất kịch tính của aria này, đúng nghĩa một nữ cao kịch tính. Đoạn cao trào, bà chỉ hát với note A5 nhưng âm lượng to khủng khiếp, cho ra những âm thanh căng tràn đầy kịch tính.

Bà đã đạt đến độ linh hoạt bậc thầy của giọng hát khi phiêu liền mạch một làn hơi bị cắt nhỏ chỉ bằng một sự chuyển động nhẹ của thanh quản, rất tinh tế, đúng nghĩa nghệ thuật hát đẹp.

Trong khi đó, hầu hết các giọng nữ khác hát đoạn này đều bị ngắt hơi hoặc lộ rõ hơi thở. Đặc biệt hơn cả, Callas khi hát aria này đã thực sự diễn bằng giọng hát, thể hiện rõ cảm xúc, nội tâm nhân vật qua biểu cảm và giọng hát.

Joan Sutherland – giọng nữ cao màu sắc vĩ đại nhất

Được BBC xếp ngay thứ hai trong danh sách 20 soprano vĩ đại nhất mọi thời đại, Joan Sutherland luôn được coi là một đối thủ đáng gờm của Maria Callas trong kịch mục Bel Canto. Thậm chí, chính Callas khó tính đã từng thốt lên rằng: "Cô ấy đã bỏ sự nghiệp của tôi lại phía sau những 100 năm" (Nguồn: Nhaccodien).

Khác với Callas, Sutherland không phải một giọng toàn năng, cũng không phải một bậc thầy về diễn xuất. Bà không thể hát được nhiều loại vai, với kịch mục rộng như Callas nhưng lại nắm trùm ở kịch mục riêng dành cho nữ cao màu sắc, mà đến chính Callas cũng không thể bì kịp.

Những Diva huyền hoại của nền nhạc bác học thế giới (Phần 1) - Ảnh 3.

Joan Sutherland

Sở hữu chất giọng nữ cao kịch tính bẩm sinh, nhưng nhờ công sức luyện tập bền bỉ, Sutherland gần như chuyển hẳn sang loại giọng màu sắc của Bel Canto với sự mềm mại, ngọt ngào đến khó tin, cái mà các giọng thuần kịch tính khác không thể làm được.

Ở mảng Opera này, Sutherland được cho là một bậc thầy với chất giọng đẹp, trong sáng, càng lên cao lại càng sáng đẹp một cách lạ lùng với những kĩ thuật vô cùng khó khăn nhưng chuẩn mực đến từng cm.

Những note D6, Eb6 của bà gần như không có đối thủ vì nó quá đẹp, lúc thì phóng ra với âm lượng khổng lồ, chắn ngang cả dàn nhạc, lúc lại biến tấu hoa mĩ một cách siêu phức tạp.

Nếu ở Callas, người nghe khó tính hay giới chuyên môn đôi khi vẫn tìm ra một số lỗi kĩ thuật nhỏ thì ở Sutherland, dù có soi kĩ đến mấy cũng vẫn là một sự hoàn hảo đến không tưởng ở mọi note nhạc.

Có thể nói, nếu Callas là người khai phá thành công nghệ thuật hát đẹp Bel Canto, đem nó trở lại với khán giả sau hàng thế kỷ ngủ quên thì Sutherland chính là người đưa nó đến đỉnh cao nhất trong Opera. Giới opera cũng ưu ái ngợi ca bà bằng danh xưng La Stupenda (Tuyệt diệu).

Cần nói thêm về loại giọng nữ cao kịch tính màu sắc (dramatic coloratura soprano) để hiểu hơn đóng góp to lớn của Maria Callas và Joan Sutherland.

Trước khi Callas và Sutherland xuất hiện, đa số ca sĩ Opera hát theo giọng nữ cao trữ tình màu sắc (lirico coloratura soprano), tập trung chạy note hoa mỹ với âm lượng không quá lớn. Nhưng Callas và Sutherland đã tạo nên kỳ tích khi khai sinh ra loại giọng nữ cao kịch tính màu sắc.

Những Diva huyền hoại của nền nhạc bác học thế giới (Phần 1) - Ảnh 4.

Đây là loại giọng hiếm thấy, có thể chạy note linh hoạt, quãng rộng nhưng âm lượng lớn, màu giọng đanh, tạo được sự bùng nổ, bão táp cuồn cuộn trên quãng  cao, khuấy động cả nhà hát.

Bằng cách này, Callas và Sutherland đã thổi vào Opera một luồng sinh khí mới, đặt nền móng cho các giọng nữ cao khổ luyện để vươn thành kịch tính màu sắc, giúp khán giả được thưởng thức những màn trình diễn đỉnh cao.

Leontyne Price – Diva da màu bậc nhất của Opera thế giới

Có một nữ ca sĩ da màu đã đánh bại các ca sĩ da trắng tài năng khác để trở thành một trong những ngôi sao opera lớn nhất của nhà hát danh giá Metropolitan, nhận mức catse ngang ngửa với các Prima Donna (ngôi sao nữ chính) tên tuổi lúc bấy giờ là Maria Callas, Renata Tebaldi, Joan Sutherland.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 2) - Ảnh 1.

Leontyne Price

Có  một giọng nữ cao da màu đã vượt qua mọi sự kì thị, phân biệt chủng tộc gay gắt những năm thập niên 60 (nhất là trong Opera - nền nghệ thuật của người da trắng) để trở thành ca sĩ Opera da màu đầu tiên thành công ở tầm cỡ thế giới, ghi tên mình vào hàng ngũ những Prima Donna huyền thoại.

Đó chính là Leontyne Price - Prima Donna da màu thành công nhất trong suốt lịch sử hàng trăm năm của Opera.

Là một spinto soprano, giọng hát của Leontyne có nội lực rất lớn, đẩy lên kịch tính ở những đoạn cao trào, theo như lời nhà phê bình Harold Schonberg ca ngợi trên tờ New York Times là "giọng hát của cô ấm áp và ngọt ngào với một âm lượng khỏe khoắn có thể dễ dàng lấp đầy bất cứ nhà hát nào" (Nguồn: Nhaccodien).

Nhưng ở những đoạn trữ tình, giọng hát Leontyne Price lại trở nên mềm mại, mượt mà với những legato và pianissimo chau chuốt.

Giống như huyền thoại Maria Callas, Leontyne sở hữu một chất giọng vô cùng đặc biệt, đa dạng và giàu màu sắc, không thể lẫn với ai được. Chất giọng của bà có đặc trưng hơi khàn và ồm, có thể belt giọng ngực ở quãng trung rất dày, đanh như một nữ trung. Đây là điều ít thấy ở đa số các soprano khác. Âm khu trung của Leontyne ấm áp và đầy đặn, nhưng lên cao lại rất sáng, đẹp, chắc chắn.

Tuy là một spinto soprano, nhưng quãng giọng rộng giúp Leontyne vươn tới tận ngưỡng của coloratura soprano, đồng thời cũng thực hiện được nhiều kĩ thuật màu sắc, linh hoạt của loại giọng này.

Điều này chứng tỏ Leontyne có một nền tảng kĩ thuật vô cùng điêu luyện và phong phú. Chính chất giọng đặc biệt kết hợp với kĩ thuật điêu luyện đã giúp Leontyne thực hiện một cách xuất sắc các vai diễn của nhà soạn nhạc Verdi, trở thành đại diện lớn nhất của trường phái Opera Verdian trong thế kỉ XX.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 2) - Ảnh 2.

Về đóng góp của Leontyne với trường phái Verdian, nhà phê bình Anh JB Steane từng viết: "Người ta có thể kết luận từ các bản thu âm của Price rằng cô là thông dịch viên tốt nhất của Verdi trong thế kỉ này" (Nguồn: Nhaccodien).

Nam danh ca opera Domingo thì nhận định rằng: "Sức mạnh và cảm xúc trong giọng hát của Leontyne là một hiện tượng nữ cao Verdi đẹp nhất mà tôi từng nghe".

Sự nghiệp thu âm đa dạng từ các aria kịch tính đến màu sắc, trữ tình, spinto và khả năng thể hiện nhiều loại vai khác nhau đã giúp bà trở thành một trong những "Prima Donna Assoluta" của Met.

Sở trường lớn nhất của Leontyne có lẽ nằm ở việc thư giãn các cơ cằm, môi, khẩu hình để điều khiển độ vang của giọng hát và thay đổi tính chất âm thanh một cách tuyệt vời. Đặc biệt ở các note đô cao, không ai làm điều này tốt hơn bà.

Sự nghiệp của Leontyne đã mở đường cho nhiều thế hệ ca sĩ Opera da màu sau này, trở thành cảm hứng bất tận cho nhiều giọng nữ cao nổi tiếng như Renee Fleming, Kiri Te Kanawa, Jessye Norman, Leona Mitchell, Barbara Bonney, Sondra Radvanovsky.

Với những đóng góp lớn của mình, bà đã được tạp chí BBC xếp thứ 4 trong danh sách 20 soprano vĩ đại nhất thế kỉ XX. Leontyne cũng là nữ ca sĩ Opera nhận được nhiều giải Grammy nhất với tổng cộng 13 giải thưởng. Buổi biểu diễn vở Il Trovatore trong lần debut của bà tại Met đã nhận được những tràng vỗ tay liên tục trong suốt 42 phút, một trong những màn vỗ tay dài nhất trong lịch sử nhà hát này.

Một trong những aria đỉnh cao nhất của Leontyne phải kể đến O Patria Mia trong vở opera Aida (Verdi).

Đây cũng là vai diễn huyền thoại đem lại tên tuổi cho Leontyne mà chưa từng có ca sĩ nào thể hiện thành công hơn bà.

Người ta thậm chí còn đồn rằng giọng nữ cao kịch tính Birgit Nilsson sau khi nghe Leontyne thể hiện Aida thì không bao giờ dám động vào vai diễn này lần nữa.

 Trong buổi diễn Opera cuối cùng vào năm 1985 tại Met, ở aria này, Leontyne đã một lần nữa làm khán giả sững sờ với màn vuốt note C6 16 giây bậc thầy không ai sánh kịp.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 2) - Ảnh 3.

Renata Tebaldi

Renata Tebaldi – Diva có âm sắc giọng đẹp nhất Opera

Renata Tebaldi không phải ca sĩ có kỹ thuật quá xuất sắc, cũng không sở hữu những kỹ thuật hoa mỹ tinh xảo như nhiều ca sĩ khác. Nhưng bà vẫn luôn được nhớ đến là một trong những giọng hát kinh điển của lịch sử Opera.

Dấu ấn lớn nhất ở Tebaldi chính là giọng hát có âm sắc đẹp mê li, được đánh giá là đẹp nhất lịch sử Opera, khiến bất cứ ai cũng khao khát.

Giọng hát của Renata Tebaldi là một điển hình cho loại giọng spinto soprano, khoẻ mạnh và đẹp rực rỡ. Đó là vẻ đẹp chuẩn mực cho giọng nữ cao thuần Ý, ấm áp, đầy đặn, căng tràn và vang lộng nhưng không kém phần mượt mà.

Sở trường của Tebaldi là những đoạn giàu chất trữ tình pha chút ít phiền muộn. Kỹ năng điều khiển hơi thở của bà vô cùng xuất sắc, giúp Tebaldi lên các nốt cao rất nhẹ nhàng nhưng ngay lập tức có thể chuyển sang kịch tính khi hát với âm lượng to nhất.

Nhà soạn nhạc Toscanini đánh giá Tebaldi là giọng hát đẹp nhất thế kỉ 20. Bà rất thành công trong các vở Opera của Verdi hay Puccini.

Không chạy note hoa mỹ, không tung quãng cao ngợp trời và cũng không quá kịch tính, khổng lồ nhưng giọng hát của Tebaldi lại là tấm vé bảo chứng cho mọi buổi diễn Opera vì ai cũng muốn được nghe những thanh âm lộng lẫy ấy lấp đầy nhà hát.

Đương thời, Tebaldi được yêu thích và nổi tiếng tới mức, người hâm mộ đẩy bà vào hẳn thế đối lập với Maria Callas, như một đối thủ duy nhất đọ lại giọng toàn năng này. Cụ thể, Maria Callas thuộc trường phái sử dụng nhiều kỹ thuật đỉnh cao còn Tebaldi lại nổi bật với âm sắc giọng đẹp bẩm sinh hiếm có. Thậm chí, đến chính Callas cũng phải ghen tị với giọng hát của Tebaldi, dẫn đến mâu thuẫn kéo dài hàng chục năm trời giữa hai nữ danh ca.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 2) - Ảnh 4.

Tuy nhiên, chính Callas từng thừa nhận rằng, bà khao khát một giọng hát đẹp như Tebaldi. Trong buổi phỏng vấn với phóng viên Norman Ross ở Chicago, Callas nói: "Tôi khâm phục giọng hát của Tebaldi... Thỉnh thoảng, tôi ước tôi cũng có chất giọng của cô ấy".

Đến gần cuối sự nghiệp, Callas cũng chủ động làm hòa với Tebaldi bằng cách chạy vào hậu trường chúc mừng đồng nghiệp.

Sự kình địch giữa 2 giọng ca tuyệt vời này kéo dài suốt gần 20 năm. Đây là một điều hiếm thấy và qua đó giúp ta phần nào thấy được tài năng xuất sắc của họ. Trong suốt thập niên 50, dường như thế giới Opera cũng bị chia ra làm 2 nửa, đây cũng là một niềm vinh dự mà rất ít ca sĩ nào đạt được.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 3) - Ảnh 1.

Kirsten Flagstad

Kirsten Flagstad – Nữ thần bước ra từ những trang Opera sử thi   

Opera vốn dĩ đã là dòng nhạc hàn lâm cực kỳ khó hát, nhưng trong đó còn có một trường phái gần như hiếm ca sĩ nào dám động vào. Đó là trường phái Opera Wagner, do nhà soạn nhạc thiên tài Richard Wagner sáng tạo ra.

Chỉ một số hiếm ca sĩ sở hữu giọng hát đặc biệt mới theo được trường phái này và họ được gọi là Wagnerian Soprano (nữ cao siêu kịch tính).

Wagner được xem là kẻ cực đoan trong âm nhạc. Quan điểm của ông là coi giọng hát chỉ như một thứ nhạc cụ và cần phải khai thác nó ở mức tối đa. Bởi vậy, Opera của ông thường được ví như "cỗ máy chém" giọng hát.

Thứ nhất, với nội dung về thần thoại, sử thi trường kì nên Opera của Wagner thường diễn ra trong thời gian rất dài, trung bình 4 giờ đồng hồ cho một vở. Chẳng hạn, bộ 4 vở opera Der Ring des Nibelungen nếu hoàn thành phải mất 15 giờ đồng hồ.

Trong đó, chỉ riêng vở Gotterdammerung đã kéo dài tới 5 giờ đồng hồ. Lượng thời gian nhân vật Brunhilde (vai nữ chính dành cho nữ cao kịch tính) xuất hiện chiếm không nhỏ, và càng về cuối lại càng cần đẩy lên kịch tính.

Hay như vai Gurnemanz trong vở Parsifal đòi hỏi đến nửa già màn I (tầm gần 1 tiếng) nhân vật nữ chính phải đứng trên sân khấu để chống chọi dàn nhạc mà không được phép dùng micro.

Thứ hai, vì muốn tạo ra âm hưởng sử thi, hùng tráng nên biên chế dàn nhạc của Wagner khá đồ sộ, trên dưới 100 nhạc công, với nhiều bộ nhạc cụ bằng đồng (loại nhạc cụ cho âm lượng cực lớn). Ca sĩ buộc phải hát thật to nếu không muốn bị áp đảo bởi dàn nhạc.

Nếu không có chất giọng to khỏe vượt trội bẩm sinh và sức khỏe bền bỉ, ca sĩ sẽ không thể hát không micro liên tục trong thời gian dài với cường độ âm lượng lớn để đối đầu với dàn nhạc khổng lồ phía sau.

Mặt khác, dù hát với âm lượng cực lớn, nhưng ca sĩ vẫn phải giữ được sự tự nhiên của giọng hát và tỏ ra thoải mái, chứ không phải kiểu cố rướn lên cho thật to.

Trên thực tế, có nhiều ca sĩ Opera dù có kĩ thuật thượng thừa, nhưng vì cố gắng hát những vai kịch tính trong nhiều năm (trong khi nó không thuộc loại giọng bẩm sinh của họ), nên giọng hát đã bị tàn phá nặng nề, phải nghỉ hưu sớm, điển hình như Beverly Sills, Katia Ricciarelli, Giuseppe di Stefano...

Diva huyền thoại nước Úc Nellie Melba từng liều mình thử một lần hát vai Brunhilde của Wagner. Điều này khiến thanh đới của bà bị hư tổn và phải tĩnh dưỡng nhiều tháng. Giọng hát của bà sau đó cũng không còn giữ được vẻ đẹp trong trẻo như trước.

Hay, Astrid Varnay dù là một Wagnerian soprano nổi bật trong những năm 40, 50, nhưng vì không khai thác đúng giọng hát của mình mà ép nó phải chống chọi với Opera Wagner quá nhiều nên cũng xuống giọng khi ngoài 40 tuổi.

Bởi vậy, chỉ có những giọng kịch tính bẩm sinh được đào tạo bài bản theo đúng thời gian mới dám hát nhạc Wagner. Loại giọng này rất hiếm, chưa từng xuất hiện ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó xuất hiện nhiều hơn ở vùng xứ lạnh như các nước Bắc Âu và Đông Âu.

Tuy vậy, ngay cả ở những chủng tộc này, giọng kịch tính xuất hiện cũng không nhiều và ít hơn hẳn các loại giọng khác.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 3) - Ảnh 2.

Dù có nhiều ca sĩ hát Opera Wagner nhưng trong lịch sử âm nhạc, có hai giọng nữ cao kịch tính nổi tiếng chuyên trị Opera Wagner và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Đó là Kirsten Flagstad và Birgit Nilsson. Họ được xem là của báu, lên tới hàng huyền thoại vì giọng hát thiên bẩm của mình.

Kirsten Flagstad sinh năm 1885 tại Nauy và có một sự nghiệp Opera phát triển rực rỡ khắp thế giới. Tầm ảnh hưởng và đóng góp của bà lớn tới mức chính phủ Nauy đã in hình bà lên máy bay của hãng hàng không nước này. Nói cách khác, tên tuổi Flagstad thực sự đã vươn tới tầm văn hóa, lịch sử chứ không đơn giản là một ca sĩ.

Flagstad bắt đầu sự nghiệp bằng việc hát một số vở Opera trữ tình nhẹ nhàng nhưng không thực sự gây ấn tượng vì giọng hát của bà không phù hợp với chúng, chưa được phát huy thế mạnh tiềm ẩn.

Theo lời góp ý của giới chuyên môn, Flagstad chuyển qua hát những vai nặng hơn và tiến tới Opera Wagner như một định mệnh để trở thành giọng hát duy nhất thống trị mảng nhạc này trong suốt nửa đầu thế kỷ XX.

Trong số những giọng nữ cao hàng đầu thể kỷ, Flagstad dường như nổi bật hơn cả nhờ sở hữu một giọng hát độc đáo không lẫn vào đâu được.

Không những có âm lượng khổng lồ, khoẻ khoắn, nổi trội xuyên thấu cả dàn nhạc và đậm chất kịch tính như một Wagnerian Soprano chuẩn mực, âm sắc trong giọng hát của Flagstad còn có nét đặc trưng là ấm áp, truyền cảm, rất đúng chất Na Uy.

Nhiều người mô tả giọng hát của Flagstad khác hoàn toàn những giọng nữ cao kịch tính khác ở chỗ, nó có sự ấm áp, đầy đặn, mềm mại của một giọng trữ tình nhưng lại khổng lồ hơn bất cứ giọng kịch tính nào.

Âm lượng trong giọng hát của Flagstad lớn tới mức làm rung chuyển cả một dàn nhạc. Nhiều khán giả ngày ấy nói rằng, họ chưa từng nghe một giọng hát nào lớn đến thế. Nhờ âm lượng to tự nhiên nên Flagstad hát cao trào cực kỳ thoải mái, tưởng chừng rất dễ dàng như một hơi thở như lại áp đảo mọi thứ, không bị gắng gượng như những ca sĩ khác.

Vẻ đẹp tối ưu trong âm thanh là điều tuyệt vời nhất Flagstad làm được. Bà có thể phóng ra những quãng âm khổng lồ, siêu cộng hưởng, vang vọng và có tính sử thi, hùng tráng, như một nữ thần. Giọng hát Flagstad dường như đóng đinh cho kiểu nhân vật nữ anh hùng, nữ thần trong Opera Wagner.

Ngoài ra, Flagstad còn là một trong số ít những soprano kịch tính không bị hỏng giọng và duy trì đụơc chất giọng tốt đến cuối sự nghiệp biểu diễn. Tới tận ngoài 60 tuổi, bà vẫn hát rất đẹp và lộng lẫy. Giọng nữ cao màu sắc huyền thoại Joan Sutherland coi Flagstad là thần tượng lớn nhất của mình và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 3) - Ảnh 3.

Birgit Nilsson

Birgit Nilsson – Giọng nữ cao kịch tính vĩ đại nhất thế kỷ

Là đàn em của Kirsten Flagstard nhưng Birgit Nilsson xứng đáng với danh hiệu giọng hát khổng lồ của mọi thời đại. B là nữ cao kịch tính xuất sắc và thành công nhất thế kỉ XX, người đại diện cho trường phái Opera Wagner.

Khác với tất cả các giọng nữ cao kịch tính khác vốn có âm sắc hơi tối kiểu nữ trung, Nilsson sở hữu một âm sắc sáng rực như một nữ cao màu sắc. Đây là một điều vô cùng quý hiếm, vì dù sáng và cao vút nhưng lại không mảnh, nhẹ như như nữ cao màu sắc thông thường, mà lại chắc nịch, đanh thép, khổng lồ đúng nghĩa kịch tính thực sự.

Theo nhiều tài liệu ghi nhận, Nilsson có thể lên tới note F6, một note thuộc ngưỡng rất cao của giọng màu sắc mà giọng kịch tính không thể lên tới được.

Nilsson còn đặc biệt hơn nữa so với các giọng ca khác khi càng về già, giọng của bà lại càng sáng ra. Bà cũng là một trong số rất ít nữ cao kịch tính có thể giữ giọng lâu bền mà không hề có dấu hiệu mất giọng, dù phải hát thường xuyên những vai kịch tính nặng trong suốt sự nghiệp.

Về kĩ thuật, có thể nói, Nilsson nắm trùm ở mảng "project" âm thanh, với những note B5, C6 được phóng ra với âm lượng khổng lồ, đanh thép, xuyên thủng một dàn nhạc, mà lại vô cùng chuẩn mực, chính xác đến không ngờ. Gần như không có giọng nam nào dám đọ giọng với bà ở những note cao vì uy lực của bà quá lớn, sẵn sàng át hết các giọng ca hát chung.

Và mặc dù đồ sộ như vậy, nhưng bà vẫn có đầy đủ kĩ thuật và khả năng làm cho giọng hát của mình trở nên mềm mại ở những chỗ cần thiết. Thậm chí, kĩ thuật vuốt nhỏ giọng (pianissimo) của bà còn tốt hơn người ta tưởng rất nhiều. Khả năng điều khiển hơi thở tốt, giữ hơi bậc thầy giúp bà tung được những chuỗi note kịch tính căng tràn trong suốt một làn hơi dài bất tận, điều được coi là khó khăn với giọng kịch tính vốn bị âm lượng quá to chèn mất hơi thở.

Với tất cả những điều đặc biệt trên, Nilsson là giọng kịch tính thành công nhất ở mảng Opera kịch tính nói chung và trường phái Opera Wagner nói riêng. Sự nghiệp của bà là cuốn giáo trình tuyệt vời nhất để các giọng kịch tính sau này học hỏi.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 3) - Ảnh 4.

Một trong những aria đỉnh cao nhất của Nilsson phải kể đến In questa reggia (trích từ vở opera Turandot của Puccini). Aria này thuộc vai diễn kịch tính nặng dành riêng cho nữ cao kịch tính, mà nhiều giọng spinto soprano chỉ dám thu trong phòng thu âm, chứ khó mà hát thường xuyên trên sân khấu được như Nilsson.

Khác với các nữ cao kịch tính khác, Nilsson hát aria này với âm sắc sáng rực của giọng màu sắc, nhưng âm lượng áp đảo toàn bộ dàn nhạc, những note C6 của bà trong aria này đã trở thành huyền thoại với sự chuẩn mực đến khó tin. Và có lẽ, không một tenor nào dám "chọc giận" Nilsson nếu không muốn bị bà áp đảo hoàn toàn trong trận chiến của những note đô cao này.


Monserrat Caballe – Giọng nữ cao trữ tình đẹp nhất thế kỷ

Nhiều người thường nghĩ rằng, trong Opera thì giọng nữ cao màu sắc (coloratura soprano) sở hữu nhiều kỹ thuật lẫn giọng hát đẳng cấp hơn nữ cao trữ tình (lirico soprano), nhưng Montserrat Caballe đã chứng minh rằng, nữ cao trữ tình cũng có thể đạt tới đỉnh cao kỹ thuật ít ai sánh kịp.

Trong những năm cuối đời, người ta đã từng hỏi Maria Callas xem ai có thể thay thế được vị trí của bà, và Montserrat Caballe chính là lựa chọn duy nhất của bà.

Tất nhiên, không một ai có thể thay thế được Callas, nhưng qua đánh giá của một người khó tính như bà, công chúng đủ hiểu được tài năng của Caballe vượt trội cỡ nào. Khi đánh giá về Caballe, giới chuyên môn thường đưa ra một công thức: Maria Callas (kĩ thuật và cảm xúc) + Renata Tebaldi (âm sắc giọng đẹp không ai bì kịp) = Caballe.

Caballe sở hữu một chất giọng đẹp thuần Ý, ấm áp, đầy đặn và mềm mại như pha lê. Bà là người có hơi thở vô địch trong giới Opera.

Một làn hơi của bà có thể kéo dài đến 1 phút 45 giây, đến mức nam danh ca Opera Placido Domingo đã phải thốt lên rằng: "Caballe đã từng giữ một hơi thở khi nhạc công chơi xong ba trang nhạc, và thậm chí có thể giữ lâu hơn thế" (Nguồn: Nhaccodien).

Lợi thế đó đã giúp Caballe có được những chuỗi note vô cùng dài hơi, mà vẫn mềm mại tựa hơi thở của gió. Theo nhiều tài liệu ghi nhận, bà đã từng giữ một chuỗi note dài 32 giây trong vở Don Carlos.

Caballe đặc biệt nổi tiếng ở mảng kĩ thuật pianissimo (vuốt nhỏ giọng - kĩ thuật đặc trưng của dòng Bel Canto) trên mọi note nhạc đạt được.

Danh ca Domingo kể rằng, ông đã từng choáng ngợp trước kĩ thuật pianissimo của Caballe trong lần diễn chung vở Don Carlos tại Arena di Verona năm 1969, khi bà tung ra những pianissimo nhỏ li ti nhưng vẫn bay khắp cả sân khấu. Ông nói:

"Khoảng cách có thể từ 20 đến 30 mét - không gì có thể chuyển tải được cảm giác chia cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn!" (Nguồn: Nhaccodien).

Điều này chứng tỏ, kỹ thuật cộng hưởng âm thanh của Caballe đã đạt tới mức thượng thừa nên dù hát với âm lượng rất nhỏ nhưng vẫn vang xa vài chục mét.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 4) - Ảnh 2.

Về kĩ thuật, không ai có thể chuẩn mực và chính xác hơn Caballe, dù có thể không lấn sân sang những kĩ thuật phô diễn hoa mỹ màu sắc.

Có thể nói, ở mảng Opera Bel Canto dành cho loại giọng nữ cao trữ tình, không ai có thể qua mặt được Caballe bởi chất giọng quá đẹp tới mức long lanh, tráng lệ của bà với legato siêu mượt và cảm xúc lúc nào cũng căng tràn.

Không chỉ vậy, với kĩ thuật cô cùng siêu đẳng, bà có thể hát cả những vai vốn dành riêng cho giọng kịch tính như Turandot, Salome không thường xuyên mà không bị mất giọng.

Đây là điều hiếm thấy với giọng trữ tình, đồng thời cũng mở rộng kịch mục của bà đến mức tối đa mà ít ca sĩ nào sánh kịp. Cùng với Callas (kịch tính), Sutherland (màu sắc), Caballe (trữ tình) đã tạo ra trụ thứ ba trong thế kiềng ba chân để xây dựng nên đế chế Bel Canto vững mạnh tới tận ngày nay.

Một trong những aria đỉnh cao nhất của Caballe phải kể đến Signore ascolta (vai Liu trong vở Turandot). Một chuỗi note dài bắt đầu từ những pianissimo Bb5 nhỏ li ti mà không gợn, vẫn vang rền xuyên qua không gian, len lỏi vào mọi ngõ ngách của nhà hát, kéo dài đến những chuỗi cressendo to đều, căng tràn về cuối trong 21 giây là một kì tích mà ngoài Caballe ra, chưa có ca sĩ nào làm được.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 4) - Ảnh 3.

Mirella Freni

Mirella Freni – Tiếng hát chuẩn mực và bền bỉ nhất

Nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La (người tiên phong về giảng dạy thanh nhạc cổ điển tại Việt Nam) khi được hỏi yêu thích giọng hát Opera nước ngoài nào nhất đã đưa ra cái tên Mirella Freni.

So với những danh ca, huyền thoại khác, Freni không nổi tiếng vượt trội và được đông đảo khán giả thế giới biết tới. Nhưng với giới chuyên môn và những ai hay nghe Opera, Freni thực sự là một giọng hát đáng ngưỡng mộ.

Không hào nhoáng như Maria Callas, không dữ dội như Birgit Nilsson, không lộng lẫy như Montserrat Caballe, không giằng xé như Leontyne Price, không sang trọng như Kiri Te Kanawa, không hoa mĩ bóng bẩy như Joan Sutherland hay Beverly Sills, nhưng Mirella Freni vẫn là soprano được nhạc trưởng vĩ đại Herbert von Karajan yêu mến nhất. Ông từng nói:

"Lần đầu tiên tôi nghe Freni hát tôi đã thực sự kinh ngạc. Nếu tôi sinh ra để làm một ca sỹ thì tôi ước mình là Freni" (Nguồn: Nhaccodien).

Vào năm 1965, sau khi Freni diễn vở La Bohème tại nhà hát Metropolitan (New York), nhà phê bình âm nhạc Alan Rich đã viết trên tờ New York Herald Tribune rằng:

"Freni thật tuyệt vời, giọng hát của cô tỏa ra sức quyến rũ không thể cưỡng lại được. Khi nghe cô hát, ta thấy toát ra đơn giản là sự mộc mạc nhưng bên cạnh đó là một sự thông minh đến bất ngờ".

Freni bẩm sinh là một giọng full lirico soprano rất đẹp với biểu cảm giọng hát tinh tế, có thể thể hiện được nhiều trạng thái cảm xúc.

Kỹ thuật của bà có thể nói là gần như hoàn hảo, lại thêm sự nghiêm túc và cẩn trọng trong việc luyện kỹ thuật, nên khi chuyển từ repertoire full lirco (trữ tình) sang những vai dành cho spinto (trữ tình kịch tính) không hề bị phá giọng như nhiều đồng nghiệp khác.

Bởi vậy nên bà giữ được sự nghiệp lừng lẫy kéo dài 50 năm trên sàn diễn Opera, sau đó vẫn tiếp tục đi dạy học và master class khắp thế giới 15 năm tiếp theo cho tới khi mất ở tuổi 84. Bà luôn dạy học sinh của mình rằng:

"Phải hát bằng tất cả trái tim, phải cảm nhận được nghĩa của những lời mình hát và phải bộc lộ cảm xúc thật sự của mình tại bất kì thời điểm nào" (Nguồn: Nhaccodien).

Giọng hát của Freni đầy nội lực nhưng vẫn nữ tính, biểu cảm, ngọt ngào nên cho đến nay, bà vẫn là người thể hiện thành công nhất vai Mimi (vở La Bohème), với bản thu được cho là chuẩn mực nhất.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 4) - Ảnh 4.

Có thể thấy, Mirella Freni hát Mimi quá xuất sắc, đầy nữ tính và giàu biểu cảm mà không bị phô diễn khoe giọng quá đà. Bà cũng là ca sĩ hiếm hoi chuyển loại giọng bẩm sinh từ lirico soprano sang spinto soprano thành công nhờ kỹ thuật tuyệt vời. Nghe Freni hát rất đã tai vì âm thanh dựng tròn đầy, mở khẩu hình bên trong cực thoáng và không hề có chút căng thẳng nào.

Đặc biệt, Freni có một "tuyệt chiêu" khiến cho giọng hát tuy có độ mở hàm ếch mềm bên trong rất lớn, âm thanh dựng sâu bên trong nhưng lại rất cân bằng sáng - tối (chiaro - scuro). Đó là kỹ thuật "inner smile" – cười bằng cách mở xoang má bên trong (chứ không phải mở miệng chiều ngang).

Kỹ thuật này giúp âm thanh sáng và cộng hưởng ở xoang mặt nhưng không ảnh hưởng đến việc dựng âm thanh bên trong. Nhờ đó, giọng hát cân bằng màu sắc và âm thanh vang xa.

Tháng 3 năm 1993, Freni được Pháp trao tặng danh hiệu Légion d'Honneur. Năm 2002, Đại học Pisa đã trao tặng bà học vị Tiến sĩ danh dự với lời đề tặng: "vì những đóng góp của bà cho văn hóa châu Âu".


Beverly Sills – Giọng nữ cao màu sắc vĩ đại nhất nước Mỹ

Trong lịch sử Opera thế kỷ XX từng nổ ra cuộc chiến bất phân thắng bại giữa giọng toàn năng Maria Callas và giọng spinto soprano Renata Tebaldi, kéo theo sự phân chia hai phe khán giả và báo giới. Sở dĩ có cuộc chiến này vì cả Callas lẫn Tebaldi đều quá tài năng, cống hiến, sừng sững như hai tượng đài đứng cạnh nhau, không ai đủ sức nhảy vào so tài với họ.

Nhưng bên cạnh đó, giới mộ điệu Opera cũng được chứng kiến một sự phân chia bất phân thắng bại giữa hai giọng nữ cao màu sắc là Joan Sutherland và Beverly Sills. Được biết, Joan Sutherland là huyền thoại Opera với kỹ thuật siêu đẳng ít ai sánh kịp. Vậy nhưng, Beverly Sills lại được đặt vào thế đối thủ của Joan Sutherland. Điều này cho thấy rõ tài năng và vị trí lớn lao của bà.

Beverly Sills tên thật là Belle Miriam Silverman, sinh năm 1929 tại Brooklyn, New York, Mỹ, trong một gia đình trung lưu lao động chân tay.

Khác với các đồng nghiệp cùng thời, Beverly Sills là một tài năng nở sớm, từng được ví như thần đồng âm nhạc. Mới 3 tuổi, Sills đã  chiến thắng trong một cuộc thi hoa hậu thiếu nhi, gây ấn tượng với các giám khảo bằng ca khúc The wedding of Jack and Jill. Tới năm 4 tuổi, bà được hát trong chương trình ca nhạc thiếu nhi của đài phát thanh New York.

Sớm nhận ra tài năng của Beverly Sills, mẹ bà đã cho con gái học thanh nhạc và lọt vào mắt xanh của giảng viên thanh nhạc nổi tiếng Estelle Liebling. Nhờ đó, bà được luyện thanh và tiếp thu với thanh nhạc cổ điển từ rất sớm.

Năm 7 tuổi, Beverly Sills  đã biểu diễn trên truyền hình những ca khúc rất khó như Il Bacio – Arditi trong bộ phim Uncle Sol solves it, cho thấy cảm nhạc của bà cực kỳ vượt trội.

Bằng trí thông minh thiên bẩm và năng khiếu bẩm sinh, Sills đã vượt qua những bài luyện thanh đặc biệt khó của Liebling. Ai cũng phải trầm trồ khi một cô gái nhỏ bé có thể hát chính xác 22 aria trong 1 album của Amelita Galli-Curci.

Ngoài ca hát, Beverly Sills còn hoàn thiện được nhiều kỹ năng sân khấu khác như diễn xuất, khiêu vũ, nhảy múa. Bà cũng được tiếp xúc và đào tạo để theo đuổi loại hình nhạc kịch Broadways (thể loại nhạc vũ kịch tổng hợp rất được ưa chuộng ở Mỹ). Sills bắt đầu có chuyến lưu diễn khi mới 15 tuổi với tư cách là ca sĩ biểu diễn những vở nhạc kịch nhẹ của Gilbert và Sillivan.

Tất cả những yếu tố trên đã tôi luyện cho Beverly Sills một bản lĩnh sân khấu lớn và những kỹ năng biểu diễn hoàn thiện nhất, giúp bà nổi trội và khác biệt hơn những đồng nghiệp cùng thời (vốn chỉ thiên về ca hát).

Là một nữ cao màu sắc với khả năng thiên bẩm cộng với rèn luyện nghiêm khắc từ nhỏ, Beverly Sills đã đạt tới đỉnh cao của việc chạy note, điều khiển giọng hát một cách hoa mỹ nhất.

Điểm vượt trội trong giọng hát của Beverly Sills là tốc độ, sự linh hoạt (agility) trong việc chuyển quãng, chạy note. Những bài tập luyện thanh nghiêm khắc, kiên trì ngay từ thuở nhỏ, đã khiến Sills có một làn hơi dài không tưởng, đủ khả năng pianissimo (vuốt nhỏ) các note cao trên C6 một cách nhẹ nhàng, tạo nên những đường legato mịn, mượt, kĩ thuật trillo (rung láy) các note nhạc dễ dàng như làm xiếc và đỉnh cao nhất là những kĩ thuât chạy note, lướt note với tốc độ đáng kinh ngạc.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 5) - Ảnh 2.

Nhạc trưởng Thomas Schipper phải ca ngợi: "Điểm độc đáo nhất trong cách thể hiện của Sills là cô ấy có thể điểu khiển giọng hát nhanh hơn bất cứ ai đang tồn tại trên trái đất này" (Nguồn: Nhaccodien).

Danh ca Leontyne Price thì cảm thấy kinh ngạc vì: "Không hiểu cô ấy có thể hát được bao nhiêu triệu note trong một câu nhạc" (Nguồn: Nhaccodien).

Beverly Sills hát rất sáng tạo. Đặc trưng của bà là sử dụng cadenza, biến tấu rất đặc biệt và hoàn toàn khác với các soprano bình thường. Những note thêm, note hoa mĩ trang trí mới lạ, gây bất ngờ đối với hầu hết các khán giả.

Vai diễn thành công nhất, đóng đinh tên tuổi Beverly Sills là Nữ hoàng bóng đêm trong vở Die Zauberflöte của Mozart. Đây là một vai diễn khó, đòi hỏi âm vực rất rộng với 5 note F6 staccato, cũng như các kĩ thuật hát màu sắc phức tạp. Vai diễn này từng gây khó khăn cho rất nhiều coloratura soprano tài năng nhưng không hề hấn gì với Beverly Sills. Với những note cao trong vắt, đầy sức mạnh, kĩ thuật coloratura chuẩn mực, Sills đã có một dấu ấn đáng nhớ với Nữ hoàng đêm tối.

Từ Mỹ, Beverly Sills đi diễn khắp châu Âu. Ngôi vị độc tôn trong những vai coloratura soprano trên sân khấu Opera mà Joan Sutheland đã nắm giữ gần 10 năm đã phải chia sẻ với Beverly Sills.

Không chỉ thành công và được ngợi ca trên sân khấu Opera, Beverly Sills còn một trong những nhà phê bình và quản lý có ảnh hưởng lớn nhất trong giới nghệ thuật biểu diễn.

Giữa những năm 1979 và 1991, bà là tổng giám đốc nhà hát NYCO, nhà hát nơi bà đầu tiên gặt hái được sự đón nhận quốc tế vào những năm 60. Bà đã được bầu giữ chức chủ tịch trung tâm Nghệ thuật biểu diễn Lincoln vào 1994.

Năm 2002, Sills lại nhận chức tổng giám đốc nhà hát Metropolitan cho đến năm 2005. Khi mà hầu hết tất cả mọi người đều nghĩ đến nghỉ ngơi, Sills vẫn theo một thời gian biểu mà có thể làm kiệt sức người chỉ bằng nửa tuổi của bà.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 5) - Ảnh 3.

Marilyn Horne

Marilyn Horne – Giọng nữ trung màu sắc huyền thoại của nước Mỹ

Nhắc tới Diva Opera, người ta thường nhớ tới các giọng nữ cao vì họ chiếm hầu hết vai chính. Tuy nhiên, có một giọng nữ trung đã tỏa sáng và trở thành huyền thoại, với đóng góp không thua bất cứ nữ cao nào, đó là Marilyn Horne.

Vào năm 1983, tạp chí New York Times đã đưa cái tên Marilyn Horne vào danh sách 10 ca sỹ vĩ đại nhất trong lịch sử. Bà thậm chí là ca sĩ duy nhất trong danh sách đó vẫn đang hoạt động biểu diễn. Điều này cho thấy, Horne có một vị trí cực kỳ vững chắc trong nền Opera thế kỷ XX.

Trong khi đó, tờ Opera News đánh giá về Horne như sau: "Marilyn Horne – người mà gương mặt và những bài hát đã tỏa sáng – tại nhiều địa điểm – với nhiều phong cách – bằng nhiều phương tiện truyền thông – trong nhiều năm liền – là ca sỹ có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử nước Mỹ".

Marilyn Horne may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha bà là một thầy giáo chuyên đào tạo các giọng tenor còn mẹ lại là một người rất say mê âm nhạc và có giọng nữ cao bẩm sinh rất đẹp.

Ngay từ nhỏ, Horne đã được học nhạc và mới 3 tuổi đã đứng trình diễn trước khán giả. Suốt thời thơ ấu, Horne được tham gia nhiều hoạt động âm nhạc và biểu diễn trên sân khấu, trong dàn hợp xướng. Bà được học hành bài bản về thanh nhạc và chú trọng rèn luyện hơi thở từ rất sớm.

Sau khi dấn thân vào con đường Opera chuyên nghiệp, Horne liên tục gặt hái thành công. Năm 1969, với vai Jocasta trong Oedipus Rex của Stravinsky, Horne đã khiến khán giả xúc động tới mức vỗ tay liên tục 7 phút sau khi diễn xong một cảnh trong màn 3.

Nhận thấy rõ những vở Opera quen thuộc đã bị thống trị bởi các giọng nữ cao, Horne đào sâu vào những vở Opera ít người nghe và đem đến cho chúng một sức sống mới bằng giọng hát điêu luyện, kỹ năng diễn xuất tuyệt vời. Bà được xem  là nhà vô địch trong việc giới thiệu những vở Opera tưởng như đã bị quên lãng. Sự kết hợp giữa tiếng hát Horne với Opera của Rossini đã trở thành huyền thoại.

Trên thực tế, danh mục biểu diễn của Horne còn bao gồm cả những vai dành cho giọng contralto (nữ trầm).

Trước thời của Horne, những ca sĩ của Mỹ chỉ được coi là hạng 2 ở châu Âu, trừ một vài trường hợp đặc biệt xuất sắc. Rất khó để ca sĩ Mỹ vượt qua bóng các ca sĩ châu Âu, nơi khai sinh ra Opera. Và chính Horner là một trong những người đi đầu cuộc cách mạng mang lại danh tiếng cho những ca sĩ Mỹ.

Những Diva huyền thoại của nền âm nhạc bác học thế giới (Phần 5) - Ảnh 4.

Marilyn Horne sở hữu một âm sắc giọng tuyệt đẹp trải đều trên toàn bộ âm vực rộng tới 2 quãng 8 rưỡi. Khác với nhiều nữ trung cùng thời, Horne phát triển giọng hát theo hướng màu sắc và trở thành bậc thầy kỹ thuật, đặc biệt ở mảng Bel Canto.

Bà là một trong số ít giọng nữ trung theo đuổi Bel Canto thành công nhất, với type giọng coloratura mezzo soprano độc đáo. Sự nghiệp của Horne chói sáng khắp thế giới nhờ việc hát những vai cực khó dành cho loại giọng này. Horne chạy note rất đẹp, tinh tế, chuyển quãng điêu luyện và kiểm soát cực tốt quãng trung lẫn trầm. Bà có độc chiêu chạy note từ cao xuống thấp rồi lại lên cao mà vẫn mềm mại, không đem theo sức nặng của chest voice lên như nhiều nữ trung khác.

Ngoài kỹ thuật thanh nhạc, Horne còn có sự thông minh, trí tưởng tượng phong phú trong cách xử lí vai diễn và một thái độ làm việc chuyên nghiệp đáng kính trọng. Bà và bậc thầy Joan Sutherland thường xuyên song ca với nhau, tạo nên thế song hành giữa hai giọng màu sắc huyền thoại (một nữ trung – một nữ cao).

Năm 1995, Horne được là thành viên danh dự của Kennedy Center. Bà vinh dự được tham gia trong những buổi chiêu đãi lớn tại Nhà Trắng dưới thời nhiều tổng thống Mỹ.

Horne được phong là tiến sĩ danh dự của các trường đại học danh tiếng như Juilliard Scholl, Đại học Johns Hopkins, Đại học Rutgers và nhiều trường khác nữa.

Bên cạnh đó Horne còn nhận được rất nhiều giải thưởng từ các quốc gia khác trên thế giới như Commander of the Arts and Letters của Bộ văn hóa Pháp; Commendatore al merito della của Ý; Fidelio Gold Medal của International Association of Opera Directors…

Về cuối đời, Horne vẫn miệt mài đi dạy các lớp master class tại Mỹ và châu Âu. Giọng hát của bà được giữ gìn bền bỉ và trải dài nhiều dòng nhạc ngoài Opera.

Long Phạm