Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

LONG PHẠM KÝ SỰ (P6): Phú Quang nhận xét về Đàm Vĩnh Hưng



Năm 2017, mình có may mắn được ngồi trò chuyện với chú Phú Quang ở một phòng trà nhỏ trên phố Hàng Buồm và chú có chia sẻ với mình về Đàm Vĩnh Hưng như sau:

"Thị trường hay không là do mình. Ngày xưa, thầy chú từng nói rằng: "không có dàn nhạc tồi, ca sĩ tồi, chỉ có chỉ huy tồi". Mình phải biết ca sĩ mình chọn là ai và đã chọn thì phải thành công.
hai ca sĩ miền Nam hát Bolero chú đánh giá cao là Đàm Vĩnh Hưng và Ngọc Sơn. Người ta cứ hay hỏi chú, "hai thằng này hát nhạc sến, sao hát nhạc của anh được?". Nhưng họ không hiểu rằng, hai ca sĩ này có khả năng rất đặc biệt.
Đàm Vĩnh Hưng có thể cảm nhận được nhạc của chú và thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Chú cũng quý nó ở sự chân thành.
Người ta thường nói Đàm Vĩnh Hưng thị trường này nọ, nhưng thực ra, nó thích thị trường cũng được mà muốn hát tử tế cũng hoàn toàn được. Rồi tới đêm nhạc tới đây, mọi người sẽ thấy Đàm Vĩnh Hưng hát hay thế nào, cứ hát bài nào là đóng đinh bài đó.
Chú kể cháu nghe câu chuyện này. Có một cặp vợ chồng dạy ở đại học Bách Khoa ngày trước đi xem show của chú nhưng hết mất vé, đành mua vé chợ đen với giá 12 triệu một đôi. Họ phải bán xe máy đi để mua vé vào xem.
Họ có nói với chú, "nhạc của anh thì bọn em rất thích, nhưng sao anh lại cho Đàm Vĩnh Hưng hát?". Chú chỉ bảo họ cứ vào xem Đàm Vĩnh Hưng đi là biết.
Sau khi xem xong, họ ra hỏi chú ngay: "Anh ơi, Đàm Vĩnh Hưng có hát nữa không? Anh có thể bảo Đàm Vĩnh Hưng hát tiếp được không?". Chú nói thế chắc mọi người đã đủ hiểu về Đàm Vĩnh Hưng rồi đó!".
Mình tự hỏi, đến một nhạc sĩ gạo cội, đáng kính với chuyên môn, tài năng và cống hiến to lớn còn có sự nhận định khách quan và bao dung như vậy, thì hà cớ gì nhiều người lại khắt khe thế nhỉ? Họ có thể nhận xét, đánh giá và bày tỏ quan điểm, nhưng làm ơn đừng ra vẻ thái độ trịch thượng như thế chứ?
Tất nhiên, Đàm Vĩnh Hưng hay Trấn Thành thì cũng đầy cái khó ưa, lố bịch và mình cũng chẳng phải tệp khán giả của họ, chẳng mấy khi nghe họ hát hay diễn.
Nhưng thực sự phản cảm mấy người khán giả cho mình quyền lên án, dạy dỗ nghệ sĩ núp dưới cái bóng yêu nghệ thuật chân chính.
Giống như hồi trước, có một cô luật sư đáng kính hay nghe Opera, nghe nhạc cổ điển chê mình "bạn này chuyên dùng thanh nhạc đi viết bài về Lệ Quyên, Hồ Ngọc Hà, Hà Anh Tuấn..." :))) Thái độ rất phân biệt đẳng cấp.
Chắc mình cũng phải học theo cô ấy, đi bô bô: "Tao toàn nghe Maria Callas, Joan Sutherland, rồi nghe Whitney Houston, Nina Simone nên tao chê cả cái nền nhạc VN này cũng được" thì cô mới vừa lòng.
Hôm nay bà nhà báo Lan Anh có nói 1 câu thế này: "Thế tự Đàm Vĩnh Hưng đi đến ngày nay mà k phải do ai đó đưa lên à bạn? hay mọi ng vô can hết mình Đàm vs Thành tự diễn cho chính mình xem :))))".
Công chúng luôn là thẩm phán công tâm nhất. Mình luôn giữ một quan điểm rằng khi một nghệ sĩ nào đó nổi tiếng mà mình không thích, không hiểu vì sao họ nổi tiếng thì mình sẽ đi tìm hiểu, phân tích xem vì sao họ lại nổi tiếng, lại được công chúng yêu thích, chứ không phải lấy quan điểm của bản thân ra để miệt thị, chê bai người ta với thái độ trịch thượng.

Long Phạm

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

"Vai chính mà hát yếu cũng lép vế trước NSND Ngọc Giàu, sợ luôn"

 

Vai chính mà hát yếu cũng lép vế trước Ngọc Giàu

Với tôi, NSND Ngọc Giàu là một người nghệ sĩ tuyệt vời. Ai được làm chung với bạn ấy là điều hạnh phúc nhất trên đời.

Vai chính mà hát yếu cũng lép vế trước NSND Ngọc Giàu, sợ luôn - Ảnh 1.

Bạch Tuyết và Ngọc Giàu ngày trẻ (bên phải)

Hai đứa tôi ngoài đời mỗi đứa một cách sống nhưng trên sân khấu, Ngọc Giàu là người cực kỳ thông minh.

Một trong những vở diễn thành công nhất của tôi và Ngọc Giàu là Đời cô Lựu. Vai của Ngọc Giàu ban đầu là ông Hương chứ không phải bà Hương.

Nhưng hồi đó chúng tôi đi nước ngoài biểu diễn, đạo diễn muốn chọn một nghệ sĩ nổi tiếng diễn cùng tôi. Chọn mãi mới có được Ngọc Giàu, nên đạo diễn đổi lại thành vai bà Hương.

Ngọc Giàu vào vai một cách tự nhiên, ngọt ngào, giọng ca thì quá điêu luyện. Cái thông minh của Ngọc Giàu là khi diễn với ai cũng đều vừa khít người đó, không chệch đi đâu được.

Có thể nói, Ngọc Giàu là người "đưa bóng" tuyệt vời nhất trên sân khấu, khiến tôi vô cùng kính trọng khi diễn chung.

Tôi còn nhớ lần đi nước ngoài đó rất thiếu diễn viên vì số lượng người đi có hạn. Vì thế nên Ngọc Giàu phải đảm nhận thêm một vai phụ nữa ngoài vai chính là bà Hương trong Đời cô Lựu.

Vai phụ đó vốn chỉ là vai gia nhân, đi vào dạ thưa với ông chủ rồi đi ra, không có nội tâm, tính cách gì hết.

Vai chính mà hát yếu cũng lép vế trước NSND Ngọc Giàu, sợ luôn - Ảnh 3.

Ngọc Giàu và Bạch Tuyết trong Lục Vân Tiên

Vậy mà khi diễn vai đó, Ngọc Giàu lại biến thành một nhân vật đặc sắc, dù chỉ xuất hiện chưa tới nửa phút. Sự sáng tạo của Ngọc Giàu thật đáng nể.

Thậm chí, ngay cả vai chính mà hát yếu, khi đứng chung với vai phụ đó của Ngọc Giàu còn bị lép vế, sợ luôn.

Ngọc Giàu đóng Lục Vân Tiên và ai cũng bất ngờ

Trong lòng tôi, Ngọc Giàu là một người nghệ sĩ rất đặc biệt. Bạn ấy đặc biệt về tài năng, giọng ca và cả sự thông minh, biến hóa khi xuất hiện trên sân khấu.

Trong vở Lục Vân Tiên, Ngọc Giàu cũng vào một vai phụ nhưng đến khi khán giả xem xong đi về chỉ nhớ đến mỗi vai Ngọc Giàu đóng vì quá đặc biệt. Tiếng cười của Ngọc Giàu trong vai diễn in đậm trong lòng khán giả.

Trước năm 1975, vở Lục Vân Tiên ghi dấu ấn giữa tôi và Hùng Cường. Sau đó, anh Hùng Cường ra nước ngoài sống nên đạo diễn phải đổi tên vở thành Kiều Nguyệt Nga, lấy vai Kiều Nguyệt Nga do tôi đóng làm vai chính.

Vai chính mà hát yếu cũng lép vế trước NSND Ngọc Giàu, sợ luôn - Ảnh 4.

Như vậy, đạo diễn phải chọn nghệ sĩ nào đó thay thế được cái bóng của Hùng Cường. Tôi lập tức gợi ý Ngọc Giàu, cho Ngọc Giàu vào đóng Lục Vân Tiên.

Đạo diễn lúc đó ngạc nhiên lắm vì làm sao có thể để nữ đóng vai nam được. Nhưng tôi khuyên đạo diễn hãy cứ thử vì Ngọc Giàu điêu luyện đủ về vũ đạo, giọng hát lẫn thần thái diễn xuất khi ra sân khấu.

Thế là đạo diễn mời Ngọc Giàu đóng Lục Vân Tiên và ai cũng bất ngờ trước tài năng của bạn ấy.

Danh ca Hương Lan: "NSND Ngọc Giàu dạy tôi mà chửi quá trời, vừa dạy vừa chửi"

 

Mỗi lần tôi múa bội là má Ngọc Giàu lại chửi

Nhân ngày xuân về, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới người thầy sân khấu của mình là NSND Ngọc Giàu.

Danh ca Hương Lan: NSND Ngọc Giàu dạy tôi mà chửi quá trời, vừa dạy vừa chửi - Ảnh 1.

Danh ca Hương Lan

Tôi không bao giờ quên được những ngày được má Ngọc Giàu dạy dỗ cho từng cách ca hát, cách múa bội, điều khiển tay chân như thế nào.

Tôi nhớ hồi đó, má Ngọc Giàu dạy tôi chửi quá trời vì tôi hơi chậm, tôi không quen diễn những tuồng có múa bội. Mỗi lần tôi múa bội là má Ngọc Giàu lại chửi.

Nhưng thực ra má Ngọc Giàu thương tôi lắm, má chửi là chửi thương, chửi để tốt lên. Trong nghề này, được một người đi trước chửi rủa, la mắng để dạy cho tốt hơn là một niềm may mắn.

Nhiều người trước mặt thì khen nhưng sau lưng lại chửi, đó mới là thâm hiểm. Má Ngọc Giàu chỉ cho tôi từng bước đi, cách hát.

Má dạy tôi bước đi trên sân khấu, cử động tay chân, tác phong phải ra sao. Má dạy tôi cách ca từng chỗ, chỗ này phải cất giọng lên, chỗ kia phải xuống giọng.

Cho đến giờ, tôi vẫn nhớ mãi những ngày tháng được má Ngọc Giàu dạy dỗ. Tôi chỉ có duy nhất một người thầy, đó là NSND Ngọc Giàu.

Danh ca Hương Lan: NSND Ngọc Giàu dạy tôi mà chửi quá trời, vừa dạy vừa chửi - Ảnh 3.

NSND Ngọc Giàu và Hương Lan

Tôi chạy lên cạo gió, đấm bóp cho má Ngọc Giàu

Má Ngọc Giàu đã tạo ra cho tôi nhiều thứ. Khi nào còn đứng được trên sân khấu tôi cũng đều nhớ tới má Ngọc Giàu.

Thực ra, má Ngọc Giàu không lớn hơn tôi nhiều tuổi, chỉ hơn tôi 11 tuổi thôi, năm nay tôi 65 thì má 76, nhưng tôi vẫn gọi là má vì má là người mẹ sân khấu của tôi. Tôi được má Ngọc Giàu đỡ đầu trên sân khấu.

Má Ngọc Giàu dạy tôi từ khi còn nhỏ xíu. Mới mấy tuổi tôi đã đi hát và được má Ngọc Giàu dạy dỗ.

Suốt đời, tôi mãi là học trò của má Ngọc Giàu, không thể nào quên được người thầy này. Dạy tôi một ngày cũng là thầy tôi, huống hồ má Ngọc Giàu dạy tôi rất nhiều.

Danh ca Hương Lan: NSND Ngọc Giàu dạy tôi mà chửi quá trời, vừa dạy vừa chửi - Ảnh 4.

Tôi cũng thần tượng má Ngọc Giàu. Tôi mê từ giọng ca, cách hát tới lối diễn của má. Tôi hay theo má đi thu âm, đi diễn và mê tiếng hát của má.

Mỗi lần má Ngọc Giàu qua Mỹ, tôi được đi show cùng má là mừng lắm. Có lần tôi và má Ngọc Giàu cùng đi show và ở chung một khách sạn. Chúng tôi đi diễn về gặp nhau ở sảnh khách sạn, má Ngọc Giàu tựa vào tôi bảo: "Con ơi, má mệt quá".

Tôi liền hỏi má Ngọc Giàu ở phòng mấy rồi chạy lên cạo gió, đấm bóp cho má. Đó là một kỷ niệm khó quên trong tôi.

Nếu má Ngọc Giàu có nghe được những lời này thì xin biết rằng con gái Hương Lan lúc nào cũng nhớ tới má. Má là người mẹ sân khấu của tôi, là người thầy đúng nghĩa, vừa dạy vừa chửi.

NSND Ngọc Giàu: "Làm nghệ sĩ khó lắm, số nghệ sĩ nổi tiếng chỉ đếm trên đầu ngón tay"

Trên kênh Youtube của NSND Bạch Tuyết đã đăng tải một buổi gặp mặt NSND Ngọc Giàu. Tại đây, NSND Ngọc Giàu gửi lời tới các đàn em:

"Để làm được nghề này, tôi phải cảm ơn Tổ nghiệp và tất cả khán giả đã thương yêu nghệ sĩ chúng tôi. Có như vậy thì chúng tôi mới được như ngày hôm nay.

NSND Ngọc Giàu: Làm nghệ sĩ khó lắm, số nghệ sĩ nổi tiếng chỉ đếm trên đầu ngón tay - Ảnh 1.

NSND Bạch Tuyết và NSND Ngọc Giàu.

Nhưng tôi phải nói thật, làm nghệ sĩ không dễ, khó lắm. Số nghệ sĩ nổi tiếng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi.

Để làm được nghề này phải có đủ thứ, cái quan trọng nhất là bạn phải có hào quang sân khấu, có sự duyên dáng của người đứng trên sân khấu.

Làm nghề này là phải học suốt đời. Không theo thì thôi, còn đã theo thì phải theo suốt đời. Bởi vậy tôi khuyên các nghệ sĩ trẻ hãy kệ mọi thứ xung quanh, được làm nghệ sĩ đã là tốt rồi.

Tôi theo nghề này đã vài chục năm rồi, nhưng đến bây giờ, nếu Bạch Tuyết hay ai đó đưa cho tôi một câu vọng cổ, tôi vẫn phải học.

Hát được một câu vọng cổ khó lắm, trong đó có nhiều dấu huyền, dấu sắc. Các bạn phải học mới thấy hát vọng cổ khó thế nào. Nếu có học, chỉ cần cất giọng ca lên là tôi biết được ngay, chứ không phải coi những dấu đó là bình thường.

Bởi vậy, tôi khuyên các nghệ sĩ trẻ phải chịu khó học, dù chỉ là một câu vọng cổ thôi cũng phải học. Học xong rồi ra sân khấu tự tin ca, không việc gì phải sợ.

NSND Ngọc Giàu: Làm nghệ sĩ khó lắm, số nghệ sĩ nổi tiếng chỉ đếm trên đầu ngón tay - Ảnh 3.

Tôi thương các nghệ sĩ trẻ bây giờ, tuổi nghề còn quá ít, ca vọng cổ chỉ là ca thôi, chưa hiểu được mình nói cái gì trong câu vọng cổ đó. Muốn biết mình nói cái gì trong câu ca vọng cổ đó thì phải học cho chính xác.

Tôi chỉ cần nghe các bạn ca là biết có học, không cần phải nói thêm gì nữa. Tôi đã lớn tuổi rồi và có đến 65 năm tuổi nghề.

Tôi khuyên các nghệ sĩ trẻ, đã vào nghề thì phải ráng theo đến cùng, đó là danh dự, là sự đẹp đẽ của nghề. Khi các bạn vừa bước ra sân khấu, ánh đèn chiếu vào các bạn cũng là lúc hào quang chói lọi, cảm giác thích lắm.

Các bạn được son phấn, vẽ mắt tô mày, đẹp đẽ. Khán giả cũng yêu thương các bạn lắm.

Vì thế, theo được nghề này thì phải ca sao cho thật hay, không hay cũng phải ráng mà học, học cho hay, để khi cất giọng lên ca là phải xuất thần".

NSND Ngọc Giàu: Làm nghệ sĩ khó lắm, số nghệ sĩ nổi tiếng chỉ đếm trên đầu ngón tay - Ảnh 4.

NSND Bạch Tuyết cũng nói: "Tôi rất tự hào về nghệ thuật cải lương dân tộc. Chúng ta đã có cả trăm năm cải lương rất vinh quang.

Ngày đó, các nhà bác học, nhà yêu nước, các bậc tôn quý của Việt Nam đã sản sinh ra cải lương để chống Tây, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn văn hóa dân tộc.

Họ đưa từ chèo tới tuồng thời dựng nước thành cải lương để vào diễn trong nhà hát Tây mà Tây không bắt được. Cải lương đã hoàn thành bước đầu trong nhiệm vụ nghệ thuật của nó với Tổ quốc, dân tộc.

Tôi xin cúi đầu cảm ơn những bậc tiền bối của cải lương dân tộc như Năm Châu, Phùng Há. Họ là những người thầy trực tiếp của thế hệ nghệ sĩ cải lương chúng tôi.

Sau này, các bạn trẻ làm nghề rất khó khi không có được những cái nôi là các đoàn, gánh cải lương giống chúng tôi ngày xưa. Đó là nơi để chúng tôi vừa học hát, học nghề, vừa học cách hành xử đạo đức để trả ơn khán giả, đất nước".

KIRSTEN FLAGSTAD VÀ GIỌNG HÁT KHÔNG THỂ BẮT CHƯỚC, TRĂM NĂM XUẤT HIỆN MỘT LẦN




Có người hỏi ad, thế ca khúc nào thì khó hát nhất thế giới.

Xin trả lời là không ca khúc nào khó hát nhất, và cũng không ca khúc nào viết ra không dành cho con người như lời con Oppo Tấn Điền xộn lào. Mọi ca khúc viết ra đều phải hát được, bởi nếu viết ra mà con người không hát được thì thành vô nghĩa, phi nghệ thuật.
Và về độ khó thì mỗi dòng nhạc, mỗi bài hát sẽ có cái khó riêng, không có bài hát nào là khó hát nhất. Với người nhạc sĩ khi viết nên tác phẩm, cái họ quan tâm là làm sao cho hay, cho đẹp, chứ không ai rảnh viết 1 tác phẩm để đánh đố ca sĩ theo kiểu: "Đố mày hát được bài của tao". Đó chỉ là trò trẻ con vô nghĩa. Ngay cả với những người cực đoan như Wagner (với quan điểm khai thác triệt để giọng hát con người) thì các tác phẩm của ông khi viết ra vẫn hát được, chứ không đến mức không ai hát nổi.
Nếu có chăng thì là chính người ca sĩ (với những năng lực riêng) khi hát sẽ tự thổi vào đó những dấu ấn riêng của họ, khiến không ai bắt chước được => thành ra không ai hát được theo họ và phiên bản của người ca sĩ đó là duy nhất.
Một trong những ca sĩ ad muốn nói đến là Kirsten Flagstad, giọng nữ cao kịch tính huyền thoại người Nauy.
Opera của Wagner vốn đã nổi tiếng khó hát, như cỗ máy chém giọng, dành riêng cho loại giọng hiếm là nữ cao kịch tính được đào tạo đặc biệt, với kỹ thuật đặc biệt (chứ không phải ba cái trò chạy note con Oppo tung hô). Các giọng nữ thông thường hiển nhiên không thể hát được Opera Wagner.
Nhưng Opera Wagner qua giọng hát Kirsten Flagstad lại càng vi diệu hơn, tới mức hiếm thấy.
Thứ nhất, Kirsten là một trong những giọng nữ có âm lượng lớn nhất lịch sử Opera thế kỷ XX. Tức là kể cả so với các giọng nữ cao kịch tính đình đám như Birgit Nilsson, Dimitrova thì âm lượng của Kirsten vẫn trội hơn hẳn. Đó là mức âm lượng khổng lồ hiêm thây (cái này được chính những khán giả thời đó đi nghe trực tiếp các ca sĩ live không mic về confirm và so sánh).
Thứ hai, Kirsten lại có một âm sắc giọng cực kỳ đặc biệt, dù đanh thép, to, chắc khỏe nhưng lại không chói gắt xuyên thấu kiểu Nilsson, cũng không tối um như các nữ cao kịch tính khác mà rất ấm áp, phảng phất chút trữ tình trong đó. Và giọng hát này đạt tới tính sử thi cao, khi hát ra đồ sộ như tảng núi, cuồn cuộn và sừng sững như một vị nữ thần.
Thứ ba, Kirsten có một kỹ thuật cộng hưởng âm thanh chuẩn mực và tối ưu, support bằng cả cơ thể.
Ba yếu tố này tạo nên một giọng hát hiếm thấy trong suốt 100 năm qua, chưa từng xuất hiện lại. Cái khó nhất mà Kirsten làm được là tung note cao với âm lượng khổng lồ áp đảo tất cả, vang lồng lộng như bão táp nhưng lại không hề cho thấy chút gắng gượng, gồng mình nào, cũng không phải kiểu xuyên thấu, cắt dàn nhạc như Nilsson, nghe lại cứ tà tà, siêu thư giãn, siêu thoải mái, đúng kiểu ngáp một cái cũng bằng người ta hét muốn đứt thanh quản, hát với âm lượng loa dàn nhưng dễ như ăn kẹo.
Chính vì hát quá thoải mái nên nghe qua thu âm sẽ không thấy được sự khổng lồ của Kirsten, nhưng những khán giả từng nghe live kể lại rằng, họ chưa từng thấy âm thanh nào lớn và nội lực đến thế.
Ở Kirsten là công thức hoàn hảo: to + vang + kỹ thuật chuẩn + siêu thoải mái.
Vì vậy mà cho đến tận ngày nay, 100 năm đã trôi qua nhưng chưa một giọng nữ nào như Kirsten xuất hiện. Thành ra chưa ai hát Wagner theo được giống như bà.
Dưới đây là một đoạn nhạc Wagner qua giọng hát khổng lồ của Kirsten. Hãy để ý note A5 ở cuối và nghe thật kỹ để thấy nó khủng đến thế nào, to đột biến nhưng vẫn thoải mái (có người từng nghe live đã kể lại về đoạn này, vô cùng sửng sốt trước âm lượng to đột biến đó). Tất nhiên, nghe qua Youtube thì không thấy rõ được bằng nghe live nhưng có còn hơn không.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

NSƯT Hữu Quốc kể về Tổ nghề cải lương Phùng Há: Tôi nghe cô dạy mà khóc lúc nào không biết

 NSND Phùng Há (1911-2009) được xem là vị Tổ nghề của cải lương Việt Nam với nhiều đóng góp, cống hiến to lớn và tầm ảnh hưởng vĩ đại tới nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này.

Cuộc đời, sự nghiệp của NSND Phùng Há được rất nhiều người chú ý và ngưỡng mộ.

Là một trong những học trò từng được làm việc, tiếp xúc trực tiếp và được NSND Phùng Há dạy dỗ. NSƯT Hữu Quốc đã chia sẻ đôi điều về bà trong chương trình Ngôi sao đương thời mới đây.

Tôi xin tiết lộ lần đầu về một bí mật

Vào giai đoạn cải lương trở lại thời kỳ hưng thịnh, phát triển rực rỡ, tôi mới 10 tuổi và đang học lớp 5. Ngay từ lúc đó, tôi đã được đưa đi học tại lò cổ nhạc.

NSƯT Hữu Quốc kể về Tổ nghề cải lương Phùng Há: Tôi nghe cô dạy mà khóc lúc nào không biết - Ảnh 1.

Học ở đó được vài năm, tới khi tôi lên 13 tuổi thì nhà hát cải lương Trần Hữu Trang có tuyển học sinh khóa ba. Tôi biết đến khóa tuyển sinh này vì những khóa trước toàn nghệ sĩ thành danh.

Chẳng hạn, khóa đầu tiên có chị Thanh Thanh Tâm, anh Chí Linh, chị Vân Hà, anh Linh Trung. Khóa thứ hai có chị Thoại Mỹ, chị Ngọc Huyền, anh Kim Tử Long.

Lực lượng đào tạo của nhà hát Trần Hữu Trang lúc bấy giờ đều là những cây đa, cây đề của làng sân khấu cải lương.

Vì thế nên khi được các anh chị, bạn bè rủ đi thi vào nhà hát Trần Hữu Trang, tôi cũng thi. Dù tôi còn rất nhỏ tuổi, nhưng thầy tôi ngày ấy đồng ý cho tôi đi thi. Thầy mà đã cho đứa nào đi thi là kiểu gì cũng đậu.

Hồi đó, tôi chưa bể tiếng nên đi thi phải hát giọng đào (giọng nữ) cao vút chứ không phải giọng kép (giọng nam). Tôi đam mê quá nên về nhà cũng lấy chăn màn cuốn lên người để ca hát.

Nhân đây, tôi xin tiết lộ lần đầu về một bí mật. Ngày xưa, tôi nghĩ mình sẽ làm đào hát, tức là vào vai nữ chính cải lương chứ không phải làm kép hát, vào vai nam như bây giờ. Tôi cứ nghĩ mình hát giọng nữ thì sẽ thành nữ, làm đào hát giống các anh chị đi trước.

Nhờ nghệ sĩ ưu tú Đoàn Bá mà tôi mới chuyển sang làm kép hát. Thầy bảo tôi phải làm kép chứ không được làm đào. Vì thế nên tôi mới sửa để hát nam tính hơn.

Tôi ngồi nghe cô Phùng Há dạy mà khóc lúc nào không biết

Trong cuộc đời mình, tôi rất biết ơn NSND Phùng Há, vị Tổ nghề có công rất lớn với nền cải lương Việt Nam. Cô Phùng Há dạy tôi từ khi mới 13 tuổi. Chính cô là người đã giao cho tôi vai diễn đầu tiên, là bé Tấn Lực trong vở Phạm Công – Cúc Hoa.  

NSƯT Hữu Quốc kể về Tổ nghề cải lương Phùng Há: Tôi nghe cô dạy mà khóc lúc nào không biết - Ảnh 3.

Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há.

Đầu tiên, cô thấy tôi nhỏ quá, không biết phải giao vai gì. Cuối cùng thì cô chọn vai này cho tôi. Lúc nhận vai đó, tôi không biết khóc là gì, diễn cảnh khóc ra sao, trong khi vai diễn lại đòi hỏi phải khóc.

Cô Phùng Há thấy vậy mới chỉ cho tôi: "Con đừng nghĩ mình là thằng Hữu Quốc mà hãy nghĩ mình là bé Tấn Lực". Tôi nghe theo lời cô dạy và diễn được.

Cô Phùng Há là một người rất tuyệt vời. Cô không phải người chỉ biết dạy bằng giáo trình, lý thuyết cứng nhắc mà dạy bằng kinh nghiệm thực tế từ chính sân khấu.

Tôi ngồi nghe cô Phùng Há dạy mà khóc lúc nào không biết. Cô bảo tôi: "Con phải nghĩ mình là thằng Tấn Lực có mẹ mất, cha đi chiến tranh, ở nhà bị mẹ ghẻ ức hiếp…".

Cách dạy của cô Phùng Há rất tâm lý, thấu hiểu và truyền đạt đầy cảm xúc. Cô thấu hiểu cải lương và sống hết mình với nó. Tôi may mắn khi được cô Phùng Há dạy dỗ.

"Tôi quỳ xuống trước má Phùng Há bảo: Má cho con tặng căn nhà này cho má"

 Vừa qua, tại chương trình Lần đầu tôi kể, NSND Bạch Tuyết đã được ekip cho xem một clip quay lại ban thờ NSND Phùng Há (người thầy của cô) tại Chùa nghệ sĩ.

Sau khi xem xong, NSND Bạch Tuyết nghẹn ngào, chắp tay lạy thầy và nói:

Tôi quỳ xuống trước má Phùng Há bảo: Má cho con tặng căn nhà này cho má - Ảnh 1.

Ban thờ NSND Phùng Há

"Rất cảm ơn ekip đã quay clip này tặng tôi. Từ khi dịch bệnh nổ ra phải giãn cách, rất lâu rồi tôi không được đến thắp hương bàn thờ má Phùng Há.

Bình thường, lúc nào tôi cũng tới thắp hương cho má, đặc biệt vào những ngày giỗ Tổ. Tôi đến để nói chuyện với má về chuyện nghề, về những điều má dạy tôi.

Hôm nay, con chắp tay kính thưa má cho con được thưa chuyện này với khán giả. Con không thể không thưa".

Nói rồi, NSND Bạch Tuyết quỳ xuống và kể:

"Thưa mọi người, cách đây rất lâu rồi tôi đã có nhà, có xe cộ đi lại. Tôi còn có tiền xây thêm một căn nhà nữa. Trong những lúc đi hát ở nước ngoài, tôi mua nhiều món đồ để về trang trí căn nhà đó.

Tôi quỳ xuống trước má Phùng Há bảo: Má cho con tặng căn nhà này cho má - Ảnh 3.

NSND Bạch Tuyết chắp tay lạy NSND Phùng Há

Tôi xây căn nhà đó với tâm nguyện tặng cho người thầy của tôi là má Phùng Há. Đây là người thầy tôi không biết lấy gì để trả ơn, ơn nghề nghiệp và ơn trong chính cuộc đời mình.

Đến khi xây xong, tươm tất mọi thứ rồi, tôi lên tân Chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp rước má tới và bảo: "Má ơi, má đi với con đến một chỗ để con khoe má cái này".

Má Phùng Há cười rồi hai má con tôi đi tới căn nhà mới xây đó. Tôi hỏi má: "Má đi thăm nhà rồi cho con biết xem má có vừa ý không?".

Má Phùng Há đi từ phòng khách tới phòng ăn, ngồi trên ghế rồi bảo: "Nhà đẹp và hoàn thiện quá con ạ. Má biết, những đồ này con đem từ nước ngoài về đúng không".

Tôi lập tức quỳ xuống trước má Phùng Há và nói: "Má ơi, má cho con tặng căn nhà này cho má, má về ở đây đi".

Tôi quỳ xuống trước má Phùng Há bảo: Má cho con tặng căn nhà này cho má - Ảnh 4.

NSND Bạch Tuyết tới Chùa Nghệ sĩ thăm NSND Phùng Há

Má đỡ tôi lên rồi nói: "Chùa nghệ sĩ là nơi hồi trẻ má hùn vốn với mấy anh em mua đất cất lên, rồi xây thêm viện dưỡng lão trong chùa cho nghệ sĩ già.

Má ở tuổi này rồi, chẳng muốn đi đâu, chỉ muốn ở trong chùa để mỗi đêm được tụng kinh. Má chỉ cần ở một căn nhà nhỏ trong đó thôi.

Căn nhà này lớn lắm, đẹp lắm, là nhà giàu của một cô đào hát đang nổi tiếng nhưng má không ở được.

Con nhớ lời má dặn, coi như má đã nhận của con căn nhà này rồi nhưng con cứ giữ nó đi. Làm đào hát cuộc đời thăng trầm, nhiêu khê lắm. Con phải giữ tài sản này để giữ nhân cách của đào hát.

Rồi sau này con lớn tuổi, không đi hát nữa thì con sẽ lấy gì mà sống? Má không muốn con về già phải đi làm những việc khác kiếm sống. Má mừng cho con nhưng con phải giữ căn nhà này để hộ thân".

Lời dặn này của má Phùng Há khiến tôi nhớ mãi. Nhờ vậy mà tới giờ tôi mới có được một tuổi già yên bình, đầy đủ".

NSND Bạch Tuyết: Theo nghề 60 năm, nghỉ hát 20 năm đi học vì lời dạy của NSND Phùng Há

 

Theo nghề 60 năm, nghỉ 20 năm đi học

Tôi rất xúc động mỗi khi nghe thấy hai tiếng "cải lương". Tôi hoạt động trong nghệ thuật cải lương đến nay là 60 năm, nhưng có những khoảng thời gian nghỉ hát để đi học.

NSND Bạch Tuyết: Theo nghề 60 năm, nghỉ hát 20 năm đi học vì lời dạy của NSND Phùng Há - Ảnh 1.

NSND Bạch Tuyết

Thời gian tôi đi học mất khoảng 20 năm, như vậy tính thời gian hát trên sân khấu khoảng 40 năm. Tôi nghỉ lâu như thế chỉ để đi học vì thầy của tôi là ba Năm Châu và má Phùng Há ngày đó dạy tôi rất kỹ lưỡng. Hai người bảo tôi rằng:

"Con ơi, người ta gọi cải lương là nghệ thuật truyền thống nhưng như thế chưa đủ. Cải lương là sự tiếp nối truyền thống, tức là cải cách hát ca theo tiến bộ, lưu truyền tuồng tích sánh văn minh. Nói cách khác, cải lương là lưu truyền nghệ thuật truyền thống dân tộc một cách văn minh, cải cách.

Con phải học để hiểu, làm việc cho đàng hoàng, không có lỗi với tổ tiên".

Tôi đi học và biết rằng, cải lương của đất nước mình ra đời khi bị người Tây đô hộ. Trong quá trình đó, họ xây dựng ở nước mình nhiều nhà hát hiện đại, đưa các đoàn Opera tới biểu diễn.

Ông cha mình là những nhà bác học làm việc cho họ mới đau đáu vận nước, nghĩ làm sao để đưa chèo, tuồng, hát bội vào hát ở nhà hát Tây, lưu truyền văn hóa dân tộc sang cả Tây, thể hiện lòng yêu nước.

NSND Bạch Tuyết: Theo nghề 60 năm, nghỉ hát 20 năm đi học vì lời dạy của NSND Phùng Há - Ảnh 3.

Trong quá trình đó, chèo chưa phát triển, hát bội từ Hán Việt nhiều quá, lớp thanh niên trẻ không hiểu được. Ông cha ta mới nghĩ ra cách lấy âm nhạc truyền thống kết hợp với Opera phương Tây để biểu diễn, từ đó sinh ra cải lương là loại hình nhạc kịch giống Opera nhưng lại hát theo lối truyền thống dân tộc.

Tôi phải đi thực địa khắp các nước Đông Nam Á

Tôi đi học nên cũng biết thêm, mỗi dân tộc đều có sân khấu ca kịch của riêng họ. Khi làm luận án tiến sĩ, tôi phải đi thực địa khắp các nước Đông Nam Á để biết ca kịch của họ như thế nào.

Họ cũng có ngũ âm và những nội dung chịu ảnh hưởng từ thế giới, kết hợp với tuồng tích truyền thống để làm nên sân khấu ca kịch.

NSND Bạch Tuyết: Theo nghề 60 năm, nghỉ hát 20 năm đi học vì lời dạy của NSND Phùng Há - Ảnh 4.

Ông cha ta rất hay, cũng kết hợp các loại hình nội dung đó với tích lịch sử dân tộc để sáng tạo nên cải lương, mục đích chống ngoại xâm và bảo tồn văn hóa. Cải lương đã hoàn thành hai nhiệm vụ này của ông cha.

Thậm chí, cải lương còn theo sát hiện thực xã hội, hội nhập với các phong trào thời sự trên thế giới. Cải lương còn có những vở đối mặt trực tiếp với kẻ thù trên chiến trường.

Tôi đi khắp nơi học và thấy có điều hơi buồn là không nghe thấy âm nhạc Việt Nam trên máy bay, trong nhà hàng. Vì vậy, bây giờ tôi vui khi thấy cải lương trên một số kênh mạng xã hội, TikTok. Tôi cảm động vì bây giờ chúng ta đã có đường đi cho nghệ thuật dân tộc.

Cải lương, dân tộc, yêu nước, bảo vệ giữ gìn Tổ quốc chính là cái cốt lõi của nghệ thuật cải lương mà tôi muốn nhắc thế hệ trẻ ngày nay.