Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

SỰ THẬT VỀ CÂU CHUYỆN FULL RES, LOA PHƯỜNG, GIỌNG TO, GIỌNG VANG, KÉO MIC TỚI RỐN…



Bấy lâu nay, các fan diva vẫn hay ca tụng ca sĩ này ca sĩ kia full res, giọng khỏe quá, vang quá, kéo mic tận rốn, tận háng hay tận mây xanh vẫn rõ tiếng lồng lộng.

Ít ai biết rằng, việc kéo mic ra xa, vang lồng lộng hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào mic, quá trình thu chứ không phải ở ca sĩ. Tức là, chưa chắc việc kéo mic ra xa tít đã thể hiện ca sĩ đó giọng to quá, khỏe quá, vang quá hay một thứ gì đó vi diệu quá như nhiều page vẫn ngợi ca.

Khi hát live, bộ phận âm thanh sân khấu sẽ chỉnh độ vang cho mic tùy theo yêu cầu của ca sĩ, hiệu ứng sân khấu và từng loại giọng cho thích hợp.

Đa số da màu xôi thịt đều sử dụng mic đặc, là loại mic để reverb (vang giả) tỉ lệ mix vào vocal rất ít, chỉ xuất hiện ở đuôi của chữ nhằm tạo độ hoà quyện với nhạc, độ bắt của mic không xa, để qua mồm cỡ 30 40 cm là tiếng hụt đi một nửa.

Nguyên nhân vì giọng da màu rất đanh, âm lượng lớn, nếu chèn quá nhiều reverb vào mic sẽ khiến âm thanh không hay và khi để gần mic, lực âm thanh bắn ra mạnh khiếc mic bị rè. Hơn nữa, việc dùng mic đặc sẽ giúp âm thanh giọng hát truyền đi một cách tự nhiên, chân thật hơn. 

Đó là lí do vì sao các da màu xôi thịt toàn giọng spinto, kịch tính âm lượng khủng long, kỹ thuật cũng thượng thừa nhưng khi hát đều phải dí sát mic vào mồm, chỉ cần kéo xa một chút là tắt tiếng ngay.

Ở 5:05 live sau, Whitney hát với mic đặc nên dù đang gồng hết âm lượng nhưng chỉ cần kéo ra xa một chút là mất tiếng, phải vội kéo lại. Trong khi đó, nhiều ca sĩ hát rất bình thường nhưng lại kéo xa tít thò lò vẫn rõ mồn một. 

https://www.youtube.com/watch?v=pQ741nVcYzc

Ngay cả giọng kịch tính khủng long với nhiều lần kéo mic ra xa nhưng khi đụng vào mic đặc cũng bị nhỏ âm lượng lại khi kéo mic ra xa ở 5:33.

https://www.youtube.com/watch?v=-kpE6K9L0T4

Ad đã từng nghe nhiều người chê, sao Whitney, Aretha, Jennifer Holliday… giọng nhỏ thế, hát cứ dí sát mic vào mồm, kéo ra tí là tịt, thua ca sĩ này ca sĩ kia kéo mic tận rốn vẫn lồng lộng =)))

Ngược lại, mic đẫy vang giả là mic 1 nùi reverb, delay, decay để thông số rất cao, blend rất mạnh vào vocal, nhằm tăng độ ảo diệu, độ bắt mic rất xa, thường được dùng cho các giọng nhỏ nhẹ và góp phần tạo hiệu ứng âm thanh khi trình diễn. Loại mic này dù kéo đến rốn alo vẫn bắt mic. 

Ai không tin cứ thử tự kiểm chứng bằng việc chỉnh decay thật cao khi hát karaoke. Lúc đó, bạn để mic ở đầu phòng và đứng ở cuối phòng hát vẫn vọng được giọng vào mic.

Sự thật là đa số ca sĩ châu Á và ca sĩ Việt hiện nay đều dùng mic có nhiều vang giả. Ad đã từng nghe cô Khánh Ly (một giọng hát không hề phô diễn âm lượng) hát tại Nhà hát Lớn, dù khi đó giọng cô không còn khỏe do tuổi cao, nhưng cô vẫn kéo được mic ra xa tít mà vẫn giữ được âm lượng. Vì vậy, việc một ca sĩ kéo mic ra xa không chứng minh được rằng giọng họ khỏe quá, to quá. 

Ví dụ, trong live này, Thu Minh và Thanh Lam dùng mic cực nhiều vang giả, tới mức nghe kĩ sẽ thấy có tiếng loa bị rít (y hệt lúc hát karaoke loa bị rít do để âm thanh to quá). Có vẻ như cả hai ca sĩ đều nhận ra điều này nên phải để mic rất xa chứ dí sát mic quá lâu loa rít lên một cái thì toi =)))

https://www.youtube.com/watch?v=EkJt7ELoXK0

Tiếp theo, nhiều người thắc mắc tại sao live fancam nghe luôn vang lộng mà cứ hễ lên hình lại mất hết vang. Đó là khái niệm live mixing và post mixing. Lúc hát live, ca sĩ phải blend verb vào cho khán giả nghe ở dưới cho ảo diệu, có như vậy giọng hát mới tỏa được khắp sân khấu. 

Nhưng khi thu vocal  hát vào thì phải để nguyên giọng mộc để về còn edit thêm các hiệu ứng âm thanh cho hay hơn. Lúc này, các kỹ sư âm thanh sẽ làm việc, thêm thắt, gia giảm tỷ lệ reveb, tùy mục đích phát hành. Vocal thu về ở dạng mộc có thể chỉnh phô, thêm vang tuỳ ý, chứ không thu như fan cam. Đó cũng chính là dub =))) 

Trên thực tế, các bạn nghe fancam  thấy đã tai do hiệu ứng từ echo tạo vang nhưng flat chênh phô đầy vì chưa qua chỉnh sửa.

Đa số nhà đài ở Việt Nam rất lười edit âm thanh và cũng không có nhân lực tốt làm việc này  nên khi lên sóng, giọng ca sĩ tịt hết, âm thanh thậm thụt, nghe cực kỳ chán, và đó cũng là giọng mộc của ca sĩ. Hay như ở USUK thời 90s đổ về trước, âm thanh cũng ít khi được edit nên giọng ca sĩ đều là giọng mộc, thậm thụt, nghe rất chán do không có hiệu ứng âm thanh. Đó là thiệt thòi của những ca sĩ thế hệ trước. 

Ngược lại ở Hàn, Trung hiện nay các chương trình đều có bộ phận kỹ sư âm thanh làm việc chỉn chu, sau khi thu vocal mộc của ca sĩ về sẽ chỉnh lại hết, thêm thắt vang giả hay điều chỉnh tùy ý, nên khi phát hành âm thanh rất hay, tuyệt hảo. Một số show ở Việt Nam cũng bắt đầu học theo nên gần đây các show nhạc khi phát hành thường có chất lượng âm thanh tốt hơn trước.

Long Phạm

Trang web âm nhạc cộng đồng. Hỗ trợ chúng tôi qua tài khoản: 178204122, ngân hàng VP Bank. Rất biết ơn nếu được hỗ trợ.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

Độ vang (Resonance) và cách thực hiện trong ca hát

 Độ vang là sự khuếch đại của âm thanh ở dây thanh quản, mang đến sức mạnh, độ dày.

 

Cần phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh to, nặng và âm thanh vang, đặt đúng chỗ. nên nhớ độ vang không chỉ đạt được dựa trên độ lớn của 1 giọng hát. để nghe được một giọng nữ cao sáng từ dãy cuối của nhà hát hoàn toàn phải dựa vào sự rền . hãy nghe Halo của beyonce để cảm nhận.

 

 

Tại sao độ vang lại quan trọng?

 

 

Rất nhiều người cảm thấy rằng độ vang chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa một ca sĩ có kinh nghiệm và dân không chuyên. với lợi ích của độ vang tạo ra từ ống âm học, âm thanh có thể trở thành 1 vẻ đẹp và thậm chí, dẫn dắt những âm thanh khác như 1 dàn nhạc. điều thú vị nhất ở độ vang là về cơ bản nó rất tự do.

 

Nó tạo ra bởi rất ít hoặc không cần đến sự cố gắng của cơ, ngoài ra độ vang tốt có thể khiến giọng hát về cơ bản trở nên dày và khỏe hơn.

 

 

Độ vang được tao ra như thế nào

 

 

Nhìn chung, bạn phải điều khiển hơi tốt. Giáo viên G.B. Lamperti thế kỉ XIV từng nói: người thở tốt có thể hát tốt. điều này là do ca hát cần 1 mức năng lượng thở cao hơn việc nói chuyện bình thường, cũng như 1 chu kì thở dài hơn.

 

Nói cách khác, chu kì thở trong sự phát âm thông thường gây hạn chế lớn tới việc hát.

 

Để kéo dài quá trình này, một trong những kĩ thuật đc sử dụng rộng rãi là Appogio.  Bằng việc phối hợp các cơ bụng, appogio mở rộng quá trình thở thông thường bằng cách làm chậm sự nở ra của cơ hoành và sự hạ xuống của lồng ngực. điều này cho ta sự giữ hơi THẬT SỰ.

 

Kết quả chính là những note ngân dài không gắng sức. Tóm lại, giữ hơi nên là nền tảng của giọng hát. sự cân bằng của việc đẩy hơi lên các dây thanh âm sẽ tạo ra cao độ đúng.

 

Tuy nhiên, bởi vì rất nhiều ca sĩ gắng sức, họ ít điều khiển được lượng khí mà họ đẩy qua dây thanh âm của họ. Những ca sĩ có quá ít khí dưới dây thanh âm thường bị giáng - flat, ngược lại, những ca sĩ đẩy căng dây thanh âm của họ thường tạo ra giọng hát mỏng và thường bị thăng - sharp. Giữ hơi đúng rõ ràng rất cần thiết để có thể có 1 giọng hát vang, và cũng rất cần thiết để hát đúng cap độ. Chỉ 1 giọng hát được trợ lực đầy đủ và tự do mới có thể hát đúng điệu.

 

 

Trong 1 vài trường hợp, giữ hơi kém dân đến những vấn đề khác....

 

 

Trong ca hát, thiết bị cộng hưởng chính là khoang khí mở rộng từ các dây thanh âm đến môi.

 

Độ vang của giọng hát xuất hiện khi các dây thanh âm dao động, kích thích các phân tử khí trong cổ tạo ra các dải sóng luân chuyển, cần nhớ là độ vang không được tạo ra ở phần mặt hay trán.

 

Cảm giác ở những vùng này chỉ đơn giản là sự rung chuyển tiếp qua xương khởi nguồn từ ống âm học.

 

Yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra độ vang là giữ cho cổ họng mở. Sự mở rộng đường khí để tạo ra 1 âm thanh đầy đặn hơn và dày hơn phản ánh việc rất nhiều loài thú làm để khiến chúng trở nên lớn mạnh hơn bằng việc phát âm.

 

Khi bạn giữ cổ họng mở, chất lượng âm thanh sẽ tròn, thoải mái, dày va ấm. Để giữ cổ họng mở khi hát, bạn cần phải thư giãn cơ âm hầu - vốn có chức năng nuốt và nôn.

 

1 cổ họng đóng kín sẽ làm giảm độ vang, tạo ra chất lượng âm thanh khó nghe.

 

Khi bạn mở cổ họng, sức mạnh thật sự của giọng hát sẽ đc giải phóng. chỉ khi bạn tạo ra khoảng âm hầu thích hợp bạn mới có thể hát vang, rền, như Whit chẳng hạn. ^^ (one moment in times)

 

 

1 yếu tố khác có thể làm giảm độ vang của giọng hát chính là thanh quản.

 

Với những nốt cao đòi hỏi khoảng rộng lớn, một thanh quản cao có thể làm giảm độ dài của ống âm học. Chú ý không đẩy thanh quản xuống thấp với cuống lưỡi vì nó sẽ cho bạn 1 âm thanh mắc nghẹn. Thanh quản phải ở vị trí vừa phải từ phía dưới với sự phối hợp của các cơ móng,

 

 

Tiếp theo, 1 yếu tố ảnh hưởng đến độ vang chính là hốc mũi

 

 

Khoang mũi là khoang khí nằm phía trên khoang miệng, cả 2 khoang đều có thể đc kết nối qua 1 bộ phận gọi là van phía sau vòm miệng.

 

Ghi nhớ là vang mũi không ảnh hưởng tới độ vang hay giọng hát ở bất cứ cách nào.

 

Sự ảnh hưởng có được là do khoang mũi đc nối với ống âm học, nó hoạt động như 1 thiết bị phản cộng minh, làm giảm khả năng vang của giọng hát. Bằng cách cho phép không khí và âm thanh thổi 1 cách tự do qua van này, giọng hát sẽ trở nên nghẹt và mỏng.

 

Một niệm sai lầm nữa đó là đẩy cằm xuống càng sâu sẽ làm độ vang tăng lên càng nhiều. Ở phía khác, nếu cằm quá căng, nó sẽ làm bóp méo giọng hát, có thể khiến lưỡi bị đẩy ngược vào hầu tạo nên âm thanh nặng nề, gằn. Hãy học hỏi qua giọng soprano tuyệt vời người Mỹ - Leontyne Price

 

 

Nếu bạn đã từng cảm thấy bị cứng hàm, mỏi miệng khi hát, thì đó chính là lí do để ta nên giữ cho cằm được thoải mái khi hát để đem lại hiệu quả cao nhất.

 

 

Sự rền chính là mức cao nhất của sự vang mà các ca sĩ cố gắng để đạt tới, nhất là trong Opera

 

Long Phạm


Trang web âm nhạc cộng đồng. Hỗ trợ chúng tôi qua tài khoản: 178204122, ngân hàng VP Bank. Rất biết ơn nếu được hỗ trợ.

Queen of the night và những màn diễn đỉnh cao (theo bạn ai là người hát aria này hay nhất?)




Queen of the night trong vở Cây sáo thần của Mozart là một aria opera khá quen thuộc với công chúng. Tuy bị đánh giá là một vai diễn phản diện nhạt nhẽo, ngớ ngẩn và ngắn ngủi (vì chỉ xuất hiện đúng 10 phút trên sân khấu trong tổng thời lượng ba tiếng của vở opera). Thế nhưng, aria thứ 2 của vai diễn này "Der Hölle Rache kocht in meinem herzen" (Ngọn lửa hận thù từ địa ngục đang sôi sục trong trái tim ta) lại rất được công chúng, kể cả những người không nghe opera yêu thích. Chính vì thế, mức độ phổ biến của nó lớn hơn nhiều so với những aria khác. Nguyên do vì phần tiết tấu của aria này khá kích thích tai nghe với những đoạn chạy note cao vút trên tận F6, chạm tới kịch kim của nữ cao, giai điệu lại khá vui tai, dễ nghe.


Chính vì độ phủ sóng lớn lên rất nhiều giọng nữ cao màu sắc dù không thích nhưng cũng chen chân đi hát aria này để tên tuổi được biết đến nhiều hơn. Một số giọng ca quen thuộc từng thể hiện là:

Cristina Deutekom
Luciana Serra
Bogna sokorska
Cheryl Studer
Beverly Sills
Edda Moser
Edita Gruberova
Lily Pons
Miliza Korjus
Lucia Popp
Joan Sutherland
Roberta Peters
Nathalie Dessay
Sumi Jo
Rita Streich

Việt Nam ta thì có:

Đào Tố Loan
Khánh Ngọc
Ngọc Tuyền

Thực ra, đây không phải aria quá khó hát, vì những đoạn chạy note không quá phức tạp, chỉ đòi hỏi hát được staccato ở những quãng cao vút trên F6 mà thôi. Nếu so ra thì opera thời kì đầu của Verdi mới thực sự kinh dị, hành hạ giọng hát. Nhưng với khán giả opera, hầu như hiếm có ca sĩ nào làm thỏa mãn họ, tức là ra được cái chất kịch tính màu sắc của nó (vì aria này thể hiện sự giận dữ, hận thù của Nữ hoàng đêm tối). Joan Sutherland, diva bậc thầy nổi tiếng với những note cao siêu đẹp khi hát aria này cũng tỏ ra chấp chới ở F6, chạy note chưa được mượt mà, vì quá E6 thì bà cũng hát không tốt. Beverly Sills, diva kĩ thuật vô từng mạnh mồm tuyên bố "Tôi sẽ viết thiệp giáng sinh giữa hai aria" thực ra hát cũng thường . 

Maria Callas với tính sang chảnh sẵn có từng từ chối thẳng khi được mời diễn vai này, kiểu như không thèm hát, không đáng để hát, nhưng có hát thì chắc cũng không hay , vì Callas ít khi chạm tới F6. Sumi Jo coi đây là vai tủ của mình, nhưng cũng chênh vênh ở F6. Natalie Dessay thì hạ xuống thực chất còn E6 cho đúng với tần số nhỏ hơn 44hz của F6 thời Mozart (tức là ở thời Mozart, F6 chỉ tương đương E6 thời nay), nhưng chỉ vài lần hát rất hay, còn vài lần nghe rất là quá sức, và dù có lên F6 thì cũng khó đạt được độ kịch tính. Còn Lucia Popp bị đánh giá là hát aria này như một giọng trữ tình hit F6, vì không tạo được kịch tính trên F6. Roberta Peters và Cheryl Studer thì bị đánh giá là hát quá nhạt. May ra còn có Diana Damrau được đánh giá cao ở khoán diễn xuất và nuột nà, nhưng ấn tượng để lại cũng chưa nhiều (cô này là quen thuộc nhất với khán giả qua clip trên youtube).

Cristina Deutekom và Edda Moser là hai giọng nữ hiếm hoi được đánh giá cao vì hát ra được chất kịch tính màu sắc của aria này. Ở hai ca sĩ này, chúng ta tìm thấy được những đoạn chạy note F6 chắc nịch, gọn gàng, sáng rực và mạnh mẽ, đanh thép, như bom nổ, thậm chí có phần thô bạo, đúng với chất giận giữ trong hận thù của Nữ hoàng đêm tối.

Edda Moser
https://www.youtube.com/watch?v=ZNEOl4bcfkc

Cristina Deutekom
https://www.youtube.com/watch?v=wpgluRqpsjc

Và có thể thấy một sự thật là, đa số những giọng nữ cao màu sắc theo trường phái Bel Canto đều hát aria này chưa xuất sắc vì lối hát đẹp của Bel Canto không giúp họ thể hiện sự giận dữ, kịch tính của Nữ hoàng đêm tối.

Tất nhiên, ngoài hai ca sĩ trên bạn vẫn có thể tìm nghe những ca sĩ khác, dù không đỉnh bằng nhưng cũng rất hay.

Beverly Sills - bậc thầy chạy note
https://www.youtube.com/watch?v=0oZKZnvonuw

Joan Sutherland - giọng hát đẹp diễm lệ
https://www.youtube.com/watch?v=LAZCE-h9qBk

Sumi jo - ca sĩ opera đẳng cấp nhất châu Á
https://www.youtube.com/watch?v=YTx1BeHiyvw

Diana Damrau - khả năng diễn xuất tốt
https://www.youtube.com/watch?v=OLlux8ICOfI

Long Phạm

Trang web âm nhạc cộng đồng. Hỗ trợ chúng tôi qua tài khoản: 178204122, ngân hàng VP Bank. Rất biết ơn nếu được hỗ trợ.

NHỮNG MÀN LIVE KHÓ NHẤT CỦA MARIAH CAREY

 Một trong những ca khúc khó hát nhất của mợ Moo là Forever. Đây là ca khúc do mợ sáng tác và sản xuất cùng Walter trong suốt năm 1995 và phát hành bởi hãng Colombia năm 1996. Ca khúc đạt vị trí thư 11 tại Canada, nhưng vì không được phát hành thành single nên ko được vô BB hot 100, và vì thế nó cũng kém nổi bật hơn, ít người biết đến hơn.

Nhưng đây lại là một trong những ca khúc hay nhất của mợ và thể hiện được toàn bộ vocal của mợ với những màn kĩ thuật siêu khó. Âm vực của mợ trong bài hát này trải dài từ G3 đến A5, không dùng đến whistle. Khó nhất là những pha belting A4 vang rền, ngân rung tinh tế, điều mà sau này chính mợ cũng không thể làm được.
Đối với mợ belting quãng cao không khó bằng belting quãng trung, làm được những note ở quãng thứ 4 đẹp như vậy là một kì tích với mợ, lại thêm những pha nhào nhộn head voice A5 rất sáng, còn màn falsetto lúc đầu lại êm dịu, ngọt ngào. Hình như sau năm 96 mợ cũng không hát lại nó nữa vì quá khó. Và cũng chẳng có ai dám cover nó, trừ em Kristy Lee Cook ở Idol, nhưng mà flop thảm.'

If it's over tuy không phải một ca khúc nổi tiếng và gây được nhiều chú ý nhưng lại là một trong những ca khúc khó hát nhất của mợ Moo, thể hiện đỉnh cao nhất trong vocal của mợ vượt trội hơn mọi ca sĩ khác.
Ca khúc được sáng tác bởi mợ và Carole King, được phát hành vào tháng 9 năm 1991 và in chung trong album no2 của mợ. Đây là sự kết hợp ngọt ngào giữa r&b, soul và jazz, lấy cảm hứng từ phong cách âm nhạc những năm 50, 60.
Ban đầu Carole muốn hướng mợ tới hình ảnh của ngoại Aretha, ca khúc này có phần thể hiện khá giống với cách hát soul kịch tính của ngoại, nhưng mợ đã thể hiện ở một tầm cao hơn.
vocal range của mợ trong ca khúc này rất rộng, kéo dài hơn ba quãng từ Eb3 đến tận A6 trên whistle (móa, một bài hát mà bả chơi âm vực bằng nguyên sự nghiệp của một ca sĩ thông thường ), nếu không phải một ca sĩ có range rộng thì không thể tải nổi bài này. Nhờ range rộng, mợ đã chơi đủ 4 tone của 4 quãng giọng baritone, bass, alto, soprano, nên thật khó để xác định loại giọng của mợ trong ca khúc này.
về quãng trầm, mợ có khả năng hỗ trợ rất tốt cho quãng trầm của mình để tạo ra những note Eb3, E3 chắc nịch, sâu thẳm
belting quãng cao của mợ trong ca khúc này vô đối, như một phiên bản trẻ trung của ngoại Aretha. Cách hát đúng vị trí, thư giãn tốt thanh quản và cân bằng tốt kết nối head vs chest trên mix voice khiến mợ trượt từ quãng trầm lên trên C#5 rất nuột nà, lên D5 Eb5 E5 vang và sáng. Mợ bắn lên F#5 liên tục mà ko biết mệt, ko có dấu hiệu lack resonace, strain, hoarseness, kinh điển nhất là cú bắn liên thanh F#5 3 lần ở câu "you've got to say the words tonight", lúc hát quãng trầm người ta nghĩ mợ là alto thì đến đoạn này chắc nịch lại là soprano, biến hóa tinh diệu.
cú whistle A6 thì ko nói
màn cuối kết thúc bằn cú growling E5 vô cùng uy lực và sustained không thua bất cứ một giọng kịch tính nào.
trong suốt đoạn về sau mợ ko hề belting ở quãng thứ 4 mà duy trì tốt ở quãng thứ 5, quá dã man
hình như từ năm 1994 trở đi mợ đã ko còn live ca khúc này vì nó quá khó hát, và cũng chằng ai dám động vô nó.


Long Phạm

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2022

Zinka Milanov - một trong số giọng nữ cao ấn tượng bậc nhất của thế kỷ 20

Zinka Milanov là một trong số giọng nữ cao ấn tượng bậc nhất của thế kỷ 20. Bà sở hữu một kỹ thuật vô cùng chắc chắn thuộc hàng đỉnh cao trong giới hàn lâm opera.

Sự nghiệp của bà trải dài trong suốt gần 40 năm, chủ yếu ở nhà hát danh giá Met. Đương thời, những cây đa cây đề trong giới Opera cũng phải dành cho bà những lời có cánh để nói về tài năng âm nhạc của bà, một người đến từ Croatia.
Nhạc trưởng vĩ đại cuối thế kỷ 19 Arturo Toscanini: Tất cả các bản nhạc của Verdi chắc hẳn sẽ thích giọng hát này lắm đây, tôi rất hiếm khi nghe một giọng nữ cao nào trong các vở của Verdi như cô ấy, nếu có cơ hội làm lại bản Rigoletto hoàn chỉnh lần nữa, Gilda sẽ phải là cô ấy.
Biểu tượng văn hóa với giọng hát tự nhiên đẹp nhất kỷ nguyên ghi âm Rosa Ponselle: Tôi phải khẳng định rằng, cô ấy là một giọng ca tuyệt vời, cô ấy là một phần của lịch sử trình diễn opera và đạt đến đỉnh cao nhất. Cô ấy làm hoàn hảo mọi vai diễn (theo tôi được biết).
Nữ thần opera Maria Callas: Tôi rất sợ việc cô ấy có thể nhìn thấu tôi, nếu như bạn có chút sai sót nào, với tư cách là một nghệ sĩ đích thực, cô ấy sẽ nhìn ra lỗi đó, bạn không thể lừa được ánh mắt và đôi tai của cô ấy. Cô ấy thực sự duyên dáng đấy, nhưng tôi vẫn khá sợ hãi.
Nữ cao thuần ý, chuẩn mực bel canto Giulietta Simionato: Nếu như cô ấy biểu diễn tại Ý thường xuyên hơn, nhà hát La Scala sẽ bị cô ấy chiếm giữ, mọi người sẽ điên cuồng vì giọng hát này. Tôi đảm bảo với bạn, cô ấy sẽ đứng hàng top tại những nhà hát ở thành Rome.
Sự tuyệt diệu Joan Sutherland: giọng hát này không có sạn, không có gợn, không có trầy xước, không ồn chói. Âm thanh của cô ấy tráng lệ, ấm áp, trong trẻo và phát âm cực kỳ tuyệt vời.
Tenor huyền thoại người Ý Giuseppe Di Stefano: Cô ấy không phải người Ý, nhưng cô ấy hiểu mọi thứ về Opera.
Nam trung huyền thoại Robert Merrill: Cô ấy là một giọng nữ cao tuyệt vời nhất tôi từng biết.
Tenor lừng danh Franco Corelli: Cô ấy là một giọng ca tuyệt vời, tôi ngưỡng mộ vẻ đẹp, giọng hát, kỹ thuật bậc thầy của cô ấy. Tôi thích hát cùng cô ấy.
Giọng nữ da màu xuất sắc nhất opera Leontyne Price đã phải viết thư để khen Zinka: Với tư cách là người đồng hành, tôi xin được ngả mũ trước những gì bạn làm, sự nghiệp của bạn, bài hát của bạn, trình diễn của bạn, nghệ thuật của bạn là nguồn cảm hứng cho tôi.
=========
Có thể nói, đây là một giọng hát vô cùng hoàn mỹ từng xuất hiện trong opera. Bà sở hữu quãng giọng vô cùng rộng từ E3 - E6, âm sắc vô cùng ấm áp, ngọt ngào ở những đoạn trữ tình, bùng nổ đanh thép và kịch tính ở đoạn cao trào. Zinka là người mở đường cho nghệ thuật vuốt nhỏ tiếng, sau này Montserrat Caballe đã tiếp thu và làm cho nó đến đỉnh cao.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

20 KIỂU FAN - ANTIFAN TOXIC THƯỜNG THẤY TRÊN MẠNG XÃ HỘI



1. Fan núp nùm, là fan cô A, ghét cô B nhưng lại mượn cô C để bash cô B => gây war giữa fanbase cô B và cô C, cô A ngư ông đắc lợi.
2. Fan tự diễn biến tự chuyển hóa, không ghét cô A, thậm chí còn thích cô A, nhưng thấy fan cô A dìm idol mình quá nên ghét lây cả cô A, war đi war lại thành antifan lúc nào không hay.
3. Antifan giả mạo fan, cố tình đem cô A đi so sánh với mọi ca sĩ khác, dìm hàng tất cả để rước antifan cho cô A.
4. Fan mới nhú, mới nghe nhạc, idol cô A nên nghĩ cô A là mẹ thiên hạ, đức thánh sống, cao cấp hơn mọi ca sĩ khác, thường đem cô A ra so kè mọi lúc mọi nơi.
5. Fan bị nh.ồi sọ, từ lúc mới nghe nhạc đã được nh.ồi sọ bởi một số người nên cả đời chạy theo những quan điểm sai lầm, battle tất cả những ai khác quan điểm.
6. Fan thảo mai, giả lả khen tất cả nhưng trong lời khen cố tình cài cắm mầm mống war hay cố nhồi nhét idol mình vào để có đất thể hiện.
7. Fan nhiều mặt, gió chiều nào theo chiều ấy, nay khen cô A nhưng mai lật mặt chê bai theo số đông.
8. Fan v.ô h.ọc, chuyên đi chửi nhau bằng những ngôn từ thi.ếu văn hóa, đ.ầu đư.ờng x.ó ch.ợ, gọi người đáng tuổi cha chú mình là con, là thằng, không kiêng nể ai. Loại này là toxic nhất và cần được thanh tẩy khỏi xã hội.
9. Fan đ.ộc mồm, chuyên nguy.ền rủ.a người khác bằng ngôn từ ca.y đ.ộc, sẵn sàng ngu.yền người khác ta.i n.ạn, b.ệnh tật, ch.ết ch.óc. So Hyang từng bị họ ngu.yền r.ủa un.g th,ư chết.
10. Fan tri thức giả, đọc và học chưa tới nơi tới chốn nhưng nghĩ mình biết tuốt, chê bai, chỉ trích mọi thứ với mớ kiến thức nửa mùa mình có.
11. Fan hoang tưởng, chưa từng học trường lớp ngày nào nhưng cứ đi war là khoe mình học nhạc viện nọ, đại học kia, du học nước nọ nước kia.
12. Fan tâm thần, huyên thuyên về những thứ không ai hiểu, chủ yếu để tâng idol mình lên và dìm ca sĩ khác xuống theo tiêu chuẩn ở vũ trụ nào đó.
13. Fan chơi ngải, chuyên đánh lận con đen, dùng kiến thức vĩ mô áp vào cái vi mô để nâng tầm idol mình lên bậc thầy, đem mọi loại kỹ thuật áp vào idol mình, đẻ ra đủ loại kỹ thuật này nọ để tôn idol mình lên bậc thánh nhân thiên hạ, không ai sánh kịp.
14. Fan bảo thủ, cố hữu với những quan điểm xưa cũ hoặc những cái mình cho là đúng, chỉ trích mọi cái mới và quan điểm khác.
15. Fan độc ngã, tao nói gì đều là chân lý, cấm mày cãi, không chấp nhận phản biện.
16. Fan sính ngoại, chuyên đi chê ca sĩ Việt, vùi xuống tận bùn.
17. Fan đơm đặt, tự nghĩ ra những chuyện không có thật để kích war, dìm người nọ tâng người kia.
18. Fan thanh nhạc online phiên bản GenZ, chuyên dùng những trò như support, full res để áp vào mọi ca sĩ, mọi dòng nhạc, mọi cách hát, từ đó phân rank ca sĩ một cách khó hiểu, supported quãng càng cao => level càng khủng, một idol nhai đầu diva thế giới là chuyện bình thường.
19. Fan bà tám và fan chính trị gia, chuyên soi mói đời tư, tính cách nghệ sĩ, lôi những chuyện chính trị, phe cánh này nọ không liên quan để chửi bới, vùi dập nghệ sĩ, biến âm nhạc thành chính trường online, thẩm phán chính trị.
20. Fan cảm tính, anti nghệ sĩ, chửi cho đã vì nhìn mặt đã thấy ghét, nghe cái giọng nói đã ghét, không cần lý lẽ, cứ ghét là ghét.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

HÃY NGHE NHẠC BẰNG TRÁI TIM VÀ TẤM LÒNG, ĐỪNG NGHE NHẠC BẰNG SỰ SÂN SI, HẸP HÒI




Rất nhiều người thường tỏ ra bất mãn với các thắc mắc muôn thưở không có lời giải như sau:

- Tại sao Celine Dion hát nasal, hay lip, support thấp lại được xếp vào The Trinity, được gọi là Diva thế giới?

- Tại sao Christina Aguilera strain ở mọi note, chỉ biết gào lại nổi tiếng và được giới chuyên môn đánh giá cao, lại có cả đống giải thưởng?

- Tại sao Madonna giọng yếu, nhạt, hát chán lại được gọi là Nữ hoàng nhạc Pop?

- Tại sao So Hyang giọng chua loét lại được đánh giá cao, được nhiều nghệ sĩ yêu thích, hâm mộ?

- Tại sao Hồ Quỳnh Hương chuyên bể note, strain lại được các nghệ sĩ trong nghề ca ngợi, yêu thích và nổi tiếng, giành nhiều giải thưởng đến thế, còn được mời đi dạy, đi chấm thi?

- Tại sao Mỹ Tâm hát thô, lên cao yếu lại nổi tiếng và có nhiều fan, hoạt động bền bỉ đến thế?

- Tại sao Britney Spears lip nhiều, live chẳng ra đâu với đâu lại được gọi là Công chúa nhạc Pop?

Rồi họ sẽ đem những câu hỏi này đi war, battle với fan của những ca sĩ đó, hạ bệ người này xuống nâng người kia lên.

Có bao giờ, bạn tự hỏi lại rằng:

- Celine Dion phải làm gì và có những gì để từ một ca sĩ ngoại quốc thành công tại thị trường Mỹ, để nằm trong top những nghệ sĩ sale nhiều đĩa nhất, để đạt hàng trăm giải thưởng lớn nhỏ, để luôn cháy vé khi làm show, để giữ chân khán giả hàng chục năm?

- Christina Aguilera có gì để dù strain vẫn được Grammy, vẫn được giới chuyên môn, các nhạc sĩ hàng đầu thị trường âm nhạc đánh giá cao?

- Madonna chơi ngải gì để hát yếu vẫn vượt qua các Diva khác đứng đầu nhạc Pop, trở thành nữ nghệ sĩ sale nhiều đĩa nhạc nhất mọi thời đại và ẵm Grammy?

- So Hyang phải làm sao để dù giọng chua loét vẫn khiến khán giả bật khóc khi cô hát, được nhiều nghệ sĩ thần tượng, được các giảng viên thanh nhạc hàng đầu đánh giá cao?

- Hồ Quỳnh Hương có gì để dù chuyên bể note, strain vẫn được giới nghệ sĩ có chuyên môn đánh giá cao, yêu thích và đi thi cả trong nước lẫn quốc tế đều có giải thưởng?

- Mỹ Tâm có tài năng gì mà hát thô, lên cao yếu vẫn là ngôi sao hàng đầu Việt Nam và duy trì vị thế đó hàng chục năm qua, làm việc được với hầu hết các nhạc sĩ lớn, được Trúc Hồ đánh giá cao nhất?

- Britney Spears có ánh hào quang sân khấu nào để dù lip khán giả vẫn bỏ tiền mua vé chen nhau vào xem, chỉ cần bước lên sân khấu là ánh hào quang chiếu rọi?

Tất cả chúng ta đều chỉ đứng ở vị trí người nghe nhạc, không phải giới chuyên môn, càng không phải người trong nghề để đủ tri thức, tầm vóc, kinh nghiệm, sự khách quan khi đánh giá bất cứ nghệ sĩ nào. Có những cái chúng ta nghĩ là sai nhưng chưa chắc sai và đúng cũng chưa chắc đúng.

Thị trường âm nhạc vô cùng khắc nghiệt với cả ngàn giọng hát hay ra đời mỗi năm. Nhưng chỉ vài người trong số họ vượt lên được để thành kẻ đứng đầu, tồn tại được với nghề và nổi tiếng. Những người đó chắc chắn phải có tài năng, năng lực hoặc 1 thứ gì đó đặc biệt mà ca sĩ khác không có, khiến họ được nhạc sĩ yêu thích, khán giả mê mẩn, chịu được guồng quay của ngành công nghiệp âm nhạc để tồn tại lâu bền.

Những người chê Mỹ Tâm hát thế này, Hồ Quỳnh Hương hát thế kia, So Hyang hát như vậy, Celine Dion hát như kia đã bao giờ thử đứng trên 1 sân khấu lớn, trước cả ngàn khán giả để hát chưa? Đã bao giờ họ được bước vào phòng thu chuyên nghiệp, được làm việc với các nhạc sĩ hàng đầu chưa? Nếu chưa thì lấy gì để họ đánh giá, bình phẩm, chê bai những ca sĩ đó? Nếu ngồi nhà xem qua Youtube mà đánh giá được thì ai cũng thành chuyên gia âm nhạc hết, khỏi cần tới trường tới lớp học.

Không có chuyện một kẻ bất tài lại nổi tiếng lâu năm, được mọi người đánh giá cao. Khán giả và giới chuyên môn đâu có ng.u hay bị mù dở. Những nhà sản xuất, ông trùm giới âm nhạc đều là những tay lão làng, sành sỏi nhất. Họ không tự nhiên đổ tiền của để lăng xê cho một kẻ bất tài.

Những ca sĩ trên đều hoạt động vài chục năm trong nghề, đương đầu với đầy rẫy sự cạnh tranh khốc liệt mà vẫn trụ vững. Tất cả chúng ta chỉ là lớp hậu bối, dân không chuyên, chưa từng bước vào nghề một ngày nào, hạn hẹp cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Chúng ta còn thua họ cả một quãng dài, mà nói thẳng ra là cả đời này chúng ta cũng chẳng thể chạm tới họ được. Vậy thì, chúng ta lấy gì để phán xét, chê bai, hạ bệ họ?

Thay vì phán xét, sao chúng ta không mở lòng để nghe, suy ngẫm, tìm hiểu xem vì sao họ lại có được vị trí đó, họ hay ở đâu, tài ở đâu? Họ đã phải nỗ lực, phấn đấu như thế nào với công việc, nghề nghiệp họ chọn? Họ có đóng góp gì cho âm nhạc?

Nếu gạt bỏ định kiến, sự cố chấp của bản thân để nghe tất cả, nghe cả những ca sĩ bạn không thích, biết đâu bạn sẽ tìm được nhiều bài hát hay, hiểu hơn về âm nhạc.

Hãy nghe nhạc bằng trái tim và tấm lòng, đừng nghe nhạc với sự sân si, hẹp hòi. 

Long Phạm