Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

SoHyang và kĩ thuật điêu luyện trong Never ending story

SoHyang được biết đến như một giọng nữ có khả năng bất tận ở những quãng cao vượt cữ âm thông thường cùng bộ "bí kíp" kĩ thuật điêu luyện. Chính điều này khiến nhiều người hoài nghi về khả năng biểu đạt cảm xúc của cô. Người ta nói SoHyang có giọng xấu, hay cô đánh tuột cảm xúc chỉ để cố gắng phô diễn quãng cao vút của mình. Nhưng hãy thử một lần sống trong câu chuyện tình của SoHyang, bạn sẽ cảm nhận được những điều diệu kì - Never ending story.

Never ending story là một trong những bản tình ca bất hủ xứ Hàn, được sáng tác và trình diễn bởi ban nhạc rock gạo cội Boohwal. Ca sĩ Lee Seung Chul là người hát nó đầu tiên, khi anh còn là vocal chính của ban nhạc này.

https://www.youtube.com/watch?v=_in9g-AyASM
Lee Sung Chul

Tới khi Jung Dong Ha thay Lee Sung Chul đảm nhiệm vị trí vocal chính, anh vẫn thường xuyên hát ca khúc này cùng nhóm.

https://www.youtube.com/watch?v=3G68sWs1JjA
Jung Dong Ha

https://www.youtube.com/watch?v=HZ82w2SF5CY
Hai thành viên của nhóm Got7 là JB và JR hát ca khúc trong lúc thư giãn

Dù ra đời khá muộn (vào 2002), nhưng Never ending story đã sớm trở nên phổ biến với khán giả nhờ giai điệu rock du dương, thấu tận trong tim. Phần phối hơi hướm rock, mạnh mẽ nhưng ngọt ngào, kết hợp giữa piano và guitar bass. Đặc biệt, tiếng violin trong đoạn cao trào đã mang lại cho người nghe một cảm giác vô cùng bâng khuâng. Với người Hàn Quốc, đây là một trong những ca khúc họ thường nghe và hát nhiều nhất những lúc tâm tư, hoài niệm.

Không chỉ hay về phần nhạc, lời của ca khúc cũng vô cùng ý nghĩa và đầy trải nghiệm, Với những ai đã từng trải qua thăng trầm, mất mát trong tình yêu, đây hẳn sẽ là những lời tâm tình chạm sâu tới trái tim họ.

"Một nơi nào đó mà tôi chẳng thể đến
Hơi thở của anh vẫn còn đến ngày hôm nay
Trên những hàng ghế chúng ta vẫn ngồi cùng nhau
Làn gió nhẹ từ những ngày đã qua
Anh rời xa tôi, bỏ mặc tất cả phía sau
Vẫy tay chào tôi từ phía xa
Đến một ngày nào đó, tất cả sẽ chỉ còn là kí ức sâu đậm
Như điều kì diệu trong những thước phim, đôi ta lại bên nhau
Nhớ về anh, tôi lại mong điều đó thành sự thật
Thật đớn đau khi tôi chẳng thể bảo vệ anh qua những khó khăn
Tất cả vẫn là của anh những ngày đẹp tươi"



Là một ca khúc bất hủ, Never ending story đã được rất nhiều ca sĩ ở Hàn Quốc hát lại. Từ những vocalist gạo cội tới các ca sĩ idol non trẻ như Lee Sung Gi, Shin YongJae, Yoon Sang Hyun, Im Jeong Hui, Kim Bum Soo, Hyorin, Kwill…

https://www.youtube.com/watch?v=GA_ayEB6UjM
Lee Seung Gi

https://www.youtube.com/watch?v=Ql4Hf38XEEs
Shin YongJae

https://www.youtube.com/watch?v=bZJ4Y1EUxUM
Yoon Sang Hyun

https://www.youtube.com/watch?v=Nacc-Bhe72Y
Im Jeong Hui

https://www.youtube.com/watch?v=CKE3eOjriYM
Kim Bum Soo

https://www.youtube.com/watch?v=BTKq-73Yp7k
Hyorin

https://www.youtube.com/watch?v=M6vFXpIACHo
Kwill

Cần thiết phải dẫn ra những bản cover khác nhau để thấy được sự tài tình của SoHyang khi sáng tạo lại ca khúc này.

https://www.youtube.com/watch?v=OLaWBx5q_Oo
Bản cover của SoHyang

Dù chỉ là một trong những người hát lại ca khúc, nhưng đây có lẽ là một trong những màn trình diễn thành công nhất trong sự nghiệp của SoHyang. Cô hát nó duy nhất 1 lần trong chương trình I am singer mùa thứ 2 của Hàn Quốc, diễn ra vào năm 2012, tại vòng loại tháng 8, lượt đấu thứ 2 của top an toàn. Nhờ ca khúc này, SoHyang đã nghiễm nhiên được đi thẳng vào top 3. Do vấn đề bản quyền nên màn trình diễn này đã không được phát trên Youtube, và cũng không được SoHyang hát lại thêm lần nào nữa, khiến nó bị thất sủng với công chúng sau này, không được biết rộng rãi như Arirang alone hay Where are you.



SoHyang bước lên sân khấu giản dị với một bộ váy ngắn màu trắng và mái tóc buộc xõa, khiến cô trở nên trẻ hơn nhiều so với tuổi thật. Âu cũng nhờ vóc dáng mảnh mai, nhỏ nhắn của cô. Một vóc dáng đối lập hoàn toàn với giọng hát đầy nội lực, khỏe khoắn.

Nhiều người nghĩ rằng SoHyang chỉ biết hit note cao, thì cần xem xét lại. Vì cả ca khúc này, chỉ duy nhất một lần cô belt lên G5, không hề có A5, B5 hay C6. Tất cả các đoạn còn lại được tiết chế từ E5 trở xuống, phù hợp với cữ âm tự nhiên của cô. Với một ca sĩ có cữ âm tự nhiên rất cao, có thể head voice tận A6 và mixed voice tận C6, thì việc dừng ở G5, chủ yếu hát ở C#5 đã là một sự tiết chế lớn. Và tất nhiên, việc tiết chế này hoàn toàn để phục vụ cho việc biểu đạt trọn vẹn cảm xúc ca khúc, điều mà chưa ca sĩ nào làm được trước đó.

Bản cover được phối với tempo chậm hơn bản gốc, để ca sĩ có thể hát chậm rãi và kéo dài các note, thuận lợi cho việc biểu đạt cảm xúc cũng như phô diễn vocal.

Đoạn đầu ca khúc được SoHyang hát vô cùng nhẹ nhàng trên quãng trung và trầm. Ai cũng biết nhược điểm của SoHyang là yếu ở quãng trầm, cữ âm của cô không cho phép xuống trầm tốt. Nhưng trong màn trình diễn này, cô đã xuống được tận E3, một note khá trầm với giọng nữ cao. Với kĩ thuật điêu luyện, SoHyang chẳng cần phải hạ thanh quản hay gắng sức để xuống trầm, E3 của cô vẫn tự nhiên và được support đầy đủ, kiểm soát tốt, hoàn toàn chuẩn tone nhạc. Tất nhiên, những note trầm E3 hay B3 ở đoạn đầu này vẫn còn nhẹ và chưa đủ sâu. 



Một note trầm đẹp thường được đánh giá về sức nặng, ấm, man tone và độ tối, độ sâu. Nhưng xét cho cùng, chính sức nhẹ và sáng của note trầm này lại phù hợp với tổng thể giai điệu ca khúc, hòa quyện nhịp nhàng cùng các đoạn hát sau đó. Vì ca khúc này được phối lại với tone rất cao và giọng hát của SoHyang trong toàn bài rất sáng, lấp lánh như ánh đèn Seoul, nên nếu đưa một note E3 dày và tối đúng chuẩn của Toni Braxton hay Aretha Fraklin vào, sẽ chỉ đẹp duy nhất một chỗ đó mà không thể đẹp cả bài hát được. 

ảnh 2
SoHyang trình diễn ca khúc Never ending story

Rõ ràng, SoHyang không hề cố gắng khoe mẽ hay làm mọi thứ trở nên phức tạp, cô tư duy rất tốt trên cả một tổng thể. Hơn thế nữa, SoHyang đã hát rất trôi chảy và liền mạch trên quãng trầm. Điều này chứng tỏ cô có khả năng kiểm soát giọng tốt ngay cả ở những note khó khăn nhất với chính cô. 

Nhưng nếu toàn bộ bài hát nằm ở quãng cao, vậy tại sao lại có một vài note trầm duy nhất ở đầu? Việc này không hẳn để tạo điểm nhấn, vì cả hai note E3 và B3 ở đoạn đầu đều không đủ nặng và dày để nhấn, nghe qua thì khó mà nhận thấy được. Bản thân SoHyang cũng thừa hiểu cô chưa có khả năng tạo điểm nhấn trên quãng trầm. Ở đây, cần dựa vào lời bài hát để xác định mục đích hành động của ca sĩ. Toàn bộ quãng trầm được hát trên đoạn mở đầu là "Một nơi nào đó mà tôi chẳng thể đế. Hơi thở của anh vẫn còn đến ngày hôm nay. Trên những hàng ghế chúng ta vẫn ngồi cùng nhau". Dựa vào những câu hát trên, có thể thấy, SoHyang chủ đích hát trầm hơn để hồi tưởng về một giấc mơ sâu thẳm trong quá khứ, từ đó mở cánh cửa kí ức ở những đoạn sau. 



Note trầm có lợi thế đặc biệt để diễn tả những gì "sâu" và "kín" trong nội tâm con người, trái với note cao thường thích hợp để diễn tả bão tố và vỡ òa. Không phải ai cũng nhận ra điều này như SoHyang khi cô dùng quãng trầm để kéo không gian âm nhạc trùng xuống, từ đó hoài niệm về những mảng kí ức xưa cũ. Tư duy của một ca sĩ nằm ở chính những điều nhỏ bé như vậy, và người nghe cũng cần tinh tế hơn để cảm nhận được nó, chứ không chỉ quá chú ý vào kĩ thuật hay quãng cao.

Ở các câu hát tiếp theo, SoHyang tiếp tục hát nhẹ nhàng bằng chest voice và light mixed trên các note quãng trung như C#4, D4, E4, nhả chữ nhẹ tới cao hơn một chút là F#4, G#4, A4. Nhờ sử dụng tốt kĩ thuật light mixed, SoHyang đã làm giọng hát của mình sáng rực ở những note quãng trung với âm lượng nhỏ, khiến bài hát trở nên tươi sáng, thuần khiết theo đúng chủ đề xuyên suốt bản phối. Điểm đặc biệt ở SoHyang là dù lên cao có màu kịch tính của spinto soprano, nhưng cô lại hát nhẹ và sáng như một giọng light lirico soprano, khác với đa số giọng spinto soprano khác. Các note cao đanh, sắc, kịch tính, to, khỏe không cản trở SoHyang hát trữ tình rất ngọt ngào, mùi mẫn.

Tới 1:20, SoHyang đẩy head voice xuống tận quãng trung F#4 âm đóng /u/ để kéo dài, kèm theo piano (hát nhỏ tiếng) đầy điêu luyện, tạo ra âm thanh giống như hơi thở nhẹ nhàng, giúp lắng đọng cảm xúc. Thật bất ngờ khi một nữ cao spinto với âm cữ rất cao và to như SoHyang lại có thể đẩy head voice xuống thấp và nhỏ nhẹ tới vậy. Có thể nói, khả năng kiểm soát giọng hát của cô vô cùng điêu luyện.



Đoạn điệp khúc đầu tiên, SoHyang hát nhẹ nhàng, ngọt ngào trên quãng trung. Dù chêm thêm một số note cao C#5, D#5, nhưng cô vẫn khiến giọng hát nhỏ nhẹ, trữ tình, không hề chói hay gắt. Đoạn hát này rất cảm xúc, lắng đọng, có chút gì đó run rẩy, mềm mại để thủ thỉ, tâm tình. SoHyang bẩm sinh giọng rất xấu, nhưng nhờ kĩ thuật điêu luyện và tư duy tốt, cô đã hát rất đẹp trong ca khúc này, tới mức có khán giả phải thốt lên sao lại có ca sĩ giọng đẹp như vậy?

Đến đoạn điệp khúc thứ hai, SoHyang bắt đầu đẩy lên cao trào để tạo bão cảm xúc. Âm đóng /ư/ đầu tiên ở 2:58 được cô nhấn mạnh trên E4, mạnh hơn nhiều so với đoạn điệp khúc đầu tiên. Nhấn mạnh âm tiết nhưng vẫn dừng ở quãng trung là cách hát khôn khéo nhất giúp giữ trọn cảm xúc mà vẫn biểu cảm được sự dữ dội.

Tới 3:30, SoHyang nhấn lại âm /ư/ để hát thêm lần nữa điệp khúc, nhưng thả nhẹ hơn một chút để diễn đạt trạng thái bâng khuâng, tuyệt vọng, giống như người con gái đang tìm kiếm bóng hình cũ với đôi mắt nhòa đi vì lệ. 

Toàn bộ đoạn điệp khúc được SoHyang hát từ D5 đổ về C#5, G#4, A4, F#5, có một chỗ nhấn tới E5. Những chỗ nhả chữ được cô tính toán để lên note và kéo note rất vừa văn, thể hiện sự đau khổ, níu kéo vẫn dạt dào trong bão tố cảm xúc. Ở đoạn này, nếu gắng sức hát hoặc thiếu tinh tế, sẽ dễ đang đánh tuột cảm xúc, chỉ còn lại note cao. Nhưng với kĩ thuật điêu luyện, SoHyang hát rất thoải mái và còn dư sức để truyền tải cảm xúc. 

Ở 3:26, SoHyang bật lên D5 âm đóng /ư/ rất chắc chắn, khỏe khoắn mà vẫn da diết. Hát âm đóng đã khó, hát ở note cao D5 càng khó hơn, chứ chưa nói tới việc truyền tải cảm xúc. Nếu ở đoạn đầu, SoHyang hát mềm mại, nhẹ nhàng đúng chất trữ tình, thì đến đây, cô đã lột xác thành spinto soprano với khả năng hát âm đóng đầy nội lực, chính xác của mình. Vẫn trên D5, cô chuyển từ âm đóng /ư/ sang âm /ô/ trên một hơi mà vẫn duy trì được vibrato, không thay đổi độ cao hay âm lượng. 

Ở 4:02, giữa lúc đoạn điệp khúc đang cao trào, tiếng beat ngày càng dồn dập và lời nhạc tuôn ra rất nhiều khiến không gian âm nhạc trở nên kịch tính hơn bao giờ hết, SoHyang bỗng đưa vào một đoạn belt dài C5. Ở đoạn belt này, SoHyang đã không sử dụng vibrato trong suốt thời gian đầu và còn hát theo lối bẹt tiếng, khác hoàn toàn với lối belt thông thường của cô. Tất cả những cách hát này đều có chủ đích, nhằm diễn đạt tiếng khóc, tiếng kêu gào trong tuyệt vọng và đau khổ. Nó giống như âm thanh của một đứa bé khóc òa lên "òa òa òa" khi nó bị đau đớn.

Đến 4:18, lại thêm một tiếng khóc nữa xuất hiện và được nâng lên thành E5, cao hơn 2 note so với tiếng khóc lúc trước. Việc nâng thêm 2 note giúp SoHyang đẩy kịch tính lên cao hơn nữa, khiến tiếng khóc bị vỡ òa ra, cuốn theo vô vàn bão tố của cảm xúc, của đớn đau trong tình yêu và tan vỡ. SoHyang đã rất thông minh khi cô chạy vocal runs rất nhanh và ngắn ở khúc E5 này, khiến đoạn belt càng giống tiếng khóc hơn bao giờ hết. Người nghe lúc này có thể cảm nhận rõ một người phụ nữ đang khóc nấc lên, cả cơ thể giật từng hồi trong đau đớn. 



Giới chuyên môn đánh giá rất cao 2 đoạn belt giả tiếng khóc này của SoHyang. Đây là sáng tạo rất mới, chưa từng có trong tất cả các bản cover trước đây, thể hiện tư duy nhạy bén và khả năng cảm nhận ca khúc vô cùng sâu sắc. 

Bởi vì bản gốc của ca khúc dành vốn dành cho người nam hát, cần có chút mạnh mẽ, nên hầu như không xuất hiện tiếng khóc than nào cả, cách hát cũng "dửng dưng" hơn. Mọi nữ ca sĩ khi cover lại đều không làm mới được nó ngoài việc hát yếu đuối, ủy mị hơn giọng nam do giọng của họ vốn mỏng và yếu hơn. Riêng SoHyang thì khác, cô đã cảm nhận rất sâu ca khúc bằng bản năng giới tính của mình, đưa hành công phẩm chất nữ giới vào bản cover, thoát hoàn toàn khỏi bản gốc, nên đoạn đầu thì mềm mại, thủ thỉ, thánh thót một cách êm dịu, đến đoạn sau lại vỡ òa đầy bão tố với những tiếng gào thét, khóc than, đúng với bản chất phụ nữ mà thi sĩ Xuân Quỳnh đã khái quát: "Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ". Tất nhiên, ở đây cần xét tới yếu tố chất giọng và kĩ thuật, vì không phải ai cũng đủ nội lực để hát kịch tính chuẩn mực như SoHyang. Nhưng, xét đến cùng, tư duy âm nhạc vẫn là thứ quan trọng nhất giúp SoHyang làm nên những sáng tạo tuyệt vời này, vượt xa khỏi mọi ca sĩ khác từng cover trước đây.

Trở lại 4:10, SoHyang belt note G5 duy nhất trong toàn bài. Nhiều người cho rằng, lên tới G5 ở đây là không cần thiết, vì nó quá cao để biểu đạt cảm xúc. Nhưng nếu nghĩ khác đi, ta sẽ thấy đây là thành công của SoHyang. Tất nhiên, thành công này không nằm ở vấn đề kĩ thuật, vì ai cũng hiểu G5 belting là sở trường của SoHyang. Cách belt G5 này của SoHyang rất quen, vì đó chính là cách hát Gospel, vốn thường thấy ở các ca sĩ Gospel da màu như Aretha Franklin, Patti Labelle, Tiffany Mosley, Tina Watson... Bằng việc vận dụng cách hát Gospel vào một bản ballad như vậy, SoHyang đã thành công trong việc pha trộn giữa Gospel và Pop/Rock, thổi một luồng gió mới vào nhạc đại chúng Hàn Quốc, vốn đang bị nhạt hóa chất lượng từ Kpop. Không nghi ngờ gì nữa, nhạc Hàn cần những ca sĩ như SoHyang, biết tư duy, sáng tạo và đổi mới.

Tới 4:14, nếu xem clip live, bạn có thể thấy cận cảnh một khán giả đứng tuổi ngồi dưới đang khóc rất nhiều. Chắc hẳn ca khúc và tiếng hát của SoHyang đã chạm tới trái tim bà để khơi dậy mảng kí ức nào đó.

Đến 4:30, SoHyang cất tiếng khóc một lần nữa ở âm đóng /ư/ trên D5 đầy đanh thép, vang rền, kéo dài cùng vibrato dồn dập theo tiếng beat. Bằng cách hát này, cô đã bật tiếng khóc nức nở lên một lần nữa, để tạo thành cơn ám ảnh không bao giờ dứt trong nỗi nhung nhớ cay đắng về một tình yêu đẹp đã tan vỡ. Nỗi nhớ ấy theo tiếng hát cuộn trào mãi mãi, bất tử như tình yêu cô gái từng dành cho chàng trai. 

Âm /ư/ vốn là nguyên âm đóng rất khó hát, thường dễ bị đẩy lên khoang mũi, tạo thành nasal voice và làm giọng mỏng, yếu, mất vang, khó kiểm soát, không hiểu sao SoHyang lại có thể kéo dài nó trên note cao một cách nội lực, khỏe khoắn và bất tận đến như thế? Đặc biệt hơn cả, nếu xem clip live trên sân khấu, bạn sẽ thấy, dù hát ở âm /ư/, nhưng SoHyang vẫn giữ được khẩu hình mở rất to và tròn như đang hát âm mở /a/, không bị đóng và dẹp lại như mọi ca sĩ khác. Đây thực sự là điều kì lạ về SoHyang mà không thấy lại ở bất cứ ca sĩ nào.

Đoạn cuối cùng, sau khi đã belt cao trào đầy kịch tính, dữ dội, SoHyang trở về làm người phụ nữ dịu dàng, chung thủy với câu hát nhẹ nhàng, bay bổng bằng light mixed, kết thúc bằng làn falsetto nhỏ dần trên B4 và C5. Quả nhiên, cữ âm của SoHyang rất cao, dù hát trên quãng cao C5, nhưng vẫn nhỏ nhẹ, mượt mà như đang hát ở quãng trung vậy. Âm lượng giọng hát nhỏ dần trên câu hát "Vẫn là anh của những ngày đẹp tươi" nhưng vẫn vang xa, khuất dần theo tiếng nhạc. Với cách hát này, đến phút cuối, SoHyang vẫn ngầm khẳng định đó là những kí ức đẹp, tươi sáng trong tâm hồn, dẫu có đau thương, mất mát. Việc làm sáng giọng bằng light mixed giúp khép lại trọn vẹn giấc mơ trong sáng, khiến người nghe cảm thấy thanh thản và được gợi mở tới nhiều miền xa xăm hơn.

Bằng việc làm mới lại bản tình ca bất hủ bằng những kĩ thuật hát điêu luyện, chất giọng thiên phú và cách cảm nhận sâu sắc hơn, SoHyang đã tạo nên một ca khúc vô cùng khó hát, mà sẽ rất lâu nữa mới có người dám hát lại theo cách của cô.


Đức Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét