Whitney Houston sẽ mãi được người ta ca ngợi như là một bậc thầy của “Melisma”. Vậy Melisma là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng đến thế hệ các ca sỹ và cả các thí sinh củanhững chương trình tìm kiếm tài năng?
Chỉ riêng phần “I” /ai/ trong ca khúc I Will Always Love You của Whitney cũng đã chiếm gần 6 giây để hát. Trong những giây đó, cô ca sỹ nhạc pop mà gốc là nhạc phúc ca (Gospel) này đã phối hợp một chuỗi các nốt vào trong chỉ một nguyên âm đơn. Kỹ thuật này cũng được lặp lại xuyên suốt ca khúc, nhất là vào các chữ “I” và “you”.
Kỹ thuật hát này được gọi là Melisma, và nó là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người bắt chước. Tuy nhiều nghệ sỹ khác đã sử dụng nó trước cả Houston, nhưng phải đến khi cô “biến hóa lại” khúc tình ca của Dolly Parton thì kỹ thuật này mới trở nên thịnh hành vào thập niên 90. Kỹ thuật này cũng xuất hiện trong các bài hát của các ca sỹ như: Beyoncé, Christina Aguilera, Jenifer Hudson...
“Bạn chẳng thế nào làm được nếu bạn không biết điều khiển hơi thở đúng cách, và đó là thứ mà Whitney có đầy.” (Ý của ca sĩ opera này là, để run vs melisma như Whitney cần một làn hơi dày , nếu như không có làn hơi khỏe, sự hỗ trợ hơi thở tốt, bạn ko thể làm được, ca sĩ như Whitney có cả một túi hơi, những ca sĩ như thế không xuất hiện thường xuyên).
- Sarah-Jane Dale-
ca sỹ Opera
Bất kỳ ai từng xem các show tìm kiếm tài năng như X Factor hay American Idol trong vài năm gần đây, sẽ dễ dàng bắt gặp xu hướng chung của các “người hát” nghiệp dư trong chương trình. Phong cách đó đã trở nên nổi bật đến nỗi mà các cựu giám khảo như Pete Waterman và Simon Cowell của cuộc thi Pop Idol phải cấm các thí sinh cố gắng hát các “hit” của Whitney.
Waterman nói: “Trong mùa giải Pop Idol 1, mọi thứ trở nên tồi tệ đến nỗi chúng tôi phải bảo các thí sinh tham gia rằng chẳng có lý do gì mà phải hát nhạc Whitney cả, mà nếu có ý định ấy thì cũng đừng, vì chúng tôi đã nghe quá nhiều đến nỗi phát ghét rồi!”
Nhưng cơn cuồng Melisma không chỉ dừng lại ở phạm vi các thí sinh. Giảng viên thanh nhạc Học Viện Acedemy - giám khảo Carrir Grant kể rằng các học trò 8-9 tuổi của cô cũng cố xướng lên các giai điệu cho mình, học tập từ kỹ thuật melisma trứ danh của Whitney Houston.
“Cô ấy đã mở đầu cho cả một thế hệ các ca sỹ, những người muốn luyến láy trong các bản thu của mình; và bao gồm cả những ai như Beyoncé, Rihanna hay có lẽ cả các thí sinh Amarican Idol”
- Cô Grant nói -
"Nhưng ai cũng thất bại - thảm hại".
- theo ông Waterman -
Phải nhờ vào tài năng thiên bẩm cùng với sự luyện tập bền bỉ kết hợp lại để có được chất giọng uyển chuyển như của Whitney.
“Bạn chẳng thế nào làm được nếu bạn không biết điều khiển hơi thở đúng cách, và đó là thứ mà Whitney có đầy.”
- Sarah-Jane Dane, ca sỹ Opera -
“Hãy chấp nhận sự thật rằng ca sỹ như thế không phải tuần nào cũng có đâu”
-theo Dale-
Houston cũng chọn lọc các nguyên âm để có thể điều khiển làn hơi, từ đó giữ được các nốt “khủng”. Ví dụ: hát “luv” thay vì “love”. Và sau đó là âm thanh mượt mà, thoải mái từ chuỗi luyến láy (melisma) của Whitney - kết quả vậm dụng cơ thể điều khiển giọng hát.
Định Nghĩa trong từ điển Oxford: "A group of notes sung to one syllable of text"
"Ca hát không phải chỉ xuất phát từ cổ họng bạn; mà là từ cả cơ thể. Vậy nếu mà bạn không gắn kết với hơi thở và nơi mà nó thoát ra, từ dưới các vùng cơ quan, thì bạn khó lòng mà quản lý được nó", Dale nói.
Các kỹ thuật thanh nhạc có nguồn gốc từ dòng nhạc của Giáo Hoàng Gregoria và nhạc cổ điển Ấn Độ. Trong phân khúc hiện đại, các ca sỹ như Aretha Franklin, Ray Charles và Sam Cooke được tin rằng là đã mang Melisma từ các dàn đồng ca trong nhà thờ đến với khán giả chủ đạo.
Ca khúc Vision Of Love của Mariah Carey là một ứng dụng điển hình. Nhưng chính Whitney Houston là người phổ biến nó và làm nó trở thành chuẩn bằng cách xướng lên các chuỗi nốt phức tạp trong một nguyên âm.
Nhưng khái niệm “melisma” thì vẫn còn tương đối mông lung trong nền âm nhạc đại chúng ngày nay, nó vẫn thường được gọi đơn giản là “phiêu”(ad-lib) hay “luyến láy”(riff).
Whitney Houston đã truyền cảm hứng cho cả một thế hệ các ca sỹ như Beyoncé hay Christina Aguilera. Theo ông Waterman, các ca sỹ dùng melisma để nhấn mạnh cái tính cá nhân của họ trong ca khúc. Ông còn nói: “nhiều ca sĩ xuất phát từ mong muốn sáng tạo để làm theo ý riêng của mình chứ không theo hãng thu âm, các nhà sản xuất và các người sáng tác muốn bạn làm vậy”, “người sáng tác viết ra giai điệu và bạn bỏ lơ nó để làm theo ý mình” (thiếu chuyên nghiệp).
Whitney đã thoát ra khỏi cái “bóng” của I Wanna Dance With Some Body và chuyển biến một cách nghệ sỹ cùng chất giọng mạnh mẽ trong I Will Always Love You. Nhưng có lẽ cái Whitney thành công nhất chính là sự tiết chế. Trong cái thời buổi mà các chương trình thực tế ngập tràn các màn “hát lố”, phô diễn quá đà, lạm dụng vô tội vạ, thì chúng ta dễ dàng nhận ra và trân trọng rằng, Whitney tài năng ở chỗ biết tiết chế và sử dụng melisma vào những khoảnh khắc đúng nhất. (Trong khi ngày nay, nhiều ca sĩ trẻ, thậm chí là kể cả những ca sĩ đẳng cấp như Beyonce vẫn đang lạm dụng melisma một cách quá đà, thừa thãi, khiến bài hát thiếu ấn tượng và trở nên nhạt nhòa, là diva cũng quan trọng ở việc tiết chế chứ không phải sự phô diễn) “Như một đầu bếp không bao giờ nêm quá tay, cô ấy luôn cân nhắc tinh tế cái mà cô sử dụng” (ca hát cần có một tư duy âm nhạc cao hơn là kĩ thuật và giọng hát) cô Grant nói. “Chưa bao giờ Whitney hát phô, và mọi ngươì, dĩ nhiên, bị mê hoặc và cảm động bởi cái cảm xúc và câu chuyện trong bài hát. Cô ấy là ca sỹ mà sẽ làm cho bạn nổi da gà”.
(Tài liệu dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét