Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Đôi nét về kĩ thuật gằn giọng trong thanh nhạc đại chúng

Gằn giọng - Growling là một kĩ thuật khó trong thanh nhạc hiện đại của nền âm nhạc đại chúng (không có trong thanh nhạc cổ điển). Cũng chính vì thế, gằn giọng đối với cả giọng nam lẫn giọng nữ đều sử dụng ở chest voice và belting, không được dùng trên head voice, falsetto hay whistle.

Gằn giọng thường được dùng để nhấn mạnh một âm tiết, note nhạc nào đó, làm điểm nhấn trong câu hát, thường được dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, hầu như không thấy xuất hiện ở cuối câu (thường thì ở cuối câu hát bao giờ cũng là ngân hoặc vibrato).

Là một kĩ thuật hát khó nhưng rất quan trọng của âm nhạc đại chúng, gằn giọng luôn được các huấn luyện viên thanh nhạc đưa vào chương trình giảng dạy. Hầu hết các vocalist ở tầm cỡ thế giới đều từng được huấn luyện về gằn giọng và vận dụng khá thành công, như một chất liệu sáng tạo trong công việc ca hát của họ.

Về cơ bản, gằn giọng có hai loại, gằn giọng bản năng (tự phát) và gằn giọng kĩ thuật (gằn giọng có luyện tập).

Gằn giọng bản năng là lúc ca sĩ cố gào to lên, điển hình là Christina Aguilera, Jennifer Hudson, Kelly Clarkson. Chẳng hạn như trường hợp của Christina, đa phần lúc belting lên cao, cô sợ không belting nổi nên cố ý hạ thanh quản thấp, căng cơ sụn thanh quản. ép xuống, làm cho âm thanh phát ra rất nặng và thô bạo, căng thẳng, thiếu độ vang. Mời xem clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=SIHzRTDjKhA
Ngược lại, gằn giọng kĩ thuật sẽ cho người nghe cảm giác giống như vibrato và run trong thời gian ngắn, với biên độ rung lớn. Có thể lấy ví dụ ở hai diva pop là Mariah Carey và Whitney Houston.

If it's over (4:07)
https://www.youtube.com/watch?v=dqT_8f5vpw8

How will i know (2:31)
https://www.youtube.com/watch?v=icRxnxsKO3Q

Ngoài ra, cũng có thể thấy ở Beyonce (0:39)
https://www.youtube.com/watch?v=o1T8nG-2VNg
Sarah Connor cũng là một ca sĩ có kĩ thuật gằn giọng chuẩn mực. (2:56)
https://www.youtube.com/watch?v=M6GSIbnEZLs
Nhắc tới gằn giọng, không thể không nhắc tới Etta James, bậc thầy gằn giọng, người đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ ca sĩ.
https://www.youtube.com/watch?v=uZt1xKtPbUQ


Toni Braxton cũng là ca sĩ có kĩ thuật gằn giọng điêu luyện. (4:26)
https://www.youtube.com/watch?v=T5mmHQeN-uw
Ở Việt Nam, Thu Minh là ca sĩ có kĩ thuật gằn giọng tốt nhất, cô có thể gằn giọng trên các quãng belting cao từ D5 đến tận B5 mà vẫn mượt mà, thoái mái. Đây là một điều hiếm thấy đối với một ca sĩ châu Á.
https://www.youtube.com/watch?v=31Nilm2vixw
Và đương nhiên không thể không nhắc tới nữ hoàng gằn giọng Jennifer Holliday, với những pha gằn giọng đầy kịch tính, nội lực. (5:56)
https://www.youtube.com/watch?v=31Nilm2vixw
Christina tuy gằn sai cách, nhưng cũng có một số lần gằn rất hay, chẳng hạn như trong màn live sau.
https://www.youtube.com/watch?v=jNgwAVhlNsc

Tác dụng của gằn giọng là làm cho giọng hát trở nên kịch tính, mãnh liệt, có hồn hơn. Các ca sĩ thường dùng gằn giọng để chứng minh đẳng cấp vocal của mình, bởi kĩ thuật này chỉ có ở những nữ ca sĩ có giọng hát nội lực và một số nam rocker chuyên nghiệp.

Sở hữu kĩ thuật gằn giọng cũng là một thế mạnh khi ca hát, ở những note khó hold hay hit mà lại không thể legato run hay vibrato thì có thể gằn giọng để nhả note hay trượt note, nhảy note trong phạm vi 2-3 semitone. Nói đến việc nhả note, có thể thấy nếu ca sĩ cảm thấy khó khăn khi hit hay belt ở 1 note thuộc cao độ cao, thì có thể dùng gằn giọng để lên. Nó cũng cho âm sắc gần như tương tự, nhưng tất nhiên, không thể là note đó. Nói cách khác, gằn giọng giống như một thủ thuật giúp lên cao dễ dàng hơn.

Chẳng hạn như màn live ca khúc If It's over của Mariah Carey bên trên, trong đoạn hát vừa belting vừa gằn giọng, khó nhất là phần belting, nhưng rõ ràng cùng một note E5 hay F5 ở một đoạn khác (cũng ngay chữ /over/), ta thấy ngay cô nhả note vất vả hơn so với gằn giọng ở đoạn cuối, mặc dù ở vị trí tai nghe của khán giả, đoạn gằn giọng có vẻ khó khăn hơn, nhưng với ca sĩ nhả note ngay đoạn đó khá là dễ.
Một ví dụ cụ thể nữa là trong ca khúc I didn't know my own strength, Whitney Houston đã sử dụng gằn giọng để lên note D5 (một note rất cao với quãng giọng của Whitney khi đã mất giọng, mà cô không thể dùng belting thông thường để lên được).
https://www.youtube.com/watch?v=0BgeUfgyy-U

Hay như trong màn live ca khúc It's like that năm 2005, mặc dù mất giọng, như Mariah vẫn dùng gằn giọng để upstage một ca sĩ đàn em một cách ngon lành. (2:25)
https://www.youtube.com/watch?v=YmtLKOCP23c

Ngay cả Jennifer Holliday sau này cũng thường xuyên gằn giọng để né tránh những note cao không thể belting được.

Tác hại của gằn giọng là nghe rất "căng", và nếu gằn sai cách thì cũng sẽ ảnh hưởng đến giọng hát, về lâu về dài dẫn đến mất giọng. Christina Aguilera vì gằn sai cách mà mất giọng, Beyonce vì lạm dụng gằn giọng để bắn note mà âm sắc đang dần tối, trầm xuống, khó khăn và strain ở quãng cao.

Điển hình của việc gằn sai là Leona Lewis và Christina, nếu so sánh về âm sắc thì rõ ràng gằn giọng của hai người ngày ít nhiều có điểm tương đồng và rất khác so với Whitney hay Mariah.

Đôi khi, việc lạm dụng gằn giọng trong ca hát gây hiệu ứng ngược, phản cảm đối với khán giả nghe nhạc, khiến họ thấy mệt mỏi khi phải nghe ca sĩ hát, mà hai điển hình lớn nhất là Thu Minh, Jennifer Holliay. Dù hai người này gằn rất tốt, nhưng lúc nào cũng gằn làm bài hát trở nên nhàm chán.

Một ca sĩ có tư duy, thẩm mĩ âm nhạc tốt sẽ biết cách gằn giọng như thế nào để đạt hiệu quả hay nhất, giống như một đầu bếp biết nêm gia vị chừng mực để làm ra một món ăn ngon. Điển hình như Whitney, Mariah, Freddie... Đặc biệt là Whitney, cô gằn giọng trong rất nhiều bài hát, nhưng bao giờ cũng chỉ gằn ở những chỗ nhất định (thường là những đoạn cao trào) để tạo điểm nhấn cho bài hát. Chẳng hạn như trong màn live ca khúc Saving all my love for you tại Grammy 1986, cô chỉ gằn đúng một lần ở đoạn cao trào (3:20), tạo nên sự man dại đúng với cốt cách của ca khúc, khiến khán giả nhớ mãi.
https://www.youtube.com/watch?v=AIV2rYBPZcM

Gằn giọng có nhiều kiểu gằn và có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật cơ bản khác, có thể gằn riêng lẻ hay đang belt rồi chuyển sang gằn... nhưng quan trọng vẫn là phải mang lại cảm xúc chứ không phải phô diễn.

Hải Phòng ngày 28 tháng 4 năm 2014
_Đức Long_

1 nhận xét: