Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

TÔN NGỘ KHÔNG VÀ TRƯ BÁT GIỚI, AI MỚI THỰC SỰ MẠNH HƠN?


Nhiều người cho rằng, Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân dìm hàng Trư Bát Giới quá chừng. Nếu không bị tác giả dìm thì Trư Bát Giới sẽ mạnh hơn Tôn Ngộ Không.

Cái chức nguyên soái thống lĩnh 8 vạn thiên binh thiên tướng to lắm. Trư Bát Giới có 36 phép thiên cang + Tổng tư lệnh giải ngân hà thì pháp lực cũng gần bằng đại la kim tiên. Nhiều người tưởng Trư Bát Giới ít phép hơn Tôn Ngộ Không nên yếu hơn nhưng 36 phép của Trư là phép thiên cang, mạnh hơn nhiều so với 72 phép địa sát của Tôn.

Thêm quả Bồ Cào của Trư Bát Giới cũng khủng lắm, Cửu Xỉ Đinh Ba là thần khí được Đạo Đức Thiên Tôn (một trong Tam Thanh) luyện ra giao cho Thiên Đế. Thiên Đế ban cho Thiên Bồng. Định Hải thần châm của Tôn Ngộ Không chưa chắc bằng.

Tất nhiên, về vấn đề này sẽ có nhiều ý kiến trái chiều.




Một khán giả nhận định Tôn Ngộ Không vẫn mạnh hơn Trư Bát Giới vì: Con nhà dòng dõi nhưng vẫn chỉ là sinh linh tam giới. Còn anh Tôn anh ý là thiên địa uẩn dưỡng. Trời sinh linh vật. So sánh làm sao đc. Vũ kỹ lợi hại nhưng tu vi chỉ đại la kim tiên. Anh Tôn cũng là Đại Thánh. 2 ng đi theo 2 con đường khác nhau. 1 ng thiên tiên 1 ng địa tiên. Chưa chắc 72 phép địa sát của anh Tôn đã thua 36 phép thiên cang của lão Trư. Chỉ là nó hợp với anh Tôn hơn 36 phép thiên cang. Mặt khác có đc ưu thế linh vật trời sinh nên xét về nhiều mặt thiên phú của anh Tôn sẽ hơn.

Một khán giả khác khẳng định Trư Bát Giới mạnh hơn Tôn Ngộ Không vì: Nào, lại để tại hạ giải thích cho ai kêu Bát Giới yếu hơn anh Ngộ nhé.

Đầu tiên, nhớ câu này: Lực chiến đấu của một cá nhân không chỉ qua phép hoặc tu vi.

Đầu tiên, Bát giới nguyên là Thiên Bồng Nguyên soái, chỉ huỷ 8 vạn thuỷ binh. Vậy ở đây thế mạnh của anh là gì? Chính là tu vi phải đạt chuẩn, tức là ngang Dương Tiễn trở lên mới có thể nắm trọng trách như vậy. Thứ hai là binh pháp. Một tướng quân nắm 8 vạn binh sĩ không thể nào không biết binh pháp.

Thứ hai, vì là một tướng quân lâu năm, anh Ba chè sẽ có tâm tính bình tĩnh, cái tính mà anh Ngộ không có. Tính đại cục rất quan trọng, đấy là lí do ta thấy Ba Chè luôn được thầy cưng trong truyện, mặc dù anh Ngộ mới giỏi nhất. Vì anh Ba Chè biết nhìn thời thế, tâm tình của thầy.

Tiếp theo nhé. Về phép thuật. Thiên Cang của Ba chè thiên về Đại khai đại hợp, Biến hoá thực chất như các phép Pháp thiên Tượng địa, biến đổi hình thể vân vân,... được miêu tả là dễ học khó tinh, tức là nhập môn dễ mà đạt đến đỉnh cao thì khó, khác hẳn với Địa sát của Ngộ Không, thiên về biến ảo lừa lọc, xảo trá quỷ quyệt, thuộc loại khó học dễ tinh, tức là tuy khó nhập môn, nhưng chỉ cần thông một sẽ thông một trăm. Mà có thể thấy tu vi anh Ba chè không thấp, vì vậy thiên phú và tư chất của anh Ba Chè cũng cực mạnh.

Cuối cùng là về vũ khí. Vũ khí mạnh hay không có vài yếu tố để đánh giá: Chất liệu, độ phức tạp, người rèn, linh tính, độ phù hợp và người sử dụng. Anh Ba Chè có được hết tất cả các yếu tố trên, từ nguyên liệu, người rèn cho đến thủ pháp sử dụng đều vô cùng tốt. Chưa kể, anh không chủ tu thể thuật, mà tu phép thuật, nên thủ đoạn chiến đấu sẽ đa dạng hơn Ngộ Không nhiều - vốn chỉ có võ gậy, thân thể kim cương bất hoại và phân thân.

Vậy, mọi người đã thấy anh Ba Chè bị nerf như nào chưa

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

TỨ ĐẠI BỒ TÁT TRONG TÂY DU KÝ LÀ AI? (PHẦN 1)


Tứ đại Bồ Tát trong Tây Du Ký cũng là 4 vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo đại thừa mà người châu Á nói chung, người Việt Nam nói riêng thờ phụng, ngưỡng vọng, cầu cúng, xuất hiện ở khắp đình chùa.
Người đầu tiên là Quan Âm Bồ Tát. Đây là vị Bồ Tát quan trọng nhất và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới Phật giáo và chúng sinh. Quan Âm Bồ Tát được thờ phụng nhiều nhất, được mọi người tụng niệm, cầu khấn nhiều nhất, xuất hiện ở tất cả các chùa chiền và in sâu tiềm thức người dân châu Á.
Quan Âm Bồ Tát được cho là có pháp lực cao cường ngang với một vị Phật, đáng lẽ đã thành Phật nhưng vì thương chúng sinh còn khổ ải nên phát nguyện sẽ không thành Phật, không nhập Niết Bàn chừng nào chúng sinh còn khổ để ở lại trần thế cứu độ chúng sinh. Quan Âm Bồ Tát hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.
Vì vậy, Quan Âm Bồ Tát luôn được mọi người trì niệm trong những lúc nguy hiểm, gian nan. Đó cũng là lí do vì sao mọi người luôn đọc liền một câu "Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn". Cứu khổ cứu nạn là thệ nguyện gắn liền với Quan Âm Bồ Tát.



Có ý kiến cho rằng, Quan Âm Bồ Tát còn có pháp lực cao hơn một vị Phật do đi giữa cả Đạo giáo và Phật giáo. Điều này chưa được chứng minh.
Trong Tây Du Ký, Quan Âm Bồ Tát là nhân vật Phật giáo xuất hiện nhiều nhất, từ đầu tới cuối phim và cũng là người ra tay giúp đỡ thầy trò Đường Tăng nhiều nhất. Ngài cũng là người làm nhiệm vụ đưa Đường Tăng đến gỡ phong ấn cho Tôn Ngộ Không để cảm hóa Tôn Ngộ Không phò tá đi lấy kinh, đồng thời lắp vòng kim cô giúp Đường Tăng trị được Tôn Ngộ Không, thuần hóa cả Hồng Hài Nhi con của Thiết Phiết Công Chúa (nghe đồn cực kỳ mạnh vì có quan hệ với cả Thái Thượng Lão Quân và là con gái Minh Hà Lão Tổ tộc Atula khiến Thiên giới nể sợ). Quan Âm Bồ Tát cũng thể hiện pháp lực cao cường tới mức chuyện gì cũng hóa giải được, từ việc trị yêu quái, thuần phục Hồng Hài Nhi tới trồng lại cây nhân sâm quý...
Vì lẽ đó, Quan Âm Bồ Tát chiếm được cảm tình của mọi người nhiều nhất.
Diễn viên Tả Đại Phân được xem là người vào vai Quan Âm Bồ Tát thành công nhất mà đến giờ chưa ai vượt qua, hợp từ tạo hình tới thần thái, tới mức lúc đóng phim nhiều người dân thấy bà còn tới quỳ lạy vì tưởng là Quan Âm thật. Hình ảnh của bà trong phim cũng được lấy ra làm hình Quan Âm Bồ Tát để thờ phụng và in sâu vào ký ức nhiều thế hệ. Đến giờ, hình ảnh Tả Đại Phân trong vai Quan Âm Bồ Tát vẫn chưa thay thế được.
Và còn một điều khá đặc biệt. Vì sao khi đi chùa, mọi người thường thấy tượng Quan Âm được thờ ngoài sân hoặc một gian nhỏ riêng chứ không thờ chung ban Tam Bảo?

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

Thực sự nể người hóa trang của phim Tây Du Ký bản 1986

 Thực sự nể người hóa trang của phim Tây Du Ký bản 1986. Không biết ekip hóa trang này có phải người tu tập hay tìm hiểu tôn giáo hay có chút tâm linh gì không, nhưng thực sự qua cách hóa trang có thể thấy họ am hiểu vô cùng.

Vì thế nên họ hóa trang rất vi diệu, đặc biệt là hóa trang các vị Phật, rất thần thái và có ánh hào quang, thần lực toát ra thực sự, khiến khán giả phải rùng mình tâm linh và trầm trồ khi xem phim và nhiều khán giả còn mặc định hình ảnh trong phim chính là hình ảnh của vị Phật đó, nên khó chấp nhận những hình ảnh khác dù ở phim, nhạc hay tranh ảnh nào đó.
Và quả thực, từ sau Tây du ký 1986, chưa một bộ phim nào tạo hình Phật đẹp, có thần khí, tâm linh, khí chất đến như vậy. Tôi xem rất nhiều phim có tạo hình Phật nhưng hiếm phim nào khiến tôi phải mở to mắt thán phục, ngưỡng mộ và nổi da gà, cảm thấy đầy oai nghiêm, uy nghi, từ bi như tạo hình các vị Phật trong Tây du ký 1986.
Hồi nhỏ xem Tây Du Ký chỉ ngồi đợi một vị Phật xuất hiện để được chiêm ngưỡng cái thần lực, uy nghi, cứu thế của vị Phật đó. Nhất là khi Tôn ngộ không đánh thua yêu quái xong phải gọi Phật đến cứu giá, ôi chao thật lẫm liệt, kiểu như đây mới là cao nhân mạnh thực sự, Tôn ngộ không đại náo cả thiên đình nhưng so với họ chỉ là con muỗi =))


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THANH LAM VÀ TRẤN THÀNH QUA CÁCH BIỂU CẢM ĐỐI LẬP NHAU

 


 


Trong hình là biểu cảm của Thanh Lam và Trấn Thành khi xem Thu Minh và Lâm Bảo Ngọc trình diễn. Cùng một khoảnh khắc nhưng biểu cảm của hai người gần như đối lập nhau. Trong khi Trấn Thành tỏ ra phấn khích, sung sướng tột độ như muốn nhảy cẫng lên thì Thanh Lam lại kiểu “êu, hát như vậy mà cũng được à”.

 

Khoảnh khắc này cho tôi thấy những điều sau:

 

1.    Thanh Lam tính cách bộc trực và không giỏi diễn trước ống kính, nên suy nghĩ thế nào là biểu cảm ra mặt luôn. Khác hẳn Trấn Thành – một bậc thầy diễn xuất, biểu cảm trước ống kính, biết cách khuấy động sân khấu và biết phải làm gì để kích động không khí show.

2.    Chính vì vậy, người như Thanh Lam sẽ không hợp với gameshow vì nếu cứ biểu cảm thật thà như thế thì toang luôn show còn gì, ai dám lên hát nữa =))) Còn Trấn Thành thì miễn bàn, quá hợp để làm host, dẫn dắt show, không sợ bể show vì dù ca sĩ có hát dở thế nào thì Trấn Thành cũng sẽ lái đi được, tạo hiệu ứng tốt cho show.

3.    Tuy nhiên, những người như Thanh Lam lại vô cùng cần thiết cho chuyên môn, học thuật và nền âm nhạc nghiêm túc, hay thì nói hay, dở thì nói dở, chưa tới thì nói chưa tới, chứ không phải kiểu trong lòng thấy dở mà ngoài mặt phải diễn sâu “oh yeah, hay vãi, tôi chưa thấy ai hát hay như vậy”. Thanh Lam có chuyên môn cao và rất khó tính do trong sự nghiệp đã thử lửa, chứng kiến, làm việc với quá nhiều người giỏi. Thanh Lam rất ít khi khen ai, mà đã khen là phải thực sự xuất sắc. Vì thế, những lời khen của Thanh Lam mới thực sự giá trị vì người được khen thực sự giỏi, không lập lờ, khen đãi bôi, khen cho cố để lừa người khác, lừa khán giả, không dẫn dắt sai chuyên môn.

4.    Về Trấn Thành, như tôi đã nói từ lâu. Trấn Thành cũng có chuyên môn và có tâm với âm nhạc, là người rất giỏi. Nhưng tôi không thích cách Trấn Thành luôn over cảm xúc, làm quá lên khi nghe một ca sĩ hát và luôn tỏ ra rằng người này hát đỉnh của đỉnh. Còn nhớ khi ngồi cố vấn The Masked Singer, hễ ca sĩ nào ra hát là Trấn Thành lại lặp lại một điệu: “Đây là giọng hát hay nhất tôi từng nghe”, “Giọng hát này là số 1 Việt Nam”, “Đây là giọng hiếm, không ai có”… Lời khen này dành cho đúng đối tượng thì được, nhưng ban phát nó cho mọi ca sĩ từ lớn tới bé thì có lố quá và dẫn dắt thị hiếu của khán giả đi xuống? Tuy nhiên, trong môi trường gameshow cần hoạt náo thì Trấn Thành làm thế là hợp lý, chỉ là xét về chuyên môn thì “hại” quá, cần những người như Thanh Lam hơn.