Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

VOCAL FRY CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO VOCAL RANGE?


Đầu tiên, cần hiểu vocal range là gì. Theo định nghĩa phổ biến nhất ở các giáo trình, vocal range là phạm vi cao độ trong giọng nói hoặc giọng hát con người có thể tạo ra, được tính từ note thấp nhất tới note cao nhất. Trong cách hiểu đơn giản nhất, vocal range chỉ đơn giản là khoảng từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất mà một giọng hát cụ thể có thể tạo ra
Như vậy, theo định nghĩa này, vocal fry hoàn toàn được tính vào vocal range vì nó giúp con người chạm tới note thấp nhất trong giọng hát hoặc giọng nói của họ.
Tuy nhiên, trong âm nhạc lại khác. Các chuyên gia thanh nhạc đa số thống nhất quan điểm và có xu hướng định nghĩa vocal range là tổng khoảng cao độ "hữu ích về mặt âm nhạc" mà một ca sĩ có thể đạt tới.




Nói cách khác, trong âm nhạc, vocal range là quãng giọng mà người ca sĩ có thể đạt được khi trình diễn diễn xướng tác phẩm âm nhạc. Nó trải dài từ note thấp nhất tới note cao nhất trong quãng giọng của ca sĩ thể hiện qua ca khúc. Đó là lí do vì sao khi tính vocal range của ca sĩ, người ta chỉ tính qua những gì ca sĩ thể hiện trên sân khấu hoặc phòng thu, lúc họ đang hát. Cần nhấn mạnh vào điều này vì dù là Opera hay nhạc đại chúng, nếu note nhạc không được thể hiện trên tác phẩm, bản nhạc mà chỉ là ú ớ ở đâu đó thì không được tính vào vocal range.
Và đó cũng là lý do vì sao các bạn thấy các nữ ca sĩ Opera thường có quãng giọng không quá rộng, thường rơi vào 3 quãng. Vì họ chỉ được phép hát theo tổng phổ bản nhạc và quãng giọng đó là những gì họ thể hiện trên sân khấu, với bản nhạc.
Ví dụ, ngoại Nilsson hát Wagner mà dám nhảy lên F6 nhạc trưởng sẽ gõ cho to đầu. Các bản nhạc ngoại hát chỉ quy định tới C6, C#6, do đó, quãng giọng của ngoại cũng chỉ dừng lại ở đó dù trên thực tế có thể vươn cao hơn. Chính ngoại từng nói hát Queen of the night để luyện thanh. Hay, ngoại Leontyne từng tiết lộ ngoại lên được F6 trong phòng tắm nhưng cũng không ai tính quãng giọng của ngoại tới F6 vì ngoại không bao giờ thể hiện nó trên sân khấu.
Và nếu tính quãng giọng theo chuẩn Opera thì mấy cái như vocal fry hay whistle đều không được phép tính vào quãng giọng vì nó không được phép trình diễn trên sân khấu hay đưa vào bản nhạc ca sĩ thể hiện. Dù ca sĩ đó có cố tình whistle cũng không được chấp nhận và cũng không ca sĩ Opera nào whistle khi hát. Nguyên nhân vì cả hai thứ này đều không cộng hưởng và không giúp phát huy hết vẻ đẹp của giọng hát.
Ca sĩ Opera phải hát không mic nên cần sự cộng hưởng lớn trong giọng hát, nếu dùng whistle hay vocal fry thì coi như giọng chỉm nghỉm trong dàn nhạc, không nghe thấy gì. Bởi vậy, không có chuyện ca sĩ nào đó dùng whistle mà đàn áp được head voice hay mixed voice. => phi thanh nhạc hết sức.
Như vậy, theo cách tính vocal range chuẩn của Opera hay Bel Canto, whistle hay vocal fry đều bị loại khỏi vocal range vì nó không đem lại vẻ đẹp cho giọng hát đúng chuẩn.
Nhưng, âm nhạc đại chúng lại khác. Nhạc đại chúng cho phép dùng micro để hát nên bất cứ note nhạc nào ca sĩ thể hiện được trên ca khúc đều được tính vào vocal range.
Ad nhấn mạnh vào đoạn “BẤT CỨ NOTE NHẠC NÀO CA SĨ THỂ HIỆN ĐƯỢC TRÊN CA KHÚC”.
Điều đó có nghĩa, vocal fry hoàn toàn được tính vào vocal range nếu nó được ca sĩ áp dụng để thể hiện ca khúc, cho ra giai điệu cụ thể, rõ ràng và đầy đủ nhạc tính. Cách tính này hoàn toàn giống với Opera, tức là chỉ tính những note mà ca sĩ thể hiện được vào âm nhạc. Nếu vocal fry không được sử dụng vào ca khúc, không thể hiện giai điệu âm nhạc thì không được tính vào vocal range. Và có một điều khiến vocal fry ít được sử dụng, do nó khó control, khó kết nối với quãng giọng. Trên thực tế, không hề có sách vở nào nói không được tính vocal fry vào quãng giọng.
Trong trường hợp của mợ Toni, mợ dùng vocal fry vào ca khúc của mình một cách nhuần nhuyễn và control nó rất tốt, tạo ra nhạc tính, giai điệu. Cách dùng vocal fry của mợ được nhà sản xuất đại tài Baby Face chấp nhận khi mợ hát ca khúc của anh ấy.
Mợ dùng vocal fry để hát ca khúc đó trên khắp các sân khấu, hát đi hát lại cả tỷ lần và giúp mợ cho ra đời những tác phẩm hay, đoạt cả Grammy => cho thấy mợ control rất tốt, Grammy là minh chứng rõ nhất cho mợ, các giáo sư, chuyên gia âm nhạc hàn lâm hàng đầu tại Mỹ đều chấp nhận nó trong tác phẩm, không lẽ nào vài ba giáo sư thanh nhạc online Việt Nam lại từ chối và kêu không được => Vocal fry được tính vào vocal range cho mợ Toni.
Đây chính là ca khúc mợ Toni dùng vocal fry và đoạt Grammy năm đó =))) ối giời ôi, các nhà kiểm định viện hàn lâm mù hết rồi, vote cho một người không biết dùng Bel Canto, lại đi dùng vocal fry =)))
Còn tất nhiên, ca sĩ nào không đủ năng lực để áp dụng vocal fry vào tác phẩm mà chỉ ú ớ ở đâu đó thì chẳng ai tính. Cũng giống như whistle dù có cao tới Bb7 hay tới đâu mà không thể hiện vào tác phẩm cũng không được tính vào vocal range.
Ngoài mợ Toni, rất nhiều nghệ sĩ khác sử dụng vocl fry vào tác phẩm. Đó là những ca sĩ nhạc đồng quê, Gospel như Tim Storms , Mike Holcomb… hay điển hình là các nghệ sĩ Rock Metal. Các video quãng giọng của họ đều có vocal fry.
Trên thực tế, một số ca sĩ vẫn dùng subharmonic - một dạng của vocal fry vài bài hát, hoặc khi đảm nhận phần bè trầm. Đố ai dám nói không tính vocal fry vô quãng giọng nha.
CHỐT LẠI: VOCAL FRY ĐƯỢC TÍNH VÀO QUÃNG GIỌNG NẾU NÓ ĐƯỢC CA SĨ THỂ HIỆN VÀO TÁC PHẨM.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét