Trong thanh nhạc cổ điển, gằn giọng không hề tồn tại, nhưng nó lại là kĩ
thuật phổ biến được áp dụng với nhạc đại chúng.
Nếu muốn khoe giọng hát nội lực, khỏe khoắn, gằn giọng luôn là lựa chọn
thích hợp với nhiều ca sĩ.
Cách gằn giọng
Thực chất của gằn giọng là việc bật hơi mạnh vào khoang miệng tạo nên
các luồng khí nén trong âm thanh. Các phần tử âm thanh bị nén lại sẽ bắn ra
ngoài với một lực mạnh, độ bật cao, tần số lớn mà thành gằn giọng.
Hãy tưởng tượng khoang miệng của bạn là quả bong bóng, thanh quản là ống
dẫn nước, còn âm thanh chính là nguồn nước. Khi nguồn nước đẩy mạnh lên nhưng bị
bịt lại bởi quả bong bóng sẽ tạo nên áp suất lớn, chỉ cần một khe hở nhỏ cũng
khiến nó bắn ra ngoài.
Mấu chốt của gằn giọng chính ở chỗ đó. Hãy thu hẹp thể tích khoang miệng
của bạn lại rồi đẩy thật nhiều hơi lên. Khi lượng hơi bạn đẩy lên vượt qua thể
tích khoang miệng đang bị thu hẹp sẽ tạo ra áp lực âm thanh thành gằn giọng.
Hãy bắt đầu từ việc hát chữ “r”, nhưng thay vì đặt lưỡi cong để bật chữ
“r” ra trước thì hãy cố đẩy nó vào trong. Trong khi đó, hãy giữ cho miệng vẫn mở
mà lưỡi không bị cong lên.
Đừng nên mở mồm quá to như đang hát, khép hai hàm lại cũng là một cách
giúp gằn giọng.
Tóm lại, hãy luyện thở để có hơi thật khỏe, sau đó nén lại để bật lên mạnh
khoang miệng. Âm thanh đập mạnh vào thành miệng mà phát ra ngoài.
Để dễ hiểu hơn, bạn hãy thử ngậm miệng lại và gừ gừ cho đến khi lực bắn
âm thanh mạnh dần lên.
Một số lưu ý khi gằn giọng
Nhiều người khi gằn giọng thường cố xiết âm thanh ở cổ để bật mạnh ra,
nhưng điều đó sẽ khiến dây thanh đới bị ép rung nhiều quá mà bị tổn thương, dẫn
tới mất giọng.
Hãy đẩy âm thanh lên cao hơn một chút, ngay chỗ yết hầu.
Quan trọng là khi gằn giọng vẫn phải giữ được cộng hưởng. Tức là bạn phải
cảm nhận được độ vang ở vùng mặt nạ và yết hầu.
Luôn nhớ rằng, dù gằn giọng cũng không được ép thanh quản, phải thư giãn
hết mức có thể. Mọi hành vi làm tổn thương thanh quản đều bị cấm.
Long Phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét