- Tùng ơi, không đi học hả con?
Nghe tiếng mẹ gọi đến lần thứ hai, Tùng vẫn còn chần chừ một lúc rồi mới chịu đóng cuốn Doraemon lại, mặt phụng phịu. Nó đang cùng Nobita xem dở cuộc trò chuyện của mẹ con hoa bồ công anh trong khu vườn thanh bình ở Tokyo năm ấy. Thật bực mình khi bị cắt đứt cuộc sống tươi đẹp để vào lại cuộc đọa đày!
Soạn xong đống sách vở nặng trịch đến hàng tấn đá tảng, nó lê lết từng bước chân cà nhắc đau đớn xuống nhà. Tùng bị viêm da cơ địa từ năm lớp bốn, đến nay đã tròn bốn năm. Ban đầu chỉ là một vết nứt nhỏ bằng hạt gạo ở ngón chân cái, thế rồi con quỷ ấy ăn ra khắp hai bàn chân như một cuộc xâm lấn ngoạn mục, biến nó thành bãi tha ma của nấm mốc. Theo cơn bệnh, hàng trăm, hàng nghìn lớp da non cứ mọc lên rồi lại tróc ra, lớp này lớp nọ đùn lên nhau thành tầng thành vỉa. Trông phát hãi! Còn lớp da chính bị cào mỏng như ni lông cháy, nhìn rõ những mạch máu đỏ lòm đang quằn quại, chỉ trực trào ra.
Vì thiếu độ ẩm nên da chân khô trét lại, thô khốc như mảng tường vôi lâu ngày bị vữa, chỉ cần một va chạm mạnh cũng đủ để nó bị xé toạc ra như người ta xé giấy vệ sinh. Vào những ngày hanh khô, chân thằng bé xuất hiện vô số vết nứt nẻ sâu hoắm như đồng ruộng hạn hán. Những vết nứt này, bên ngoài thì xám khô, bên trong lại mở ra đám thịt đỏ ối còn nóng hổi. Chỉ cần bấm mạnh vào, máu sẽ bắn thành tia. Mỗi bước đi của nó là một mũi kim đâm thẳng vào vết nứt, đau đớn đến cùng cực. Đời có những căn bệnh không mang đến cái chết nhưng bám dai như đỉa đói, đau đớn không sao dứt được. Nếu được bình chọn căn bệnh cứng đầu nhất thế giới, chắc Tùng sẽ bỏ cả tỷ phiếu cho cái bệnh chết dẫm này.
Có bệnh phải vái tứ phương, ai mách gì nhà nó cũng làm hết. Nó phải uống đủ các loại thuốc trên trời dưới biển, từ những loại rẻ mạt chẳng rõ gốc gác, đến cả những loại trăm ngàn một viên. Vốn tính sợ thuốc, mà lắm lúc phải nốc cả vốc chục viên to nhỏ các loại khiến nó sốc ruột, không còn ăn uống gì nổi, mệt lả cả người đi. Chưa hết, uống thuốc mới chỉ là biện pháp nhẹ nhàng nhất, nhà nó còn thử vô số cách chữa bệnh, đủ các loại thầy thuốc từ đông y tới tây y, từ những chiêu đơn giản như ngâm lá trầu, lá lốt, lá me, củ cải, bôi dầu cá, bôi nhau thai cừu đến những trò oái oăm mà người ta mách như xông dầu nhớt đốt nóng, bôi mật lợn, ngâm cồn 90 độ…
Mỗi cách chữa bệnh luôn đem đến cho nó một cơn đau
khác nhau, lúc bỏng rát như lửa đốt, lúc lại cay xót như xát ớt, ngứa ngáy như
dị ứng, thôi thì đủ các loại đau đớn đến cứa da cứa thịt. Ấy thế mà căn bệnh
khốn nạn vẫn nhởn nhơ như không, và ngày một hành hạ nó thêm đau đớn, quằn quại
hơn. Chữa nhiều đến phát chán, giờ Tùng chỉ cầm bệnh bằng cách bôi loại thuốc
mỡ rẻ tiền mỗi tối để giữ độ ẩm. Thôi thì được đến đâu hay đến đấy, dù chẳng
biết những loại thuốc đó đang nuôi dưỡng thêm bao nhiêu mầm bệnh quái ác trong
nó nữa. Vì thế, dù đông hay hè, nó vẫn phải đi tất 24/24 để tránh thuốc dây ra
ngoài. Thế là, tự nó biến nó thành đứa dở hơi, lạc loài trong mắt xã hội khi
buộc phải trưng ra những đôi tất dày cộm giữa tiết trời nóng bức tận 40 độ.
- Chào mẹ, con đi học!
- Không chào dì hả con?
Không nói gì, Tùng đi thẳng, nó không thích dì Hậu, dù dì rất quý nó. Chuyện là
cách đây vài tháng, nó nghe kể ngày xưa mẹ định bỏ nó đi, từ lúc còn mang bầu,
nhưng nhờ dì can nên mẹ quyết định giữ nó lại. Câu chuyện này bỗng làm nó hơi
ác cảm với dì. Giá lúc đó dì không can, có phải mẹ đã bỏ phứt nó đi rồi không?
Như thế, nó sẽ không sinh ra đời, sẽ không phải chịu nhiều đày đọa đến thế này.
Chẳng hiểu tự bao giờ, trong suy nghĩ non nớt của một thằng bé mới lớp 7, nó
chỉ ước giá đừng có mặt trên cõi đời này thì tốt hơn.
Sinh ra đã là đứa dị tật, dặt dẹo, người ta một tuổi đã biết đi, còn nó lên ba vẫn còn bò lổm ngổm và chưa biết nói. Đến tuổi đi mẫu giáo, bố mẹ nó cũng gõ cửa các trường mẫu giáo như bao đứa trẻ khác, nhưng, không ai nhận. Nó là đứa khuyết tật, chính xác là vậy! Nhưng cái khuyết tật của nó vô cùng lạ lùng, không thể gọi tên đích xác được là loại khuyết tật gì.
Nó vẫn nói được, nhưng ngọng líu ngọng lô, tiếng nọ va vào tiếng kia, nghe không câu được câu chăng. Không chỉ vậy, nó còn bị ngắn hơi, thở khó, chỉ cần nói một câu bình thường thôi cũng phải thở hổn hển như kẻ lên cơn hen sắp chết, tuyệt nhiên không nói được rành mạch một câu dài quá mười tiếng. Nó vẫn đi được, không liệt chỗ nào, nhưng chân tay èo uột, chân đi vạt tép, va chỗ nọ chỗ kia, nhìn khó coi vô cùng.
Hệ thần kinh thực vật của nó bị tổn thương nặng, khiến chân tay lúc nào cũng run run như người già mắc bệnh Parkinson. Bảo nó cầm cốc nước đầy đi từ đầu nhà đến cuối nhà kiểu gì cũng đổ quá nửa chỗ nước. Tay run nên chữ nó xấu như gà mái ghẹ, nét nào cũng giần giật, nên thường đội sổ môn tập viết hồi tiểu học. Không bao giờ nó qua nổi điểm 6 môn văn, vì chẳng có giáo viên nào đọc nổi chữ nó, dù nó viết văn không tệ chút nào. Chỉ cần nhìn thấy bài của nó, các cô đã gạt phắt đi, sổ toẹt điểm bốn hoặc điểm năm vào đó cho có lệ, chứ không thèm đọc.
Nó cũng không thể làm được những việc vốn rất đơn giản với người bình thường như cầm một thìa nước đầy, chan một muỗng canh. Hễ nó động vào cái gì là đổ vỡ cái đó, nên đến môn thủ công nó cũng đội sổ nốt. Nó thích thủ công lắm, thích những thứ tỉ mẩn của hoa tay như trang trí, may vá, vẽ vời, nhưng đành chịu chứ biết làm sao. Chẳng hiểu ai bẻ mà từ lúc sinh ra, cổ nó bị vẹo sang bên trái, những lúc cố chỉnh cho thẳng lại thì bó dây thần kinh cổ ngoan cố lại kéo giật xuống một cách thô bạo. Hệ thần kinh khuyết tật khiến cổ nó lúc nào cũng co giật, rụt ra rụt vào như ông rùa, không bao giờ để yên được quá một giây. Cứ yên ổn chừng nửa giây, bó dây thần kinh quái ác lại chơi khăm, giật mạnh một cái làm cả cái cổ cũng giật theo.
Đêm nào
cũng vậy, nó phải đánh vật cả tiếng mới ngủ được, vì cứ bị giật mãi không chịu
yên. Nhiều lúc đang nói dở, cái cổ lại ác ý giật mạnh một cái làm sụn họng,
khựng cả hơi lại, đã ngọng lại càng thêm ngọng. Cái cổ ấy rõ ràng sinh ra chỉ
với nhiệm vụ duy nhất là hành hạ và bêu xấu nó trước mọi người. Nhiều lúc điên
tiết, nó thường dùng tay đấm mạnh vào cổ, hoặc lấy một vật cứng ghè vào đó.
Nhưng cuối cùng chỉ có nó đau, còn cái cổ khốn nạn ây vẫn trơ mặt ra đó.
Vì những chứng bệnh khốn nạn ấy mà quá trình giao tiếp giữa nó và xã hội ngày càng khó khăn, mệt mỏi, chẳng hơn gì người câm, người điếc là mấy. Đi ngoài đường, ai cũng phải ngoái lại nhìn vì cái cổ giật giật không thôi của nó, y như con chó lắc họ vẫn hay để trên ô tô. Người ta ít khi gọi nó bằng tên, thay vào đó, họ nghĩ ra đủ các loại biệt danh gắn với đặc trưng của nó như thằng dặt dẹo, thằng ngố, thằng đao, thằng ông rùa...
Suốt năm năm tiểu học, nó được cả trường ưu ái gọi là thằng ngố, đến khi lên trung học, nó lại được thân mến gọi là a đao hay thằng đao gì đó, đại loại vậy. Đầu tiên nó chỉ thấy lạ. Nhưng dần dà, nó cũng nhận ra một sự kì thị kinh tởm trong cách gọi đó. Đáng lẽ, nó nên được gửi vào trường khuyết tật, sống cùng “đồng loại” thì sẽ bớt khổ hơn. Nhưng cái giống như nó là khuyết tật nửa mùa, chẳng què, chẳng cụt, chẳng câm, chẳng mù, chẳng điếc nên chẳng có trường khuyết tật nào chịu nhận. Họ cho rằng nó không cùng loài với họ.
Cuối cùng, nó
vẫn phải đau đớn mà sống giữa xã hội bình thường như một thằng hề làm trò cười
cho mọi người. Trên đời cũng có những loại người như nó, chẳng biết xếp vào
giống gì, thành ra lạc loài giữa mọi đẳng cấp người, chẳng ai giống mình, chẳng
nơi nào chấp nhận mình.
Hệ thần kinh chó đẻ làm nó chậm chạp trong mọi thứ, mãi đến năm lớp bảy mới tập xe nổi. Người ta tập xe trong hai ba ngày, còn nó thì mất hơn một tháng mới dặt dẹo đi được vài quãng. Hầu như lần tập nào nó cũng ngã, sứt hết chân tay, mặt mũi. Nhưng nó không chịu thua, nó không muốn bị tách biệt đẳng cấp quá nhiều với bạn bè. Bọn chúng đi được thì mình cũng phải đi bằng được, không chúng cười cho, nhục lắm! Những nỗ lực của nó đôi khi cũng được cuộc đời xí hủi, tập mãi thì cũng đi được chập choạng.
Nhưng tay lái của nó vẫn còn yếu lắm, nên thường xuyên ngã xe giữa
đường, chẳng vì lí do gì. Bạn bè thường hay cười nó là thằng dặt dẹo đi xe, rồi
thi nhau bắt chước cách đi xe oặt ẹo của nó. Chúng rủa cái giống như nó đáng lẽ
nên bị cấm đi xe ngoài đường, kẻo gây nguy hại cho xã hội. Chẳng biết chúng nói
đúng không, chỉ biết trước giờ nó tự ngã tự chịu chứ cũng chưa đâm vào ai như
mấy thằng lạng lách kia. Lũ người bình thường tự giết lẫn nhau nhưng lại thích
đổ vấy cho kẻ khác người như nó.
***
Tập tễnh dắt chiếc xe đạp han rỉ
ra cửa, loạng choạng mãi nó mới ngồi lên yên xe được. Lúc trước, nó để yên xe
thấp cho dễ đi, vì vốn thấp bé, còi cọc hơn chúng bạn. Nhưng hôm trước bị chê
cười dữ quá nên đành phải nâng yên lên. Bạn bè nó, đứa nào cũng lái yên xe cao
vút, nhìn mà phát thèm. Trong mắt nó, những người đi yên xe cao có sự khác biệt
đẳng cấp rất rõ với một đứa thấp bé như nó. Lắm lúc đi ngang qua bọn bạn cùng
lớp, nó thấy mình như ở đưới đáy sâu của xã hội chỉ vì xe nó thấp hơn hẳn. Thế
là, nó nâng yên xe lên cao hết mức có thể, mong làm mờ được sự cách biệt đẳng
cấp kia. Nhưng nó quên rằng nó là đứa lái xe kém, lại mới tập đi xe cách đây
vài tháng, nên tay lái còn loạng choạng, đi yên thấp còn chưa vững huống gì đi
yên cao, nên ngày càng ngã nhiều hơn.
Hôm nay, mưa xối xả trắng trời. Tùng mới tập tễnh đi xe nên không quen đi đường lụt, vừa
ra khỏi ngõ lập tức bị thụt xuống một chỗ nước sâu. Yên xe quá cao khiến nó bị
hẫng chân, ngã oạch xuống vũng sông trên đường, ướt bết người. Một thanh niên
phóng xe máy qua thấy ngứa mắt, quay lại đáp thẳng một câu sỗ sàng:
- Bố thằng ngố, đã dặt dẹo còn đi
xe!
Rồi hắn rồ ga, xé thêm một tảng nước đen kịt vào người Tùng, phóng mất dạng. Bị chửi giữa đường là chuyện thường, nó quen rồi nên không ngượng, chỉ thấy trong lòng một chút tủi thân. Kệ, nó dựng xe dậy, chập choạng đi tiếp. Lết mãi cũng đến được trường, người ngợm ướt nhẹp như con chuột cống.
Xui cho Tùng, hôm nay đến lượt gã Phan ghi vé xe. Nó rất sợ gã đàn ông này, một thằng bảo vệ khốn nạn, chỉ trực tìm nó để trêu chọc. Vừa nhìn thấy cái cổ giật giật của nó từ cồng trường, hắn đã bắt chước đung đưa cổ theo, lúc ghi vé xe không quên bồi thêm một câu: “Thằng ngố, đi đứng kiểu gì mà ướt sũng thế này? Lần sau bảo bố mày lai đi học nhé! Dắt xe còn chưa xong, đạp cái đéo gì!”.
Mấy đứa đằng sau thấy bộ dạng hài hước của
hắn, cười khúc khích. Chúng thì thầm những gì nó không nghe rõ, nhưng chắc chắn
là nói xấu, xỉ vả nó. Cuộc đời của những đứa trẻ này vốn chán nản, nên chúng
chỉ đợi có cái gì khác thường là bâu vào như chó vớ được xương, biến người khác
thành trò cười để mua lấy thích thú cho mình.
Dù cái việc bị đem ra làm trò cười giữa bàn dân thiên hạ vốn quá quen thuộc, nhưng Tùng vẫn không thể chịu được. Con người ai cũng có thể diện, đặc biệt là với những người ngang hàng phải lứa với mình. Bị chọc vào thể diện chẳng khác nào cái tôi bị dày vò, nhân phẩm bị xé nát. Người lớn thì sao cũng được, chứ đến bạn bè cũng cười giễu thì nhục lắm. Cái thằng bảo vệ chó chết suốt ngày khép nép dưới váy mấy con giáo viên ấy, nó nghĩ trẻ con thì không có sĩ diện, không có liêm sỉ sao? Còn việc gì đê tiện hơn việc luồn cúi trước kẻ quyền thế và hạ nhục một đứa trẻ vô tội trước mặt bạn bè nó bằng trò đùa ngu si của mình?
Vừa tức, vừa ngượng, Tùng muốn chửi cho thằng chó đẻ này một trận. Nhưng khốn nạn, cơ địa khuyết tật của nó mỗi khi gặp xúc động hay hồi hộp, giận dữ thì gần như tê liệt toàn bộ. Nó muốn nói lắm, nhưng có gì đó chặn đứng cổ họng như một cái chốt, khiến hơi thở bị đông đặc, không thể phát thành lời, cứ ú ớ như người câm. Không nói được, nó cố giữ nguyên cái đầu để ra vẻ là người bình thường như bao người khác.
Nhưng càng cố bao nhiêu thì cái cổ chết tiệt càng lắc mạnh bấy nhiêu, các dây thần kinh thi nhau giật liên hồi và kéo cổ nó nó ngoẹo hẳn về bên trái. Những bó cơ quanh cổ thì trở nên cứng ngắc và phồng to gân guốc, trông vừa hài vừa dị. Biết không thể cứu vãn hơn nữa, nó cố với lấy chiếc vé xe để thoát khỏi đây càng nhanh càng tốt. Nhưng đâu có dễ, lại đến lượt cái tay mắc dịch không chịu theo ý nó, run bần bật lên, cử động loạn xạ và hoảng loạn, làm chiếc vé xe bị rơi xuống đất.
Luống cuống cúi xuống nhặt vé, chỉ đợi có thế, đôi chân bất trị bỗng cứng đờ và run lẩy bẩy, từng mạch máu, từng khối cơ lên cơn động kinh đạp tung phách lên. Lại thêm cái sân khốn kiếp lát gạch đểu giá tiền tỷ trơn tuột làm nó hẫng chân ngã đoành giữa vũng nước mưa sỗ sàng. Chiếc xe cồng kềnh thừa cơ cũng đổ ầm lên người nó cho trọn bức tranh biếm họa về thằng đao ở trường Namek.
Đám
đông đằng sau chỉ đợi có thế để cười rộ lên một cách khả ố như lũ chó điên thấy
cứt. Chẳng ai đỡ nó dậy, lổn nhổn xung quanh chỉ là những tiếng cười giễu, chửi
rủa sự hậu đậu, dị hợm của nó. Đến lúc đi rồi, nó vẫn nghe văng vẳng bên tai
tiếng gã Phan mè nheo: “Bố thằng ngố! Lần sau đi bộ đi cho lành, đã dặt dẹo còn
đòi đi xe!”. Ngố thì không được đi xe, dù có cố đi người ta cũng không cho mình
đi.
Trường Namek cấp hai nằm cắm đít trên mảnh đất rộng chừng 500 mét vuông, giữa khu dân cư đông đúc và thối hoắc. Trường lấy tên một danh nhân, mượn tên tuổi và nhân cách đáng kính của người ấy đúc thành chiếc mặt nạ dày cộp đeo lên khuôn mặt thối rữa của mình. Trường là nơi tập hợp những con phò giáo viên chảnh chó nhất, đồng thời chuyên đào tạo những lứa chó con hung hăng nhất thải ra xã hội. Cả trường có bốn khu nhà lớn xây úp mặt vào nhau để thủ dâm cho nhau và chổng mông ra ngoài để đánh rắm vào nhân dân, còn mấy khu nhà đàn em lâu nhâu không kể đến.
Cả bốn khu nhà lớn đều được quét ve màu vàng ố, y hệt cái màu mà Balzac đã phải thốt lên “Trông phát tởm!” khi miêu tả khu nhà trọ của mụ Vauqer hồi thế kỉ 19. Gần đây, trường chi đến vài chục tỷ, xây lại khá khang trang. Cũng bõ công nốc tiền của phụ huynh học sinh thì phải làm sao cho xứng tầm trường điểm của thành phố chứ. Trường nằm yên bóng bên hồ Xayda như vòng hoa cúng nằm bên xác người chết trôi. Từ mặt đường vào đến cổng trường phải đi qua một con ngõ. Nói là ngõ, nhưng thực chất nó là một con hẻm nhỏ ngăn tách giữa hai tòa nhà.
Bên trái là chi chít lỗ thông hơi của nhà hàng Hokage, bám đầy khói dầu mỡ chiên nấu, chảy thành dòng đen kịt và khét lẹt. Nhìn từ trên cao, trông nó y hệt cái cổ họng sâu hoắm dẫn vào dạ dày to phệu của một con chó già béo ị nào đó. Hàng năm, biết bao thế hệ học sinh bị lùa vào đó để làm mồi nuôi cái dạ dày ngày một bành trướng hơn, bị cắt trọc lá xanh để guồng theo những con đường thần thánh nào đó.
Trường có hai bãi gửi xe, một bãi to bành ở gần cổng trường, bãi còn lại núp ở góc sân trường. Tùng thích gửi xe ở bãi thứ hai hơn, vì ở đó quang đãng, tránh được nhiều ánh mắt soi mói và giễu cợt. Vả lại, đi từ cổng trường vào đó, nó có thể đứng vào trung tâm của sân trường để nhìn khắp bốn phía của ngôi trường chó đẻ này. Đứng giữa sân trường, đối diện với bốn tòa nhà sừng sộ bốn góc khiến nó phải co mình lại, cảm giác nhỏ bé và đơn độc trong chếnh choáng bầu trời như một con thú nhỏ đang bị nuốt chửng vào cái miệng khổng lồ của con quái vật ghê tởm có bốn gọng hàm rắn câng, sẵn sàng nghiền nát bất cứ thứ gì rơi vào nó.
Tùng cố vùng vẫy để thoát ra,
nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì lại càng bị hút sâu vào bấy nhiêu. Cả khoảng
vũ trụ trên cao như đổ ụp vào tấm thân nhỏ bé của nó, hút chìm trong đáy sâu vô
tận. Có những lúc, bốn gọng hàm kia lại biến thành bốn bức tường lặng câm và cao
thăm thẳm, tạo nên cái giếng cạn hun hút ngăn cách nó với cái khối bầy nhầy
được gọi là “người ta”. Trong khi “người ta” đè lên nhau trên một khán đài cao
vút như đấu trường Roma thì nó bị dìm xuống tận đáy giếng cô độc, giữa hoang
vắng cát bụi. Nó cố gắng gào thật to để “người ta” nghe thấy sự tồn tại của nó.
Nhưng, chẳng ai đáp lại, chẳng ai đoái hoài. Họ không hiểu tiếng nó vì họ và nó
vốn không cùng loài, không thể giao tiếp được với nhau.
- Ê thằng Tùng kìa chúng mày!
Trông cái mặt đã thấy hãm!
Vừa thấy Tùng bước vào lớp, cái Hương đã oang oang với đám con gái, cố tình nói to cho nó nghe thấy. Mấy đứa kia nghe vậy cũng hùa theo: “Công nhận, sao tao trông nó càng ngày càng hãm mày ạ!”, “Sáng ra mà thấy thằng này thì dông cả ngày ấy chứ!”... Hùa là bản tính cố hữu của con người, từ người lớn đến trẻ con, chúng hùa theo nhau để còn biết mình không lạc loài.
Mặc kệ, Tùng lủi thủi bước nhanh xuống chiếc bàn cuối
cùng. Vì cái cái dáng ngồi học cà giật không giống ai của nó làm các giáo viên
ngứa mắt, nên cô chủ nhiệm ưu ái dành cho nó hẳn một bàn riêng góc lớp cho khỏi
phiền đến các bạn. Ở chỗ ấy, nó tồn tại như một sinh vật dị thường, tách biệt
hoàn toàn với phần còn lại của lớp học.
Ở lớp 6AQ, Tùng không chơi được với ai, và cũng chẳng ai muốn chơi với nó. Bệnh tật kéo theo tính nhút nhát biến nó trở nên yếu đuối và nhu nhược. Thế giới thu hẹp, sự khuyết tật thể chất, cộng thêm sự kì thị, trêu chọc, bắt nạt, nhạo báng, nhục mạ của mọi người khiến nó mắc thêm một căn bệnh lạ lùng nữa, là bệnh Social anxiety disorder, còn gọi là bệnh sợ đám đông hay ám ảnh sợ xã hội. Đây là một dạng bệnh sợ hãi quá mức với các tình huống xã hội thông thường như đứng trước đám đông, nói chuyện trước đám đông, nói chuyện điện thoại, làm việc khi có người nhìn mình, gặp người lạ, ăn uống nơi công cộng, phát biểu trong lớp học…
Tùng có đầy đủ những nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh quái ác này. Không bao giờ nó giơ tay phát biểu, mặc cho nhiều lần bị thầy cô phê bình. Vì nó biết nếu đứng lên, cả lớp sẽ nhìn vào cái cổ vẹo và giọng nói ngọng líu ngọng lo của nó với ánh mắt lạ lùng, giễu cợt. Cũng có lần nó lấy hết can đảm giơ tay, nhưng vừa đứng lên đã run như cầy sấy, tim, não và cổ họng đập loạn xạ. Thành thử, cô giáo cũng phát bực vì chẳng nghe thấy nó nói gì, nên chẳng bao giờ gọi nó.
Tùng không phải đứa lười học, nhưng trời giáng cho nó một bộ não không những khuyết tật trong việc điều khiển tứ chi mà còn khuyết luôn cả trí thông minh, nên càng học bao nhiêu thì càng trôi bấy nhiêu. Hầu như tối nào, nó cũng vật vã bên đống bài tập đến mướt mườn mượt, rệu ra như tắm, mà vẫn chẳng làm nổi bài toán nào. Ở Việt Nam, họ coi trọng những môn tự nhiên vì sau này dễ kiếm tiền, cha mẹ nào cũng muốn con học thật giỏi khối A, nên nó càng bị cho là dốt đặc. Người ta chỉ biết, dốt toàn, lí, hóa đồng nghĩa với dốt tất cả rồi, không cần biết nó có năng khiếu gì không.
Không chỉ đội sổ các môn văn hóa, mà đến môn thể dục nó cũng đội sổ vì thể trạng yếu đuối. Những thằng học dốt thường nhờ môn thể dục mà kéo điểm lên, còn nó lại càng bị kéo xuống. Nó đam mê môn mỹ thuật, nhưng đôi tay run lẩy bẩy cũng khiến nó chẳng thể vẽ đẹp được. Là đứa khuyết tật, nhưng không may sa chân vào thế giới của người bình thường nên nó vẫn phải sống như một người bình thường. Chẳng ai đặc cách, nó vẫn phải chạy, vẫn phải nhảy cao như bạn bè. Nhưng khốn cho thân nó, dù là chạy hay nhảy thì kết quả vẫn là về bét. Một lần chạy vấp đến chục lần, đầu gối nát bét mà vẫn chẳng khá hơn được chút nào.
Vừa dốt, vừa đần, vừa nhút nhát, lại dị tật và yếu đuối, nó gần như xa lạ với giống loài cùng trang lứa, chẳng ai muốn chơi với một đứa như nó. Hơn nữa, cái thói đời là kẻ nào càng yếu, càng hiền lành thì càng dễ bị chà đạp, bắt nạt, nên nó bị biến thành con súc vật trong lớp học. Ai muốn đá thì đá, ai muốn lăn thì lăn, nó chẳng bao giờ bật lại được ai. Chẳng bao giờ!
Bàn cuối là góc riêng dành cho thằng đao, hầu như chẳng ai bén mảng đến đó cho
bẩn người. Nhưng Tùng không cô đơn, thi thoảng vẫn có một vài vị khách không
mời mà đến, thường xuyên nhất là thằng Tân, thằng Hoàng. Hai thằng này dậy thì sớm
nên to gấp rưỡi Tùng, chúng coi nó như con chó để thỏa thú vui nghịch của tuổi
học trò. Hôm nay, chúng đến sớm nên rảnh rang. Không có việc gì làm, chán vêu
mõm, nhác thấy bóng con thú dị tật vừa bước vào lớp, chúng đã lăm le. Có trò để
nghịch đây rồi!
- Ê thằng đao! Sao người mày ướt
nhẹp thế? Ai đái vào mày à? – Thằng Tân lên giọng đầu tiên, giả vờ lắc lắc cái cổ
bắt chước nó.
Biết thừa hai thằng chó này xuống đây để trêu mình, Tùng không nói gì, chỉ lẳng
lặng lôi sách vở ra để lên bàn. Sách vở là phương tiện cứu cánh duy nhất của nó
lúc này.
- Ơ đ.m thằng này, tao hỏi mà
không trả lời à? Thằng bố, con mẹ mày dạy mày thế à?
Nói rồi, thằng M đưa chân đạp một
phát đau điếng vào người Tùng. Còn thằng Hoàng tranh thủ giật lấy quyển vở trên
bàn, giọng lấc cấc:
- Học hành làm đéo gì, đốt mẹ nó
hết sách vở đi! Cái loại như mày có học cũng vẫn ngu! Chắc thằng bố, con mẹ mày
cũng ngu nên mới đẻ ra mày. Mà thằng Khánh, con Quyên nhà mày có dặt dẹo như mày không?
Sao đẻ ra mày dị dạng thế?
Bị đánh, bị chửi đã đành, lại còn bị lôi đích tên bố mẹ ra chửi bằng con nọ, thằng kia, Tùng tức lắm. Vừa tủi thân, lại vừa thấy thương bố mẹ bị bọn ranh con lăng mạ, nó uất nghẹn tận cổ. Muốn chửi lắm, nhưng cái giống nó càng tức lại càng cấm khẩu. Hành động phản kháng duy nhất của nó lúc này là giật lại quyển vở, nhưng tay nó loạng choạng nên chẳng giằng được với thằng Hoàng.
- Á à, thằng
này hôm nay bật à? Bật này! Bật này! – Vừa nói, thằng Hoàng vừa cầm quyển vở quật
mạnh vào đầu nó, như quật một con chó con.
Thấy quyển vở
bị quật nhàu nát, thằng Tân sấn tới phía thằng Hoàng.
- Mày ơi tao
buồn ỉa quá! Xé tao xin ít giấy!
Chỉ đợi có
thế, thằng Hoàng xé tung quyển vở của Tùng, cái quyển vở còn ghi đầy những dòng chữ
oặt ẹo mà nó đã phải gồng mình lên để chép kịp từng lời cô giảng (việc chép bài
cũng là cả một quá trình vất vả của nó, tay nó run nên chép rất chậm và dễ bị
mỏi tay). Nhìn công sức của mình bị xé toạc một cách tàn nhẫn, nước mắt nó đã
ngân ngấn trên khóe, nhưng vẫn cố ghìm lòng để không khóc. Từng này tuổi mà còn
khóc trước bạn bè thì nhục lắm.
Chưa dừng lại
ở đó, thằng Tân tiếp tục lôi hộp bút trên bàn ra nghịch, chiếc hộp bút mới tinh
mà mẹ nó mới mua hôm qua.
- Hộp bút mới
à? Đẹp đấy, tao nghịch tí nhé!
Thằng M lôi
từ trong một chiếc bút mực, mở nắp đằng sau và bóp mạnh bầu mực cao su làm mực
bắn tung tóe lên hộp bút, bôi lên lớp sơn mới coóng loang lổ những vệt đen xì.
"Hộp bút này mẹ tìm mãi mới mua được. Giữ cẩn thận nhé con!". Tiếng mẹ vẫn còn văng vẳng bên tai, đây là chiếc hộp bút mẹ mua cho nó, nó nâng niu là thế, vậy mà lũ chó kia lỡ bôi bẩn lên không thương tiếc. Cảm giác như hình ảnh của mẹ đang bị chà đạp, không thể chịu đựng hơn nữa, nó òa khóc giữa lớp, gào lên như con thú bị thương, như chết cha chết mẹ. Thấy nó khóc, hai thằng kia bèn lảng đi chỗ khác, mặt đầy mãn nguyện.
Lần nào cũng thế, đã mất công chọc thì phải chọc cho thằng
đao ấy phát khóc mới vui. Mấy đứa con gái bên trên nghe tiếng khóc chạy xuống
hóng hớt, mặt đầy khinh bỉ. Cái Thảo, đứa con gái mà nó thích thầm giờ đang
nhìn nó với ánh mắt nửa thương hại, nửa giễu cợt. Cái cảm giác bị hạ nhục và
trở nên yếu đuối trước mặt người mình thích thật thảm hại làm sao, cơn nhục
chưa từng có trong đời một đứa bé như nó. Cái Hương thì vừa cười vừa chửi:
- Bố cái loại
đàn bà, động tí là khóc! Chết mẹ mày đi!
Không còn từ nào có thể diễn tả được cảm xúc kinh khủng và ghê tởm của nó lúc này, đau đớn, uất hận và nhục nhã trước mặt bạn bè. Nhưng chẳng biết làm gì, nó càng khóc to hơn cho nước mắt đè lên nỗi buồn. Nó sẽ còn khóc mãi nếu cô Tú chủ nhiệm không bước vào lớp và quát nó im mồm. Chẳng là cô vừa nhận kết quả thi đua tháng trước của lớp về, nên đang bực lắm. Chỉ vì nó và một số đứa khác nữa mà lớp 6AQ của cô bị tụt hạng. Dù việc lớp bị đánh tụt hạng tháng trước chủ yếu do bọn thằng Tân, thằng Hoàng gây gổ đánh nhau với lớp khác, nhưng bố mẹ chúng thường xuyên gửi phong bì hỏi thăm cô, nên tội lỗi bao nhiêu, cô quy về Tùng hết, chỉ vì tội học dốt của nó mà ra cả.
Cô Tú vẫn ghét Tùng sẵn, nguyên do cũng tại mẹ nó là “kẻ phản bội” (theo lời cô nói thì là thế). Số là mẹ nó trước đây vốn là thủ quỹ của lớp kiêm kế toán riêng cho cô. Lớp 6AQ vẫn có ban phụ huynh như mọi lớp để cùng bàn bạc và quyết định thu chi của lớp. Tuy nhiên, cô Tú chạy sô bận quá, cần nhờ mẹ nó làm thủ quỹ kiêm kế toán riêng, vừa minh bạch, vừa nhẹ nợ.
Sở dĩ cô chọn bà vì hồi trước từng là hàng xóm của nhau, cũng có quen biết, sau này cô làm ăn phát đạt mới chuyển đi nơi khác. Lẽ thường, thủ quỹ có trách nhiệm giữ tiền, ban phụ huynh được quyết định thu chi sau khi đã thông qua các phụ huynh khác. Nhưng riêng với lớp 6AQ, thủ quỹ riêng của cô lại thường xuyên gợi ý, thậm chí yêu cầu ban phụ huynh mua thứ này thứ kia theo ý cô. Ban phụ huynh vốn cả nể nên không thể không làm theo. Ai dám trái ý cô chứ?
Chính vì thế, ban phụ huynh không còn được quyền quyết định, mà đứng sau là cô và mẹ nó. Dù gì cũng là mối thân tình trước đây, lại có con theo học cô, nên ý cô thế nào mẹ nó cũng chiều, việc tiền nong, mua sắm thực tế như thế nào chỉ có hai người biết với nhau. Mỗi khi mua đồ cho lớp, mẹ nó sẽ tìm những nơi có hoa hồng cao nhất để mua, trong khi lại thông báo với ban phụ huynh một con số khác.
Mới mùng tám tháng ba vừa rồi, mẹ nó đến cửa hàng bà chị
gái mua cho mỗi cô một chiếc túi Chanel 2.55 fake 1 giá 890 ngàn một chiếc. Các
cô giờ sành điệu lắm phải dùng túi xịn mới chịu, hàng rởm không thèm nhận. Ấy
là cô Tú thông báo ở lớp thế, chứ thực ra mẹ Long mua loại fake 2 chỉ có 440
ngàn, lại được bà chị gái giảm giá chút đỉnh, thành thử còn có tròn 400 ngàn,
rẻ hơn hẳn một nửa, mà chẳng ai biết gì. Vì lúc mua xong thì cũng đóng gói bọc
hộp luôn, có ai kịp nhìn mặt mũi cái túi ấy thế nào đâu.
Đó mới là phần việc thủ quỹ, còn phần kế toán, mẹ nó cũng kiêm nốt, dù chẳng biết cái mô tê gì về kế toán. Thường, quỹ hội phụ huynh chỉ dùng để chi cho 3 khoản: chi phí quà biếu thầy cô các dịp lễ tết, chi phí mua sắm trang thiết bị cho học sinh và chi phí cho các hoạt động ngoại khóa. Theo kế hoạch công khai trước phụ huynh, chi phí mua sắm trang thiết bị bao giờ cũng là khoản tiêu tốn nhất, sau đó đến chi phí cho các hoạt động dã ngoại, cuối cùng là chi phí quà tặng thầy cô.
Nhưng thực ra, chi phí cao nhất luôn là quà tặng cho các thầy cô, phải có đầy đủ vật chất các thầy các cô mới yên tâm giảng dạy được. Vì thế, để qua mặt phụ huynh, cô Thủy cần kế toán riêng để hợp lý hóa các khoản chi tiêu. Công việc kế toán của mẹ nó đơn giản chỉ có vậy, không đòi hỏi gì hơn. Việc hợp lý hóa sổ sách hoàn toàn do mẹ nó đảm nhiệm để mọi việc được tiến hành theo đúng ý cô, chứ ban phụ huynh chẳng có ý kiến gì hết. Cuối năm học, mẹ nó sẽ phải làm 2 bản thu chi, một bản thu chi thực chỉ có cô và mẹ nó biết, một bản ảo để công khai cho các phụ huynh khác.
Các phụ huynh gần như không hay biết chuyện cô chủ nhiệm có hẳn một tay trong như thế, họ chỉ đơn giản hiểu là phụ huynh này phụ huynh kia giúp lớp hoạch định chi tiêu, mua sắm thôi. Hầu hết phụ huynh đều là những người bận rộn. Vả chăng, có con đi học mới biết, cái sợ lớn nhất là bị cô giáo trù dập, nên họ chỉ mong con cái học hành yên ổn, không quan tâm nhiều tới bản chi tiêu này. Chẳng thế mà Tú giống như một đại ca xứ nhỏ, nói phải là phải, nói không phải thì là không phải.
Mọi chuyện sẽ vẫn diễn ra êm đẹp nếu đêm hôm ấy, mẹ nó không nhỡ tay gửi nhầm bản khai thu chi thật thay cho bản khai thu chi ảo tới bà Tuy, cũng ở trong ban phụ huynh. Bà Tuy đọc được bản khai thu chi thật bất ngờ lắm, lập tức gọi điện ngay cho cô, làm cô tăng xông phải lên viện. Dù về sau, mọi chuyện cũng được giải quyết êm thấm nhờ các chiến lược ngoại giao của cô, nhưng mẹ nó được phen tởn đến già, nên không dám làm tay trong cho cô nữa, mặc cho cô van nài thế nào.
Từ vụ này, cô đâm ghét mẹ nó. Lại thêm cái mồm tép nhảy của bà khiến nhiều chuyện tuyệt mật trước đây có nguy cơ bị lộ ra ngoài, nên cô càng ghét. Thói đời đã ghét chủ thì ghét cả tớ, nên cô cứ nhìn thấy Tùng là đã sôi máu rồi, chưa kể nó còn học dốt, làm thành tích của cô tụt giảm đáng kể, ảnh hưởng nhiểu đến việc vào Đảng của cô. Chẳng thế nên cô chỉ muốn nó biến khỏi lớp này ngay để cô còn an tâm kiếm chác.
Sau khi quát tháo lớp một hồi, cô Tú lôi trong cặp quyển sổ thu chi to tướng
như cái mặt đầy mỡ của cô, hằn giọng kiểu chụp mũ:
- Cả lớp nghe
cô hỏi đây! Tuần trước có bạn mua vé xem phim nhưng không trả tiền, hôm qua cô
kiểm kê lại sổ mới biết. Ai ăn quỵt thì đứng lên ngay!
Lớp bắt đầu xôn xao bàn tán, đứa nào cũng cố ra vẻ như mình không liên can,
trong đó có thằng Dũng. Chẳng là tuần trước thằng Dũng mua một vé cho nó, nhưng
về sau nó chạy lên mua thêm một vé nữa cho người yêu đi cùng. Lúc đó đang chen
lấn đông đúc nên cô cũng chẳng nhớ ai vào ai, chỉ đưa vé cho nhanh. Vì cả lớp
mỗi người chỉ mua một vé nên nó cũng chỉ trả tiền vé ban đầu của nó, không ai
biết điều này.
- Ê, hình như
tuần trước mày bảo tao mày mua hai vé mà chỉ trả tiền một vé cơ mà? – Cái Nga
ghé vào tai nó thì thầm.
- Thì biết
thế. Tao quên không trả. Đéo ai ngờ có tám nghìn bạc mà bà ấy cũng lên lớp làm
ầm lên. Bố con mụ kiệt sỉ! Giờ tao làm sao đứng nhận được, dơ bỏ mẹ! – Thằng
Dũng tặc lưỡi.
Cần phải tìm
một đứa để đổ tội cho nhanh chóng, nó nhìn nhanh quanh lớp và thấy không ai
thích hợp hơn cái thằng đao đần ngồi ở góc lớp kia. Lớp này có thằng ấy ngu
nhất, đổ cho nó thì nó chối sao được. Nghĩ thế, thằng Dũng đứng phắt dậy, làm
mặt nghiêm trọng.
- Thưa cô,
hôm đấy em nhìn thấy bạn Tùng lấy vé nhưng không trả tiền ạ!
Cả lớp ồ lên,
trầm trồ nhìn về phía Tùng với ánh mắt tò mò. Cái Nga cũng tròn mắt nhìn thằng
Dũng, nhưng nó hiểu ý thằng bạn nên ra vẻ đồng tình. Còn Tùng thì chết sững
người, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Hôm đó nó cũng lên chỗ cô định mua vé,
nhưng nghĩ lại nên thôi. Nó vốn sợ những chỗ đông người, dù thích xem phim lắm
cũng chẳng dám tới rạp. Biết bị đổ oan, nó đứng ngay dậy, run run cái giọng oặt
ẹo, hỗn hợp của đầy lưỡi và liệt dây thanh đới.
- Em… thưa…
thưa… thưa… cô, hôm… hôm đó em… em… em… không đi… xem… xem phim… nên không… có
mua vé… ạ!
- Rõ ràng hôm
đấy tớ thấy cậu mua vé mà! Tớ còn nhìn thấy cậu ở rạp hẳn hoi. – Thằng Dũng vẫn
mạnh mồm, khiến ai cũng tin nó sái cổ. Ở đời, ai to mồm hơn, kẻ đó thắng. Thằng
nào đã yếu rồi, đến giọng nói cũng ngọng thì chịu thôi.
Cả lớp nghe
vậy, cũng nhao nhao hùa theo như chó dại thấy người.
- Thì ra là
nó, tao biết ngay mà!
- Từ đầu tao
đã đoán ra nó rồi, trông cái mặt thế kia mà gian.
- Thằng này
đã ngố còn bẩn tính.
- Tí ra ủ lò
chết mẹ nó đi chúng mày!
…
- Thôi đủ
rồi! Trật tự!
Cô Tú quát ré lên, tay đậm rầm rầm lên bàn. Nếu trường có phạt tội phá hoại của công thì cô phải đứng đầu bảng danh sách nộp phạt chứ không phải lũ học sinh. Cô nhìn về phía Tùng, hai mắt trừng lên như chó đói thấy thịt.
- Tôi biết
ngay là anh mà! Cái loại đã xấu còn đóng vai ác. Anh xem, từ hồi anh vào lớp
này có cái gì là không dính đến anh không? Còn bé nứt mắt mà đã có tính ăn bẩn
rồi, sau này chỉ có nước thành phường trộm cắp, làm bẩn xã hội. Lát nữa tôi sẽ
gọi điện về cho bố mẹ anh, cho ông bà ấy về mà dạy con.
- Nhưng…em…
- Thôi câm mồm đi!
Không để cho nó kịp thanh minh, cô đã chặn họng ngay, đổ tội và chụp mũ cho
người khác vốn là biệt tài của cô. Cô tin thằng Dũng hơn nó. Ngày xưa người ta
đi kiện nhiều tiền hơn thì quan cho là phải nhiều hơn, giờ bố mẹ đứa nào phong
bì nhiều hơn thì đương nhiên cô phải tin tưởng hơn. Cả lớp cũng vậy, chẳng ai
tin thằng lời thằng đao bao giờ. Rồi cô đóng sổ một cách thô bạo, không quên
bồi thêm một câu chua chát:
- Sao anh không biến khỏi lớp này cho tôi được nhờ? Cứ bám mãi ở đây làm gì
không biết?
Cô ngu thật, không có nó thì ai hứng tội cho cái lớp bỏ mẹ của cô, nát tươm như
bộ phận sinh dục bà già rồi mà còn làm hàng.
Màn tra hỏi vé xem phim chỉ là phụ, màn chính của buổi sinh hoạt lớp hôm nay là
thông báo các khoản tiền học. Trường Namek tâm lí lắm, các thầy cô dự trước
số tiền đóng bao giờ cũng nhiều đến è cổ nên thường thông báo trước khi họp phụ
huynh vài ngày, để các phụ huynh còn có thời giờ vay mượn, lo lót cho kịp. Với
lại, nói trước cho họ đỡ bỡ ngỡ, không đến hôm ấy lại bặng nhặng lên, tội cho
các cô. Thời buổi giờ, trường nào nghĩ cho phụ huynh được như vậy.
- Lớp trật tự nghe cô đọc các khoản tiền phải đóng nhé! Cô sẽ đọc rất chậm, ai
không nhớ được thì lấy giấy ra ghi, thắc mắc giơ tay. Cấm nhao nhao lên đấy!
Cô nhấp giọng bằng một ngụm cà phê đặc lấy hơi, từ tốn lôi trong túi áo một tờ
giấy nhàu nhĩ như tờ giấy chùi đít, ghi dày đặc các khoản tiền. Các giáo viên
khác thường yêu cầu lớp chuẩn bị trà Lipton, riêng cô Tú lại chọn cà phê. Cô
bảo dạy học vất vả lắm, phải có một chút chất kích thích dạy mới phê, nói mới
dai. Ngọt giọng rồi, cô nhẹ nhàng đọc nhấn từng con số một đầy thích thú. Hình
như thông báo tiền học là thú vui tế tao nhã của riêng cô. Cô thích được đọc
nhấn nhá, bay bổng từng con số từ thấp đến cao, rồi hả hê quan sát các biến
thái trong nét mặt của học trò khi nghe những khoản tiền trên trời.
- Các khoản thu năm nay, nhà trường có một chút thay đổi, cụ thể như sau: Công
tác xã hội hoá 500 ngàn một năm; đóng góp ngày công lao động của phụ huỵnh 100
ngàn một năm; quỹ hội cha mẹ học sinh 200 ngàn một năm; làm đồ dùng dạy học, bổ
sung thư viện 100 ngàn một năm; nước uống 70 ngàn một năm; quét vệ sinh sân
trường, dọn nhà vệ sinh khu A và B, trả tiền vệ sinh môi trường, mua giấy vệ
sinh, hỗ trợ bảo vệ 200 ngàn một năm; xây dựng 400 ngàn một năm... Riêng tiền
học phí năm nay tăng gấp năm lần năm trước, vị chi một triệu một người…
Giọng cô vang sảng, sáng rõ từng chữ như giọng một vị thẩm phán đáng kính đang
tuyên tội cho phạm nhân. Thấy cô đọc nhiều dài dòng quá, thằng Toàn đứng lên ý
kiến.
- Cô ơi, đọc nhiều thế em chẳng nhớ được đâu! Thôi, cô cứ nói luôn, tổng cộng
bao nhiêu tiền ạ?
Thằng Toàn nói có lí, liệt kê nhiều thế này chúng nó cũng có biết đâu, đọc tổng
lại cho nhẹ nợ, phụ huynh đi họp cứ mang đúng số tiền ấy là được. Rồi, cô lôi
bút ra nhẩm tính nhoay nhoáy. Tuy là giáo viên dạy văn, nhưng làm việc với tiền
nhiều đâm thành quen, giờ cô tính toán không cần phải dùng đến máy móc nào hết.
Chính cô cũng phục cô ở khoản đó. Sau này về hưu, cô đi buôn có khi lại giàu
to. Tính cách của cô kể ra cũng chẳng thua một con buôn nào hết.
- Tổng cộng là bốn triệu một người. Số tròn dễ nhớ nhé! – Cô cười hí hửng,
thông báo đầy rạng rỡ. Tính cô vốn thích số chẵn, ít khi dùng số lẻ lắm, phụ
huynh đi cô mà đi số lẻ, cô ghét cực.
Tiếng trống ra chơi vừa điểm đến hồi thứ ba, chỉ đợi cô ra khỏi lớp, thằng Hoàng với thằng Tân đã vội chạy xuống chỗ Tùng, lần này có thêm thằng Trung và thằng
Dũng nữa. Con trai lớp này, trừ những đứa mọt sách cù lần ra, thằng nào cũng có
thú vui bắt nạt nó, coi như một món đồ chơi sống. Nhân vụ khi nãy, chúng kéo
xuống để hỏi tội thằng đao to gan dám ăn quỵt vé xem phim.
Bốp… rầm…
Không thèm hỏi han gì, thằng Hoàng lấy tay đập mạnh vào đầu Long, ấn mạnh xuống bàn
như ấn một quả bóng hơi, đánh rầm một cái, làm nó hoa mị cả mắt, như có máu
vàng bắn ra.
- Ai dạy mày thói ăn quỵt thế? Thằng chó!
Không thể chịu hơn nữa. Lần này, cơn uất đã bật được thành tiếng, Tùng gào lên
phản kháng:
- Chúng mày cút hết đi!
- A, thằng này gân à? Táp lô chết mẹ nó đi anh em!
Thằng Hoàng vừa dứt lời, cả bốn thằng cùng xông vào, thằng đạp, thằng tát, thằng
đấm, thằng chửi. Lâu lắm chúng mới được ra tay nghĩa hiệp, nên phải đánh tới
bến mới chịu. Bọn bên ngoài thì ra sức hò hét, cổ vũ như chó hùa.
Tùng, tùng, tùng…
Thật tiếc, trận đánh vừa lên tới cao trào, trống vào lớp lại đập dồn dập, cắt đứt màn vui của chúng. Đứa nào đứa nấy cũng hả hê, sảng khoái, nhất là thằng Dũng, tuy có hơi ngậm ngùi vì đánh còn ít. Với Tùng, tiếng trống trường là bạn đồng hành, là vị cứu tinh duy nhất trong ngôi trường mạt kiếp này.
Nhưng rồi,
nó bỗng giật đứng người khi nhìn thấy bóng cô Cindy tiếng Anh ở cửa lớp. Giờ nó
mới sực nhớ hôm nay có tiết của cô. Long sợ con đàn bà này vô cùng, chỉ cần
nhìn thấy thôi cũng đủ rụng rời chân tay rồi. Với nó, con đàn bà ấy không phải
giáo viên, mà là ác quỷ chốn học đường.
Trống vừa dứt, sân trường trở về yên ắng như một bãi tha ma, cũng là lúc cô Cindy diễu vào lớp. Sự xuất hiện của cô lần nào cũng vậy, như cái đít lưỡi hái tử thần, xé nát mọi sự ồn ào, hỗn láo của lũ học sinh. Đằng sau mỗi bước đi cồm cộp đĩ thõa của cô là sự im lặng đến đáng sợ. Gió cũng còn thối dưới mỗi bước cô đi.
Vẫn đồng bóng như mọi khi, hôm nay cô mặc một chiếc quần da đỏ dẫy bóng lộn, bọc vào cặp giò to như giò lợn, chân cưỡi trên đôi guốc cao lêu nghêu 15 phân như cái móng lừa, cũng đỏ chói bội phần. Cô mặc áo phông trắng in hình cặp môi đỏ chót trước ngực như chuẩn bị cắn nát người đối diện, bó sát theo từng ngấn mỡ lồ lộ và cặp vú xệ tưng tửng của cô. Mái tóc cô vàng chóe chọe, xõa tung như đống rơm khô phết phân trâu cháy nắng mùa hạ.
Môi cô xăm đỏ choét như
đít chào mào, mắt cắt mí ác như con phù thủy. Còn đôi chân mày cũng xăm đen
xẩm, cong cớn một vòng như dòng nước đái của thằng trẻ con. Trông cô đúng dáng
một con phò giáo viên thứ thiệt. Ở trường Namek này, cô nổi tiếng về khoản
chửi bậy, hống hách, chua ngoa và chèn ép học sinh cũng như đồng nghiệp. Cô có
quyền làm thế, bố cô trước là hiệu trưởng trường này, chẳng sợ gì bố con thằng
nào. Kể cả con hiệu trưởng hiện tại cũng phải dè chừng cô vài phép.
Cũng như mọi giáo viên khác, cô Cindy rất ghét Tùng, thậm chí trù dập ra mặt. Cô chẳng hiểu vì sao cô ghét, chỉ biết
cứ nhìn thấy mặt nó là muốn trù rồi. Đời vẫn nhiều người như thế, họ ghét ta
chẳng vì lí do gì, mà lại ghét tới tận đường đi lối lại, từng chân tơ kẽ tóc,
rồi làm đủ mọi cách khiến ta khốn đốn chỉ để thể hiện là họ ghét ta. Phàm cái
sự ghét bỏ là thói bẩn của người đời, nhưng ai cũng muốn phơi nó ra để thể hiện
cá tính và cái đúng của mình.
- Cả lớp chuẩn bị, tôi kiểm tra
bài cũ!
Vừa kịp đặt đít xuống ghế, cô đã oang oảng cái giọng phèn khàn khàn, đặc sệt thuốc lá. Khác với cô Tú, thú vui tao nhã của cô Cindy là kiểm tra bài cũ. Đó là thời khắc sung sướng nhất, khi cô được quyền mạt sát, lăng mạ học sinh cho thỏa cơn ngứa ngáy vì giải phóng được cái giọng phèn đầy cặn ứ đọng nơi cổ họng.
Đảo mắt một lượt quanh lớp, thấy đứa
nào cũng quen, đứa nào cũng từng theo bố mẹ nó đến gặp cô, nên cô thương lắm,
không nỡ gọi. Với lại, đứa nào cũng ngồi yên lặng đến đáng sợ, không dám nhìn
vào mắt cô. Chỉ có thằng đao ngồi cuối lớp đang ngọ nguậy cái cổ không yên,
nhìn ngứa cả mắt. Với tính cô, đã ngứa mắt rồi thì phải hành hạ đủ kiểu mới lấy
lại được sự thoải mái.
- Anh Tùng, lên kiểm tra bài cũ!
Tiếng cô xoen xoét làm Tùng giật bắn mình. Mới tuần trước bị cô gọi lên tra tấn, cứ ngỡ tuần này chưa đến lượt, nên chưa kịp chuẩn bị gì, có ai ngờ cô rắp tâm gọi nó lần nữa. Nỗi sợ hãi và hồi hộp khiến cái cổ nó giật càng mạnh, chân tay run tứ tung, bước đi lệch lả giữa hai dãy bàn học như đi vào chốn địa ngục. Phía trên bục giảng, cô ngồi rung cái đùi lợn, mắt sắc lườm từ đầu đến chân như cắt nát toàn cơ thể nó.
Hai bên, lũ học sinh (cái lũ quỷ dữ này không thể gọi là bạn của nó được) thi nhau xì xầm, bàn tán về dáng đi lệch lẹo, kì dị của nó. Thằng Dũng ngồi đầu bàn, tiện chân ngáng nó một cái, làm nó ngã một cú trời giáng đến dại cả người. Chỉ chờ có thế, cả lớp cười ồ lên như đàn chó điên vớ được xương. Cô Cindy ngồi trên cũng tùm tỉm cười, mấy ngấn mỡ bụng rung lên từng nhịp. Cô giả vờ nhắc yêu thằng Dũng, nhưng trong lòng khoái trá lắm.
Cái lớp 6AQ này y như cái nhà xác, tẻ nhạt và
ngột ngạt, sự hiện diện của thằng đao ấy chẳng khác nào con rối mua vui cho
chúng, nên chúng sẽ không từ thủ đoạn gì để chà đạp nó, đến khi nào bật thành
tiếng cười mới thôi. Cũng như giờ phút này đây, những trận cười sặc sụa hóa ma
hóa quái trên cái ngã đau đớn, nhục nhã của nó một cách thú tính. Bỏ ngoài tai những
trận cười man rợ, Tùng gượng gạo đứng dậy, bước tập tễnh như con thú bị thương
về phía cô Cindy. Chỉ đợi nó tới, cô liền gầm gừ cái giọng đặc phèn:
- Đưa vở cho tôi xem ý kiến phụ
huynh! Mau!
Vừa kịp lun run đưa vở lên, cô Hà
đã giật phắt quyển vở từ tay nó như con chó giằng khúc xương của nó. Sau một
hồi đọc ngấu nghiến từng con chữ, cô trừng mắt nhìn nó, mặt nóng phừng phừng.
Chẳng nói chẳng rằng, cô đáp thẳng quyển vở nhàu nhĩ vào giữa mặt nó, giọng
quang quác đến bắn cả nước bọt một cách sỗ sàng.
- Á à, nhà anh chơi tôi à? Tôi phê
vào vở anh là để lấy ý kiến của bố mẹ anh, chứ không phải để bố mẹ anh chơi lại
tôi nhé!
Số là tuần trước nó bị cô gọi lên kiểm tra bài cũ, không làm được bài nên cô tống nguyên điểm 0, phê vào vở nó, bắt về lấy chữ kí phụ huynh. Cô dọa nếu không có ý kiến của bố mẹ, tuần này cô đuổi học. Nguyên dòng phê của cô như sau: "Học sinh Tùng học rất kém và lười học, lại hay trêu chọc, sàm sỡ các bạn (cô nhấn mạnh vào chữ sàm sỡ), phá lớp học, hỗn láo với giáo viên. Đề nghị gia đình có biện pháp răn đe, giáo dục để cháu trở về bình thường như mọi người! Nhà trường chỉ dạy kiến thức, không đủ thời gian uốn nắn nhân cách cho cháu!".
Bố nó đọc xong, điên hết cả người. Vừa tức con mình tội học dốt, vừa cay con đĩ giáo viên mượn chữ sỉ nhục người khác, bao nhiêu bức bối, ông dồn hết lên Long bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết, đa dạng bởi các loại dụng cụ, từ đũa cả, chổi gỗ đến phích nước, kìm, búa... Sau khi đánh con thỏa thê cho hả cơn giận, ông quyết định chơi lại con giáo viên bằng vài dòng hồi đáp:
"Cảm ơn cô giáo đã quan tâm nhắc nhở tận tình. Gia đình rất lấy làm phiền lòng về tình hình học hành của cháu Tùng. Chúng tôi hứa sẽ uốn nắn cháu theo ý cô. Rất xin lỗi cô vì ở nhà cháu vẫn bình thường, mà vào tiết của cô lại hư như thế?".
Mọi chuyện lẽ ra vẫn bình thường nếu không có sự xuất hiện của cái dấu hỏi chấm oái ăm kia, bao nhiêu tức giận, khăm kháy dồn vào nó hết. Nếu là người khác, chưa chắc đã nhận ra, nhưng cô Cindy vốn có máu chợ búa, lại thêm môi trường sư phạm học đường rèn luyện cho cô bản lãnh nói đểu, nói xoáy, cạnh khóe, chọc ngoáy đến mức thăng hoa, nên cô nhận thấy ngay cái sự giễu nhại trong câu hồi đáp ấy.
Dấu hỏi chấm lúc này
hệt như quả ớt cong cay xè đang nổ đôm đốp vào bản mặt bóng nhẫy của cô, khiến
hai mắt nóng phừng phừng lên. Cơn tăng động làm chân tay cô nhộn nhạo, mồm gầm
gừ, răng nghiến ken két như con chó dại chực đi cắn cuồng. Cô gào lên:
- Nhặt quyển vở về đây!
Cô giằng mạnh quyển vở từ tay nó,
làm rách một mảng giấy lớn, rồi dí cái đám chữ đỏ lòm tanh tưởi mùi mực bút bi
về phía bọn học sinh, giọng đay nghiến:
- Đấy, cả lớp nhìn rõ chưa? Đã
thấy cái độ mất dạy của phụ huynh anh Tùng chưa? Tôi viết rất tử tế mà nó đá
đểu lại tôi thế này đây!
Rồi cô quay sang Long, mắt đanh
lại như muốn nuốt chửng, làm nó sợ không còn hạt máu nào trên mặt.
- Anh Tùng, có phải ý bố anh là
tôi vu khống cho anh đúng không? Được rồi, nhân tiện có cả lớp ở đây ba mặt một
lời, tôi sẽ ghi lại tất cả ý kiến của các bạn về anh cho bố anh đọc nhé! Không
tôi lại mang tiếng vu khống. Cả lớp cho tôi ý kiến về anh Tùng xem nào!
Câu nói của cô lập tức mở then
chuồng chó con, dụ chúng bằng khúc xương ngon lành đang đứng trước lớp kia.
Được lệnh chó mẹ, chúng lao như điên vào khúc xương, liếm láp và gặm nhấm bằng
đủ thứ nước bọt tanh đặc. Thằng Ngọc nổi tiếng là đứa thảo mai, hay đặt điều,
đơm chuyện nhất lớp, nên được cô ưu ái gọi lên liếm đầu tiên. Chỉ đợi có thế,
nó cạp luôn:
- Thưa cô, bạn Tùng ở lớp hay sàm
sỡ các bạn nữ lắm ạ! Hôm qua, em thấy bạn ấy bóp vú bạn Trang.
Câu tố cáo của thằng Ngọc khiến cả chó mẹ lẫn lũ chó con há hốc mồm kinh ngạc. Chẳng ai ngờ được những từ dơ bẩn lại có thể thoát thai từ mồm đứa học sinh lớp 6 một cách tỉnh bơ như thế? Ai nấy đều tỏ ra ngạc nhiên và khoái trá, còn nó giận run người mà chẳng thể làm gì được. Nếu có con dao lam ở đó, nó thề sẽ rạch nát mồm thằng chó con kia.
Nhưng có một thế lực vô hình nào đó đang níu nó lại. Nó lập cập cái miệng, muốn thanh minh, nhưng cơ thể khốn kiếp không nghe theo nó, thanh quản giật điên đảo, xoắn hết lại, không thể phát ra được lời nào.
Vừa run, vừa sợ, Tùng chỉ
còn trông chờ vào mỗi con Trang, cái đứa được coi là nạn nhân trong câu chuyện
vu khống của thằng Ngọc, hi vọng sĩ diện trong nhân phẩm của một con người sẽ
khiến nó xấu hổ mà đứng lên phản bác lại. Nhưng không, đứa con gái trơ trẽn ấy
cứ ngồi yên cục cứt khô, làm bộ e thẹn, gượng gạo như chính nó đã từng bị bóp
vú vậy. Một lời vu khống dù có bịa đặt đến mấy mà không ai phản đối, sẽ nghiễm
nhiên trở thành sự thật không thể chối cãi.
Thấy thằng Ngọc nói hay quá, đám ở dưới thi nhau nháo nhào lên góp vui, mấy khi có hội. Có gì khó đâu, chỉ cần lấy chính tội của chúng nó đổ cho nó là ra được cả đống tội ấy mà. Sau một hồi tổng hợp, cô Cindy đã có trong tay danh sách dài dằng dặc các tội trạng của nó được liệt kê từ bạn bè rất đỗi thân thiết trong lớp, bao gồm: trêu chọc bạn bè, chửi giáo viên, vẽ bậy lên bàn, phá hoại của công, đi vệ sinh trộm wc của giáo viên, nói chuyện trong lớp làm ảnh hưởng đến các bạn, sàm sỡ bạn nữ...
Và tất nhiên, nổi bật nhất là tội bóp vú bạn Trang, cái tội đặc biệt không đâu có, chỉ có ở lớp 6AQ trường Namek, trong tiết cô Cindy tiếng Anh. Tất cả những tội trạng ấy được cô Cindy ghi nắn nót từng chữ, đỏ lòm một trang giấy trong quyển vở tiếng Anh (kiêm luôn sổ liên lạc) của nó, không thiếu một tội nào, mà còn thừa thêm vài tội nữa do cô tự nghĩ ra.
Vẫn như mọi khi, cô bắt nó về lấy ý kiến phụ huynh,
nếu không cô đuổi học. Mấy khi có cuộc ăn thua, chửi kháy nhau giữa phụ huynh
và giáo viên như vậy, lần này cô Hà cầm chắc phần thắng, tha hồ thể hiện bản
lãnh chua ngoa, ghê gớm của mình, nên cô hả dạ, khoan khoái lắm, bao nhiêu bực
bội tan biến hết. Cô quay sang nó, cười nhếch nửa miệng, đầy khinh bỉ, giọng
nghiến từng chữ:
- Để xem lần này bố anh còn nói
được gì nữa không. Định chơi tôi à? Chưa đủ trình nhé! Về bảo bố anh, đừng có
dại mà động vào con này!
Tùng vẫn đứng chết lặng, ướt sũng mồ hôi, nóng ran như kẻ sốt nắng, toàn cơ thể run cầm cập, giật lên từng hồi. Ban đầu nó tức giận, giận đến tan cả người, chỉ muốn đâm chết con chó mẹ và lũ chó con kia ngay tức khắc. Nhưng giờ thì nó sợ, sợ đến tột cùng. Nó còn quá bé để hiểu được cái sự phi lí đang diễn ra trước mắt nó.
Nó không biết rằng nó bị kì thị, bị xa lánh, hắt hủi, bị chà đạp như một con súc vật chỉ vì nó khác người, dị tật mà bị ép phải sống trong xã hội của người bình thường, nơi của những kẻ vốn không cùng giống loài với nó, vì nó không chơi với ai, không đàn đúm, không tham gia vào hội nhóm nào để kéo bè kéo phái, vì nó đơn độc trước bốn bề khác giống tanh lòng, vì bố mẹ nó không biết cách ngoại giao với các thầy cô, không chịu bôi trơn cho họ. Và nó cũng chưa đủ lớn để nhận ra cái câu "ở hiền gặp lành" là câu nói dối khốn nạn nhất của một lũ đạo đức giả, rằng mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời người hiền bình yên bao giờ?
Trong xã hội đốn mạt này, đứa hiền là đứa ngu, có ngu mới không biết cách chà đạp kẻ khác để đi lên, mà chịu đem thân làm thảm cho kẻ khác giẫm lên mình. Nếu nó không hiền, nó đã đáp trả lại bọn chó dữ kia, rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng nó quá hiền, để chó quen mùi cứt, giẫm được lần này hẳn sẽ có lần sau và lần sau nữa, đời nào chúng chịu dừng lại. Giờ phút này, nó cảm thấy hoảng loạn, đơn độc như con thú hoang hấp hối trước trăm ngàn mũi súng, nhìn về phía lớp học mà như nhìn về phía địa ngục với hàng chục con ngạ quỷ đang chầu chực để ngấu nghiến nó.
Nó muốn chạy thật xa, xa khỏi nơi ma quái, tối tăm này, nhưng đôi chân khốn
nạn chưa bao giờ nghe theo ý nó. Dù đã cố kìm nén để giúp mình mạnh mẽ hơn, để
không gục ngã, nhưng cơn uất ức dồn đến tận óc, không thể chịu được, nó ụp mặt
xuống, khóc tu tu như đứa trẻ lên ba. Thì còn biết làm gì nữa? Nước mắt là vị
cứu tinh duy nhất của nó lúc này và cũng là cách làm cơ thể nó nhẹ bớt đi những
đớn đau, sợ hãi đến tột cùng mà nó phải gánh chịu. Nhưng, chẳng ai thương hại
nó, dưới lớp vẫn khúc khích những tiếng cười giễu. Cô Cindy cho đến phút này mới
chịu buông tha cho nó, lạnh lùng đáp một câu hạ màn:
- Còn khóc lóc cái nỗi gì! Rõ là
nước mắt cá sấu! Thôi, cút về chỗ đi cho tôi đỡ ngứa mắt!
Cuối buổi học, cô Tú lại đong đả
bước vào lớp, mặt hớn hở, vẻ như vừa đớp được một món ngon lành. Cô trịnh trạc
thông báo:
- Cả lớp chú ý! Sau khi bàn bạc
với chi hội phụ huynh, cô quyết định tuần tới sẽ tổ chức một chuyến tham quan
thủ đô Xayda. Đến Xayda, các em sẽ được thăm mộ Songoku, công viên Cadic... Cả lớp có nhất trí không nhỉ? - Cô cười niềm nở, một nụ
cười tỏa nắng đến cháy cả da thịt.
Học thì lười chứ chơi thì lớp 6AQ phải đứng đầu, cả lớp đồng thanh hô to hưởng ứng lời cô trong không khí tràn
ngập ham thú.
- Nhất trí! Nhất trí!
- Thế tiền đóng là bao nhiêu cả
cô? - Thằng Sơn ngồi bàn đầu hỏi đốp vào mặt cô với giọng đầy ngao ngán. Nó
thừa hiểu, tiền vẫn là cái chốt để mở tất cả.
- À đấy, cô quên mất chuyện tiền
nong. Nào, cả lớp trật tự nghe cô nói tiếp! Mặc dù năm nay tiền mất giá, mọi
thứ tăng cao, nhưng cô và chi hội phụ huynh sẽ cố gắng chi tiêu tiết kiệm và
hợp lí nhất để các em được đi chơi vui vẻ. Các em về bảo bố mẹ đóng mỗi người
một triệu nhé!
Mặc kệ cô nói, cả lớp vẫn nhao nhao trong tiếng cười vui sướng, chúng nó còn quá nhỏ để nhận ra cái giá một triệu cho chuyến tham quan Xayda một ngày là quá vô lí, chỉ cần biết được đi chơi là thích lắm rồi. Cũng như các bạn, đối với Tùng, cái tin này đúng là cơn gió mát nhất thổi vào chuỗi ngày địa ngục của nó. Đã từ lâu, Tùng cảm thấy gắn bó và đam mê Xayda trong từng thớ tâm hồn.
Không phải từ những cái đao to búa lớn và phù phiếm như cô Tú vừa liệt kê, nó yêu Xayda một cách tự nhiên và thuần thiết từ những lời ca câu hát về Xayda vẫn hay nghe trên tivi. Nó yêu lắm những mái nhà cổ phủ rêu, những con đường lá vàng xào xạc rợp mát bóng cây, thèm lắm những món chè, món bún chả, bánh đúc, bánh cuốn Xayda mà nó chưa từng được ăn.
Xayda trong tim một đứa trẻ vẫn còn đẹp lắm những vần thơ, chứ nào
phải cái sân khấu tuồng lớn nhất của cả nước như hiện tại. Không ồn ào như
chúng bạn, Tùng chỉ ngồi lặng một chỗ, đôi mắt long lanh đầy thích thú khi nghĩ
về việc sẽ được đặt chân tới Xayda trong vài ngày nữa. Ở cái lớp này, nó không
có ai để chia sẻ bất cứ cảm xúc nào hết.
Để Tùng được vui trong vài phút
ngắn ngủi là ban ơn cho nó lắm rồi, đã đến lúc cô Thủy cần kéo nó về thực tại,
nhắc nó biết nó là ai trong cái lớp này. Đợi lũ học sinh về hết, cô mới nhẹ
nhàng gọi nó lên, giọng ân cần đến lạ lùng, làm nó sượng cả sống lưng.
- Tùng này! Cô biết là em cũng rất
thích đi chơi. Nhưng em xem, chân tay, người ngợm em như thế, lại nghịch nữa,
nếu em đi sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn, và cô cũng không thể quản lí được em.
Nhỡ có chuyện gì xảy ra, cô chịu trách nhiệm sao được? Tốt nhất, em nên vì mọi
người mà ở nhà nhé! Tối nay cô sẽ gọi điện thông báo với bố em về trường hợp
đặc biệt của em. Em yên tâm, cô và các bạn sẽ chụp ảnh lại cho em xem!
- Ơ... thưa cô!...
Không để cho nó kịp hỏi lại, cô
xách cặp, đánh đít bước thẳng ra cửa, bỏ lại nó một mình trong vũng tối của lớp
học. Ngoài trời, mưa vẫn tầm tã không ngớt.
***
Chiều muộn ngả màu tím tái và mịt mờ pha chút đỏ máu, cái tầm loạng choạng quáng gà này rất thích hợp để cán bộ công chức họp hành. Đợi học sinh về hết, sân trường vắng tanh không một cọng lá, bóng tối đen ngỏm len lỏi vào từng ngóc ngách của các phòng học đầy ma quái, phòng họp giáo viên mới chịu sáng đèn. Đây là căn phòng mật, chỉ được dùng khi có họp hành hoặc tiếp đón khách quý, còn bình thường được kéo rèm, kín mít như một cái nhà xác tám mươi tư năm.
Ấy là nhìn từ ngoài vào, còn bên trong, căn phòng này khá đẹp, tường sơn màu be sữa mới coóng, trần nhà thạch cao chăng chi chít đèn điện sáng trưng, xung quanh lắp dàn máy lạnh đời mới trị giá hàng trăm triệu (ấy là kế toán của cô hiệu trưởng bảo thế, còn thực hư ra sao, chẳng ai biết). Các cán bộ đợi đúng thời điểm vàng mới nô nức kéo nhau về phòng giáo viên. Tiếng chim chuột, nói xấu, chửi bới, bàn tán dội vang, đập vào bốn vách tường, va lại vào nhau rồi tan trong không gian, tuyệt nhiên không lọt ra ngoài.
Ngoài sân, những con dơi đen đúa ngủ yên khi có mặt học sinh, đợi tối đến mới rời tổ, lộ mặt, bay láo nháo khắp không gian. Đợi các giáo viên đến đông đủ, cô Hường hiệu trưởng mới ló mặt đầy uy lực như chúa đất một vùng. Hôm nay, cô mặc bộ đầm xanh dương bằng vải đũi, đeo đôi khuyên tai bằng đá xanh dương, xách một chiếc túi Hermes Kelly xanh dương loại fake 1, đôi guốc cao chót vót cũng xanh dương, trông rất tone – sur – tone. Tuy đã già, nhưng đẳng cấp thời trang thì đố con giáo viên nào bì được với cô.
Cô Hường năm nay ngoài
50, mới học được cái bằng tiến sĩ mất nửa tỷ nên oách lắm, thuận lợi cho con
đường thăng quan tiến chức của cô vô cùng. Nghe đâu dịp tới, cô còn chuẩn
bị được phong nhà giáo ưu tú nữa. Cô cũng đang lo nốt cái tước phó giáo sư để
mấy năm nữa về hưu còn có cần kiếm cơm. Bước vào phòng họp, việc đầu tiên cô
làm là nhìn nhác quanh một lượt xem có gương mặt lạ nào không. Sau vài giây yên
lặng, cô mới cất giọng sang sảng.
- Hôm nay, chúng tôi họp về một số vấn đề chi dùng của trường, các em sinh viên
thực tập không phận sự có thể ra về! Cô Linh, cô Tươi đứng dậy, đóng các cửa và
kéo rèm xuống giúp tôi!
Cô Phượng ngồi cạnh cô Hường, vươn tới thì thầm:
- Sao chị không cho chúng nó ở lại, tự nhiên bảo về hơi kì?
- Cô bị dở à? Toàn chuyện mật của trường, để chúng nó ở lại có mà bại lộ. Thành
phần nào không liên quan tốt nhất nên cho biến!
Đấy là
cô nói át thế, chứ thực lòng cô thương các em sinh viên thực tập lắm, không nỡ
để các em phải chứng kiến những cảnh bon chen, tha hóa chốn học đường mà mất
niềm tin vào nghề. Các em còn trẻ, còn ước mơ, còn nhân cách, cứ để tầm chục
năm nữa chó nó tha mất như các cô cũng không muộn. Đợi lũ sinh viên ra về
hết, các cửa đã đóng kín, cô bắt đầu vào việc.
- Hôm qua tôi đã thông báo về các khoản tiền học phí năm nay, các đồng chí đã
truyền đạt tới học sinh hết rồi chứ?
Các giáo viên đồng loạt gật đầu, cô an tâm hỏi tiếp:
- Thế các đồng chí có ai ý kiến gì không?
Vừa thấy cánh tay cô Thi giơ lên, cô Hường đã thấy ngán ngẩm. Đây là thành phần
phản động nhất trong trường, đã bị cô đì cho muốt mặt rồi mà vẫn thích ý kiến.
Nhưng thôi, không khí dân chủ nên cô cho nói.
- Đồng chí Thi có ý kiến gì xin cứ nói ạ! – Cô nhấn giọng từng chữ, mắt nhìn
trằm trằm vào cô Thi đầy sát khí như muốn dằn mặt ngầm.
- Thưa đồng chí, tôi thấy các khoản thu
năm nay tăng đột biến so với mọi năm, và rất nhiều khoản thu vô lí phát sinh,
mang tính lạm thu, như tiền công tác xã hội hóa; đóng góp ngày công lao động
của phụ huynh; làm đồ dùng dạy học; bổ sung thư viện; bảo dưỡng máy vi tính,
mua máy bổ sung và điện hỗ trợ phòng máy, quỹ cha mẹ học sinh... Tôi đã tính
tổng các khoản tiền, vừa tròn 4 triệu, còn nhiều hơn một tháng lương công nhân.
Liệu thu như vậy có quá mức với phụ huynh học sinh không?
- Sao đồng chí lại nghĩ thiển cận thế nhỉ? - Cô Hường đanh giọng - Toàn bộ các
khoản thu này tôi đã báo cáo lên cấp trên, được duyệt rồi nên mới quyết, có
trách thì phải trách cấp trên chứ tôi không liên quan. Hơn nữa, trường mình là
trường điểm, toàn con nhà giàu cả, nên mức thu như thế là thấp nhất rồi, không
thể thấp hơn được nữa. Đồng chí chỉ lo bò trắng răng!
- Xin thưa với đồng chí, khi tôi thông báo số tiền phải đóng, rất nhiều học
sinh lớp tôi tỏ ra lo lắng vì quá mức của bố mẹ chúng. Vừa chiều nay, có một
phụ huynh gọi điện cho tôi, tỏ ý không nhất trí đóng góp xã hội hóa giáo dục để
chi trả cho việc xây dựng, sửa chữa nhà trường vừa qua mà chỉ đồng ý xã hội hóa
cải tạo để mua sắm bàn ghế hư hỏng, quạt mát, nâng cấp cải tạo sân trường tránh
ngập úng khi trời mưa. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào!
- Việc đối phó với phụ huynh và học sinh là trách nhiệm của từng giáo viên chủ
nhiệm, sao đồng chí lại đổ về phía tôi? Tôi còn trăm công nghìn việc, lại phải
đi lo chuyện đối đáp với phụ huynh giúp đồng chí hay sao?
Đúng
như lời cô Thi, số tiền đóng học năm nay quá lớn, rất nhiều giáo viên đã bị phụ
huynh phản ảnh nên có phần hoang mang. Khi nãy họ sợ Hường nên không dám ý
kiến, đến lúc cô Thi lên tiếng, nhiều người bắt đầu hùa theo kiểu nhao nhao lên
phía dưới, khiến phòng họp lại rộn rạo như chợ vỡ.
- Cô Thi nói phải đấy, khoản tiền này nhiều chỗ vô lí quá!
- Nhiều hay không tôi không quan tâm, nhưng tôi rất sợ phụ huynh học sinh ý
kiến. Lớp tôi nhiều phụ huynh là dân giang hồ lắm, không đùa được đâu!
- Tôi cũng vừa bị mấy phụ huynh gọi điện hỏi thăm xong, chẳng biết ăn nói thế
nào!
- Đúng rồi! Nhất là cái tiền xã hội hóa ấy, những 500 ngàn lận. Nhiều phụ huynh vừa được tin đã hỏi ngay tôi, rằng sao năm ngoái có 200 mà năm nay tăng tận 500. Họ còn nói, nhà trường chưa được sự đồng ý của họ đã tự tiện tăng giá rồi tự tiện tiến hành thu, nên họ rất bức xúc.
...
- Thôi được rồi, các đồng chí trật tự!
Thấy mọi người nhộn nhạo, cô Hường dùng hết sức bình sinh lấy tay đập bàn, mở
to cổ họng để giọng to hết cỡ. Giọng cô vốn dày, đanh, lại to nên rất có uy để
át vía mọi người.
- Chuyện đã đến nước này, tôi cũng chẳng giấu gì các đồng chí nữa. Sở dĩ phải
thu tiền xã hội hóa tới tận 500 ngàn vì trước đây Ban giám hiệu nhà trường đã
ký cam kết thỏa thuận với phường nhận thanh toán 800 triệu để cải tạo, sửa chữa
trường. Theo văn bản thỏa thuận, đến tháng năm sau, chúng ta sẽ phải thanh toán
đầy đủ số tiền đã ký kết. Hiện nay, toàn trường có 614 học sinh, trong đó có 32
học sinh nghèo, khuyết tật, vậy thì mỗi học sinh phải gánh gần 1,4 triệu đồng
mới đủ trả nợ cho phường. Do vậy, Ban giám hiệu buộc phải thực hiện thông qua
việc xã hội hóa trên.
- Vậy tại sao Ban giám hiệu lại tự ý nhận thanh toán những 800 triệu? Đó đâu
phải số tiền nhỏ? – Cô Thi tiếp tục chất vấn.
- Đồng chí chẳng hiểu gì cả! Quan điểm của thành phố hiện nay là nhập trường ta
với trường Namek cấp 3 làm một kia kìa. Làm thế thì xáo trộn hết, chính các
đồng chí cũng bị ảnh hưởng đấy. Thế nên tôi mới phải ký cam kết tự nguyện vận
động được 50% trong tổng số 50% ngân sách phường, tương đương 800 triệu, gọi là
gánh vác cùng phường. Rồi còn phải lo lót nhiều thứ nữa họ mới chịu để yên,
không thì họ nuốt trọn cái trường này rồi. Nên giờ không có tiền chi trả thì
phải bổ đầu học sinh chứ sao! Tôi làm thế cũng là vì cái trường này, vì miếng
cơm manh áo của chính các đồng chí đấy ạ!
- Nhưng chúng ta không thể đưa lí do đó ra trước phụ huynh được!
- Hiện tại, việc thu tiền xã hội hóa giáo dục mà chúng ta đưa ra là đúng với
hướng dẫn chỉ đạo của thành phố, nên không có gì phải lo. Các đồng chí cứ vịn
vào lí do đó mà trả lời phụ huynh. Mà đồng chí Thi cứ khéo lo xa, tâm lí phụ
huynh bây giờ có con đi học chỉ muốn con được yên ổn, ai lại đi làm ầm lên mấy
chuyện cỏn con như hạt thóc. Rồi kiểu gì họ cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt
thôi, toàn lũ cừu cả ấy mà! – Cô tặc lưỡi, rồi nói đùa thêm một câu – Hơn nữa,
phụ huynh giờ giàu bỏ mẹ, tiền cất ở nhà không làm gì thì đem cho trường tiêu
hộ, cũng là phục vụ giáo dục cả, mất đi đâu mà lo. Thôi, muộn rồi, các đồng chí
giải tán, còn về với chồng con!
Trời đã tối muộn, ai nấy đều mệt mỏi và đói lả, chẳng muốn đôi co lằng nhằng
mất thời gian, chỉ thêm rước họa vào thân. Chỉ còn duy nhất cô Thi vẫn đang băn
khoăn, vẫn thấy những khoản tiền này là rất bất hợp lí. Học sinh lớp cô nhiều
đứa con nhà lao động, tiền đâu mà đóng cả cục tiền to thế này?
Thấy cô Thi còn lấn cấn, cô Hường mới gọi lại, giọng ân cần như rất cảm thông
và thấu hiểu.
- Cô Thi lại tôi bảo! Tôi biết cô còn băn khoăn nhiều chỗ. Nhưng cô không nên
trách tôi. Tôi cũng là người có con cái đi học, tôi hiểu chứ. Cô biết đấy, cây
cao thì phải hứng nhiều gió bão, vị trí càng cao trách nhiệm càng lớn. Giờ, bao
nhiêu chuyện đổ lên đầu tôi như thế, tôi không còn cách nào khác. Vả chăng, tôi
làm tất cả cũng đều vì cái trường này, không có tư lợi cá nhân nào cả. Tôi
biết, cô là người cương trực, giáo viên như cô là rất đáng quý. Nhưng thời thế
tạo anh hùng, người như cô chỉ hợp với thời bao cấp thôi, không hợp với kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đâu. Mà đằng nào cô cũng sắp về hưu rồi,
bon chen làm gì cho mệt mỏi? Cứ thư thái và mặc đời đi! Nếu cô đồng ý, năm sau
tôi sẽ xếp cô vào lớp ngon, tha hồ dạy thêm kiếm chác. Đấy cô nhìn, cái Tú nó
phải thầu mất 300 triệu, lạy lục mãi tôi mới cho chủ nhiệm lớp ngon, không phải
dễ đâu! Hơn nữa, chúng ta là đồng chí, không nên đâm sau lưng nhau thế! Phải
chung tay vì sự nghiệp giáo dục cô à! Ý cô thế nào? – Cô vừa nhấn mạnh từng
chữ, vừa nhìn xoáy vào mắt cô Hường, mí mắt giật giật như con ác điểu lên lẹo.
- Cám ơn chị đã quan tâm! Dù sao đi nữa, tôi cũng chỉ là phận con kiến, có nói
cũng không ai nghe. Nhưng tôi vẫn còn lương tâm nhà giáo, chuyện gì cần nói vẫn
phải nói, không thì không chịu được. Còn chuyện sắp xếp tôi dạy lớp nào tùy
chị, tôi già rồi không ham hố tiền bạc. Thế nhé, chào chị tôi về!
Cô Thi đi rồi, cô Hường vẫn còn lẩm bẩm:
- Đúng là con chó sói già! Có nó ở trường này ngày nào, còn kìm hãm ngày đấy!
Mày cứ đợi đấy, tao đì mày không ngóc đầu lên được cho mà xem!
Cô Hường ở lại thêm tầm nửa tiếng để bàn một số chuyện mật với chủ tịch phường
rồi mới về. Cánh cửa gỗ khép lại xua đuổi chút ánh sáng leo lắt cuối cùng hắt
từ đèn trường lên bức ảnh Bác Hồ. Tất cả chìm vào bóng tối đen kịt.
***
Vừa bước vào cửa lớp, Tùng đã ngửi thấy mùi sát khí nồng nặc pha lẫn mùi nước
hoa rẻ tiền thum thủm đặc trưng của cô Cindy, còn lũ học sinh thì xúm đông xúm đỏ
như cái tổ mối. Nhác trông thấy nó, cô lập tức sấn sổ tới kéo nó về phía cái
bàn học đầu tiên, như một con chó ngộ lên cơn dại, hai mắt phừng phừng như muốn
ăn tươi nuốt sống nó.
- Anh nhìn đi! Lần này anh mà cãi, tôi tát vỡ mặt anh!
Chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, nó nhìn vội theo chiếc móng gà đỏ đẫy của
cô, thì thấy trên cái bàn học đen kịt ghét người nổi lên dòng chữ "Đ.m
thằng Tùng!" được ghi nguệch ngoạc bằng bút xóa. Màu mực trắng tinh, chứng
tỏ vết chữ vẫn còn mới. Nó không thấy lạ lắm, chuyện bị chửi như thế này là quá
nhẹ nhàng với nó. Nhưng sao cô Cindy lại hằn học mấy dòng chữ này thế? Nó ghi rõ
ràng là "Đ.m thằng Tùng!", chứ có phải "Đ.m con Cindy!" đâu?
- Sao? Anh còn dám chối nữa không? Anh dám chửi con tôi một cách ngang nhiên
như thế này à?
Thôi đúng rồi! Giờ nó mới nhớ ra, cô Cindy có một thằng con tên Tùng cũng đang học
tại cái lớp 6AQ chó đẻ này. Chẳng biết hôm qua đứa nào rảnh rỗi ngồi viết mấy
dòng chữ chửi Tùng, để hôm nay thằng Ngọc có cớ lẻo mép với cô Cindy là có đứa to
gan dám chửi con trai yêu quý của cô. Tất nhiên, chuyện đã đến nước này, chẳng
đứa nào dám đứng ra nhận hay thanh minh rằng dòng chữ ấy viết để chửi thằng Tùng ngố chứ không phải thằng Tùng con cô Cindy. Vẫn như mọi khi, chúng xông vào
đổ hết tội lỗi lên đầu thằng đao đần không biết gì kia. Vốn đã ghét, nay lại
càng thêm ghét, cô Cindy liên tiếp đay nghiến nó như một con mẹ ghẻ đến tháng:
- Không ngờ mới lớp 7 mà đã có gan viết ra những thứ tục tĩu, mất dạy đến thế
này! Chẳng hiểu ở nhà, bố mẹ anh cho anh ăn gì, dạy dỗ anh kiểu gì để giờ thành
cái loại láo toét, hỗn xược như vậy? Đúng là cha nào con nấy, đời cha ăn mặn
đời con khát nước thôi! Cái ngữ như anh, mạt kiếp cũng không khá hơn được! Tôi
là tôi không bỏ qua chuyện này đâu! Trong hôm nay, tôi sẽ thưa lên ban giám
hiệu để đuổi học anh! Nhất định tôi phải gạt anh ra khỏi cái lớp 6AQ này!
Nói rồi, cô phắt đít đi mất, thải lại một đống lộn xộn và bầy nhầy phía sau.
Chẳng nói được câu gì, nó chỉ còn biết chạy về chỗ, khóc nức nở như mọi khi. Sợ
hãi, tủi thân và cô đơn vẫn đeo đẳng lấy nó suốt những năm qua, giữa cái lớp
chó chết này, chỉ có nước mắt là thứ duy nhất giúp nó tạm lánh khỏi bầy chó dữ
trong giây lát mà thôi.
Hết giờ ra chơi, cô Tú lại đon đả bước vào theo tiếng gọi của mùi tiền, mặt
hớn hở hơn cả hôm qua. Sau khi ních chặt đủ mười ngón tay già nửa số tiền đóng
du lịch, cô mới cất giọng niềm nở:
- Hôm nay, bạn Tân mang máy ảnh đến chụp cho lớp mình vài kiểu lưu niệm trước khi
đi du lịch, các em mau tập trung ngoài sân trường để chụp ảnh! Còn Tùng, ở lại
trông lớp giúp các bạn nhé! Mất cái gì là phải đền đấy! - Cô nói lạnh tanh mà
mồm vẫn tươi cười như không có gì.
Chỉ đợi cô mở then, cả lũ ùa ra sân trường như đàn chó xổng chuồng, ồn ào và hỗn loạn đến rợn cả người, bỏ lại nó một mình cuối góc lớp. Có lẽ đây là giây phút bình lặng hiếm hoi của Long ở nơi đây, không còn tiếng nhiếc móc, chửi rủa, trêu chọc, chỉ còn mình nó đánh bạn với đám bút sách la liệt như bãi xác người tập thể. Chỉ duy một điều khiến nó băn khoăn nãy giờ, không hiểu sao cô giáo và cả lớp lại có thể đồng lòng, nhất trí, phối hợp một cách bài bản với nhau trong việc kì thị nó mà không cần qua một lớp huấn luyện nào.
Đúng là
"người ta" luôn luôn có sợi dây vô hình bó buộc nhau để đánh bật thứ
khác loài như nó. Bằng một cách rất nhẹ nhàng và thờ ơ, nó nghiễm nhiên bị gạt
ra khỏi tất cả mọi hoạt động của tập thể, dù muốn hay không. Ở cái lớp này, khi
có sự vụ, vấn đề gì thì nó là trung tâm, còn hễ có cuộc vui nào thì nó thành kẻ
vô hình, chẳng ai biết đến sự tồn tại của nó. Đây là biện pháp đơn giản nhất để
xã hội, để nhân quần, để "người ta" trừng phạt tội khác thường của nó
một cách hiệu quả nhất. Cũng đáng lắm, ai bảo mày sinh ra là đứa dị tật, ai bảo
mày sinh ra đã không giống "người ta". Càng nghĩ nó càng hoang mang
và sợ hãi, cảm giác như cuộc đời này là trận lưu đày khổ ải tởm lợm nhất mà nó
bị vướng vào. Nghĩ vậy, nó thu dọn sách vở, lén bỏ về thật nhanh trong cơn
hoảng loạn.
Về tới nhà, không có ai, Tùng chạy vọt lên ban công, tay ôm chặt cuốn truyện tranh Doraemon - Ngôi sao Cảm. Đây là tập truyện nó yêu thích và ám ảnh nhất, đọc đi đọc lại cả trăm lần không chán. Nó đam mê thế giới trong truyện đến phát điên phát dại, thèm khát được sống trong thế giới ấy, được cùng chú mèo máy Doraemon và nhóm bạn Nobita dạo chơi, phiêu lưu đến những miền đất kì thú, nơi nó được coi như một con người, được thừa nhận sự tồn tại, được đối xử như bao người khác. Chưa bao giờ nó tin thế giới này có thực, tất cả với nó chỉ là ảo ảnh, trong cơn ác mộng vô thường mà nó lỡ sảy chân lạc vào thôi.
Cuộc sống thực của nó ở trong những cuốn truyện kia. Chính Doraemon và đám bạn trong truyện mới là bạn bè có thật của nó, là chỗ để nó tìm đến sẻ chia mọi tâm tư, niềm vui, nỗi buồn. Hàng ngày, nó vẫn sống ở thế giới thực với những người bạn thân, để đến tâm tối, khi chìm vào giấc ngủ mê mệt, lại bị vùi vào những cơn ác mộng đày đọa ở cái thế giới ảo chó chết này. Chịu đựng như thế là quá đủ rồi, ngày hôm nay, nó quyết định sẽ đập tan cơn ác mộng này, để được sống mãi với hiện thực của bản thân nó.
Nhìn lên khoảng trời bé tí tẹo, bị che khuât bốn phía bởi
những mái nhà ngột ngạt, nó cầu nguyện một vài điều, quán tưởng hình ảnh
Doraemon đang đến đón mình trên cỗ máy thời gian thân thương rồi nốc cạn ba
mươi viên thuốc ngủ vừa mới mua được ở hàng thuốc.
***
Tôi đã nhầm, không ai có thể thoát khỏi lưới mộng một cách dễ dàng như thế.
Cuộc đời này đói khát lắm, lúc nào nó cũng muốn ngấu nghiến con người đến tận
lúc không còn một thớ thịt nào mới chịu buông tha. Ba mươi viên thuốc ngày ấy
không đủ giúp tôi tỉnh giấc. Sau một cơn mê sảng không còn biết trời đất là gì,
tôi nôn thốc nôn tháo đống thuốc đó, không thể kìm lại được. Cảm giác đáng sợ
khi đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết làm tôi kinh người, không muốn
tự tử theo cách đó lần nữa. Vậy là, tôi đành phải ngậm đắng nuốt cay mà chìm
tiếp vào cơn mê này.
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, may mắn sao, đến đầu năm lớp 8 tôi được chuyển sang trường khác, được giải thoát khỏi ổ chó địa ngục đó. Ngày cuối cùng ở lớp 6AQ, cô Tú vẫn còn hỏi đổng: "Sao mãi mà anh Tùng chưa chịu biến khỏi đây nhỉ?", sau khi thấy tôi bị bọn thằng Tân, thằng Hoàng bắt nạt đến phát khóc như mọi khi. Trường Naruto tôi học ngày ấy nằm cách vùng quê Làng Lá một con sông, với non nửa học sinh đến từ ngoại thành, thoát li khỏi khu trung tâm thành phố chó đẻ, nơi tập trung vô vàn hạng người đểu cáng, ti tiện, những cục cứt thối mà con quái vật khốn nạn ấy đẻ ra.
Có lẽ vì thế mà giáo viên
và học sinh ở ngôi trường này không ăn bẩn, sống bẩn như trường Namek. Ít ra
ở nơi đây, tôi cũng có thể tìm thấy một vài người bạn, một vài thầy cô đáng
kính cho riêng mình, dù vẫn còn đâu đó chút kì thị, xa lánh vì sự khác biệt quá
mức của tôi.
Những cay đắng phải hứng chịu trong suốt hai năm đằng đẵng ở trường Namek, đến chết tôi cũng không thể nào quên. Suốt những năm về sau, tôi vẫn nung nấu ý định trả thù ngôi trường đốn mạt đó bằng mọi giá. Nhưng rồi, mối thù ấy cũng tan nhanh khi tôi hay tin chồng cô Cindy bị bắn chết, nghe đâu do xã hội đen thanh toán lẫn nhau. Đến lúc đó, tôi mới nhận ra bà trời cũng có mắt, đời có nhân có quả, gieo nhân nào gặt quả nấy.
Chưa bao giờ tôi thấy mình xấu xa đến thế, vui
sướng, hả dạ trước mất mát của kẻ khác. Mấy hôm sau, tôi còn tranh thủ đạp xe
qua nhà cô Cindy lúc tan học, cốt để nhìn tận mắt sự thảm hại của cô. Nếu không
kìm chế, có lẽ tôi đã dừng xe và phỉ nhổ bãi nước bọt vào căn nhà nhơ nhớp ấy.
Nhưng, tôi cũng chỉ cho quỷ dữ xâm nhập hồn mình những phút ngắn ngủi đó, còn
lại, để hận thù đi vào lãng quên, để mọi thứ trôi theo gió. Tôi vẫn nhớ lời của ai đó:
Sống trong đời cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi
...
Con đường tôi đi để được làm người bình thường không biết khi nào tới đích.
Nhưng, sẽ không bao giờ tôi tìm đến cái chết nữa. Tôi sẽ biến nỗi bất hạnh này
thành may mắn chỉ mình tôi có, biến cái khác biệt thành cái đặc biệt, dùng nó
để tìm lấy thành công cho mình. Khác họ, nghĩa là không nhạt nhòa như họ. Bây
giờ, họ cười tôi vì tôi khác họ, nhưng sẽ có lúc tôi chổng mông vào bản mặt của
họ vì họ khác tôi. Sẽ có ngày tôi viết được lên đời những dòng chữ của riêng
tôi!
(Câu chuyện này được gửi về từ một vũ trụ khác, hành tinh khác và thời gian khác, không liên quan tới thực tại này, miễn suy diễn)
_Long Phạm_
Hải Phòng ngày 6 tháng 8 năm 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét