Thanh quản là bộ máy phát âm quan trọng nhất của con người. Nếu không có
nó, chúng ta sẽ không thể nói hay hát được.
Người ta thường nói phải lấy hơi từ cơ hoành, phải cộng hưởng xoang mặt,
cộng hưởng đỉnh trán… nhưng suy cho cùng thì âm thanh vẫn được phát ra trực tiếp
từ thanh quản.
Không giống bất cứ loại nhạc cụ cơ học nào, thanh quản là một thực thể sống,
cần được nuôi dưỡng và chăm sóc. Nói theo tiến sĩ Glenn Winters là: “Dây thanh đới giúp tạo ra âm thanh là một bộ phận rất nhạy cảm,
mỏng manh và dễ bị tổn thương. Các ca sĩ opera trưởng thành thường phải đối mặt
với những rủi ro chấn thương nếu sử dụng bộ phận nay quá mức”.
Vì vậy, người ca sĩ khi hát cần phải
tránh tuyệt đối việc làm tổn thương thanh quản của mình, nếu không sẽ bị mất giọng.
Có rất nhiều vị trí thanh quản khác
nhau khi ca hát. Tuy nhiên, có thể tóm gọn lại 3 vị trí như sau:
- Cao thanh quản.
- Hạ thanh quản.
- Cân bằng thanh quản.
Sau đây, xin được lấy dẫn chứng về 3
vị trí thanh quản này.
1.Cao thanh
quản (High larynx)
Cao thanh quản là một trong những lỗi
cơ bản ca sĩ thường gặp phải khi ca hát, đặc biệt là hát note cao.
Khi hát note cao, nếu bạn không có kĩ
năng vững chắc, bạn sẽ dễ dàng mất đà và bị đẩy thanh quản lên cao. Hầu hết tất
cả những người mới tập hát đều dính phải lỗi này.
Một số hậu quả của nó như sau:
- Dây thanh đới bị kéo căng quá mức,
dẫn tới chà xát. Về lâu về dài sẽ bị tổn thương và mất giọng.
- Âm thanh tạo ra không đẹp, nghe
chát, chói hoặc mỏng, bí, tắc, không thoát, không thoải mái.
- Hát rất căng thẳng (strain), khiến
bạn không thể làm chủ được giọng hát, kiểm soát được note nhạc.
Christina Aguilera luôn là ví dụ điển
hình nhất cho việc nâng cao thanh quản. Ở 3:36 clip sau, Christina belt một
note F5 khó khăn, căng thẳng, thiếu vang, xấu do bị cao thanh quản.
https://www.youtube.com/watch?v=7YG_sksCZBY
Dù là một diva lớn, nhưng Whitney
Houston cũng không ít lần hát cao thanh quản. Đây cũng là một trong những lí do
khiến cô bị mất giọng sớm.
Ở 5:39 clip sau, Whitney Houston hát
cao thanh quản trên note C#5 khiến cô kiểm soát rất khó khăn, cảm giác cổ họng
bị cào xước và bị vỡ note ngay sau đó.
https://www.youtube.com/watch?v=1OcYirlTw08
Charice cũng là một trong những ca sĩ
thường xuyên hát cao thanh quản, nên mất giọng sớm. Note G5 của cô trong clip
sau bị cao thanh quản dẫn đến thiếu vang, xấu.
https://www.youtube.com/watch?v=CfiKGpVjKFo
2. Hạ thanh
quản (Low larynx)
Hạ thanh quản giống như một trò tiểu
xảo trong ca hát, giúp những giọng ca nghiệp dư có thể xuống giọng thấp hơn
quãng giọng vốn có của họ và làm giọng dày hơn, lực hơn ở quãng trung.
Về tác hại, hạ thanh quản không quá hại
giọng như cao thanh quản, nhưng nó tạo ra âm thanh xấu, gượng ép, gồng gánh,
thiếu tự nhiên, khiến người nghe không cảm thấy thoải mái và phát mệt.
Thí sinh Minh Như của X Factor 2016
là trường hợp điển hình cho việc lợi dụng hạ thanh quản để hát quãng thấp, nghe
rất mệt mỏi.
https://www.youtube.com/watch?v=F69IpvK4jXQ
Charice cũng thường xuyên hạ thanh quản
để gồng gánh hát các bài diva, tạo hiệu ứng giả khiến người nghe tưởng rằng đây
là giọng nội lực, kĩ thuật, nhưng nghe nhiều sẽ rất chán nản.
https://www.youtube.com/watch?v=8igV0sAz3E0
3. Cân bằng
thanh quản (Balance)
Đây là vị trí thanh quản tuyệt vời
giúp bạn có thể hát hay nhất, tạo ra những âm thanh đẹp nhất, cộng hưởng nhất
mà vẫn bảo vệ cổ họng lâu dài.
Trái với note C#5 cao thanh quản bên
trên, khi hát cân bằng thanh quản, Whitney có thể tạo ra những luồng âm thanh
vang rền, đẹp miên man, sáng rực rỡ, bao trùm toàn không gian, cũng ở C#5.
https://www.youtube.com/watch?v=H5rf-FNuzEk&feature=youtu.be
Cũng trên G5, Monica nhờ cân bằng
thanh quản mà tạo ra âm thanh đẹp lộng lẫy, lồng lộng hơn Charice rất nhiều.
https://www.youtube.com/watch?v=CfiKGpVjKFo
Nhờ cân bằng thanh quản, SoHyang có thể hát nguyên một bài hát toàn
quãng 5, trong đó có rất nhiều note treo G5, Bb5 cao vút liên tục mà không hề ảnh
hưởng tới giọng hát.
https://www.youtube.com/watch?v=zFyndK9VOCk
Dù là một nữ cao, nhưng kĩ thuật vững chắc giúp Hà Trần xuống những note
trầm quãng 3, quãng 2 đầy thoải mái, tự nhiên mà không cần hạ thanh quản như
Charice, Minh Như. Ngay cả nữ trung trầm Uyên Linh đứng bên cạnh hát trầm vẫn bị
mờ hơn cô. Chỉ khi cân bằng thanh quản, bạn mới tạo ra quãng trầm đẹp và thoải
mái đến vậy.
https://www.youtube.com/watch?v=MBahszhCRVs
Đỉnh cao của cân bằng thanh quản là hát trụ âm (trụ thanh quản). Người
làm được điều này có thể hát cân bằng vị trí ở mọi quãng âm từ thấp đến trung,
cao và mọi đoạn hát từ khó tới dễ, từ nhẹ tới mạnh.
Khi trụ thanh quản tốt, bạn có thể thoải mái bật lên quãng cao với âm lượng
lớn mà không lo mất giọng. Ca hát với bạn lúc này dễ như ăn kẹo, không có gì cản
trở.
Nhưng có rất ít ca sĩ làm được điều này, Patti Labelle là một trong số
đó. Đó là lí do vì sao bà có thể giữ giọng tới ngoài 70 tuổi dù hát kịch tính
suốt sự nghiệp.
https://www.youtube.com/watch?v=iWUwp_byum0
Cần làm gì để hát đúng vị trí thanh quản?
Một người thở đúng sẽ hát đúng. Điều đầu tiên cần làm là phải tập thở và
luyện thở. Thở kém sẽ khiến bạn dễ bị tụt hơi và đẩy thanh quản lên cao. Phải
luôn luôn có một cột hơi vững chắc.
Vị trí âm thanh chính xác cũng giúp đẩy thanh quản về đúng vị trí của
nó. Hãy tới các lớp học nhạc để thầy cô giúp bạn tìm ra vị trí âm thanh phù hợp
với cơ địa của bạn.
Cố quá thành quá cố. Đừng bao giờ cố hát note cao khi bạn chưa đủ kĩ thuật
hoặc nằm ngoài quãng giọng của bạn. Chỉ nên hát trong quãng thuận lợi, làm đẹp
quãng đó và mở rộng dần dần trong thời gian lâu dài. Diva Leontyne Price đã mất
cả chục năm chỉ để hát cao thêm có một note, từ D6 lên E6.
Giọng pha (mixed voice) là kĩ thuật chìa khóa giúp bạn hát cao mà vẫn
đúng vị trí thanh quản. Hãy luyện kĩ thuật này nếu muốn hát cao.
Nếu đang hát mà cảm thấy cổ họng bị nghẹn, tắc hoặc đau rát, lúc đó
thanh quản đang bị cao hoặc thấp quá, hãy dừng ngay và luyện thanh lại.
Chúc bạn thành công trong ca hát!
Long Phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét